Xét xử KÍN nhưng vẫn tuyên án CÔNG KHAI

Chủ đề   RSS   
  • #496626 11/07/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Xét xử KÍN nhưng vẫn tuyên án CÔNG KHAI

    Theo nguyên tắc chung về phương thức xét xử trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 thì: Tòa án phải tiến hành xét xử CÔNG KHAI.

    Có thể nói, việc xét xử công khai thể hiện tính dân chủ nhằm đảm bảo cơ chế kiểm tra và giám sát của dân đối với hoạt động xét xử. Bên cạnh đó,xét xử công khai còn giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm và chất lượng làm việc của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trước quần chúngnhân dân trong việc họ phải là những người đảm bảo việc xét xử công bằng, công tâm và khách quan. Mặt khác, việc Toà án tiến hành xét xử công khai cũng góp phần giáo dục ý thức pháp luật, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, bởi thông qua hoạt động xét xử công khai mọi người có thể nhận thức được rằng bất cứ sự việc vi phạm pháp luật thì cũng sẽ bị xử lý và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật.

    Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

    Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.

    Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì Tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử KÍN, cụ thể là trong 04 trường hợp sau đây:

    TH1: Giữ bí mật nhà nước;

    TH2Giữ thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

    TH3Bảo vệ người dưới 18 tuổi phạm tội;

    TH4Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Mặt khác, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015: “Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự”. Như vậy, chiếu theo quy định tại Điều 25 BLTTHS 2015 thì chỉ có 03 chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án xét xử kín để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của họ, đó là:

    (1) Nguyên đơn dân sự,

    (2) Bị đơn dân sự,

    (3) Người có quyền lợi liên quan.

    Theo đó, với các quy định hiện hành thì có thể thấy rằng đối tượng có quyền đề nghị xét xử kín vẫn chưa thực sự bảo vệ hết được quyền lợi của các chủ thể khác trong vụ án hình sự. Ví dụ như trong vụ án hiếp dâm chẳng hạn, vì sợ bị mọi người dòm ngó, bàn tán rồi ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của mình nên bị hại muốn được xét xử kín. Tuy nhiên chiếu theo quy định hiện hành thì pháp luật lại không cho phép bị hại có quyền yêu cầu xét xử kín. Có thể khẳng định đây được xem là một bất cập tại BLTTHS 2015.

    Thành phần tham gia phiên tòa xét xử kín: Vụ án được xử kín thì chỉ có Hội đồng xét xử (gồm thẩm phán, hội thẩm nhân dân), kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giam định, người phiên dịch được tham gia phiên tòa. Các chủ thể khác như người thân của bị cáo, bị hại... không được tham gia phiên tòa.

    Như vậy, về đại thể là thành phần tham gia phiên tòa xét xử kín chỉ gồm: (1) Người tiến hành tố tụng và  (2) Chủ thể tham gia tố tụng.

    Điểm tiếp theo mà chúng ta cần chú ý trong quy định về thủ tục xét xử kín đó là mặc dù quá trình xét xử kín nhưng việc tuyên án phải thực hiện CÔNG KHAI. Theo đó, tuyên án công khai được hiểu là việc tuyên án đó không được thực hiện kín mà được tuyên cho mọi người khác (các chủ thể không được tham gia phiên xét xử kín) cùng nghe. Có thể hiểu, quy định về việc tuyên án công khai này nhằm đảm bảo phán quyết của Tòa án phải được công khai để từ đó giúp nhân dân giám sát và kiểm tra tính khách quan, minh bạch của phán quyết. Một điều quan trọng nữa của việc tuyên án công khai cũng nhằm giáo dục ý thức pháp luật, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân bởi, thông qua hoạt động xét xử công khai mọi người nhận thức được rằng bất cứ sự việc vi phạm pháp luật nào đều bị xử lí theo pháp luật, thể hiện tính răn đe và mục đích phòng ngừa chung đến xã hội.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 12/07/2018 09:30:02 SA
     
    15620 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #496629   11/07/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Tiêu đề cần sửa lại thành

    Xét xử KÍN nhưng vẫn TUYÊN ÁN CÔNG KHAI?

     
    Báo quản trị |  
  • #496631   11/07/2018

    Tuyên án công khai ở đây có nghĩa là thực hiện đúng theo thủ tục tố tụng mà pháp luật  quy định. Theo em như vậy vãn đảm bảo tính kính, mật về thông tin vì chỉ những người có liên quan mới có mặt trong phiên tòa nên thông tin hay phán quyết của tòa cũng chỉ những người đó biết ít thiết lộ ra bên ngoài hơn khi được xét xử công khai.

     
    Báo quản trị |  
  • #502185   14/09/2018

    Theo mình tuyên án công khai ở đây có nghĩa là tuyên bố tại phiên tòa chỉ có những người tham gia phiên tòa mới biết được nội dung của bản án. Việc tuyên án này vẫn đảm bảo được sự bảo mật về thông tin vì như đã đề cập chỉ những người tham gia phiên tòa mới biết được bản án được tuyên như thế nào.
     
    Báo quản trị |  
  • #502217   14/09/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình nghĩ Luật quy định xét xử kín nhưng tuyên án công khai cũng là điều hoàn toàn phù hợp bởi mục đích khi xét xử kín là nhằm giữ bí mật nhà nước, giữ thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi phạm tội và g iữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự nên việc xét xử không cho nhiều người biết còn việc tuyên án thì mọi người cũng chỉ biết về mức án chứ không biết về các tình tiết, diễn biến liên quan trong vụ án nên sẽ không ảnh hưởng tới những mục đích của việc xét xử kín.

    Bên cạnh đó, cũng như bài viết đã nêu thì việc xét xử công khai còn giúp nhân dân có thể dễ dàng giám sát và kiểm tra tính khách quan, minh bạch của phán quyết đồng thời giáo dục ý thức pháp luật, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân.

    Ngoài ra, mình cũng nghĩ đối với việc xét xử kín thì các cá nhân tham gia phiên tòa xét xử cũng phải có trách nhiệm giữ kín những tình tiết có trong vụ việc để đảm bảo mục đích của việc xét xử kín được thực hiện. Kèm theo đó, việc xét xử kín do chỉ có những người tham gia phiên tòa mới được tham dự nên mình cũng nghĩ cần phải có cơ quan giám sát để đảm bảo khi xét xử kín thì vụ án được xét xử cũng minh bạch, đúng quy định như khi xét xử công khai.

     
    Báo quản trị |  
  • #508527   27/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Việc xét xử kín và tuyên án công khai trong những trường hợp nêu trên là rất cần thiết và hợp lý bởi phán quyết cuối cùng nên được đưa ra một cách cụ thể, minh bạch và rõ ràng. Tuyên án công khai sẽ đảm bảo được các yếu tố trên và hạn chế việc xâm phạm tới quyền cá nhân. 

     
    Báo quản trị |  
  • #588188   26/07/2022

    Xét xử KÍN nhưng vẫn tuyên án CÔNG KHAI

    Cảm ơn bài viết của bạn.Theo mình,tòa chỉ công khai với những người đã tham gia phiên tòa chứ không phải cho cả những người không liên quan đến vụ án, nếu tòa công khai tuyên án cho cả những người không liên quan đến vụ án nghe thì vụ án sẽ không còn là xử kín nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #588210   26/07/2022

    Xét xử KÍN nhưng vẫn tuyên án CÔNG KHAI

    Cảm ơn những thông tin bài viết của bạn. Theo quy định, tại các phiên tòa xét xử kín nhưng phần tuyên án phải công khai. Tuy nhiên, để tránh trình bày toàn bộ tình tiết của vụ án, làm ảnh hưởng tới bí mật nhà nước, bí mật đời tư, ảnh hưởng tới việc bảo vệ cho người dưới 18 tuổi..., khi tuyên án công khai, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Điều này được nêu rõ tại Điều 327 - Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định: "Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án".Như vậy, phần tuyên án công khai này sẽ chỉ nêu họ tên các bị cáo, tội danh bị kết án và mức hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/07/2022)
  • #588221   26/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Xét xử KÍN nhưng vẫn tuyên án CÔNG KHAI

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích từ bạn. Theo quy định tại Điều 327 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tuyên án như sau: "Chủ tọa phiên tòa hoặc môt thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo."

    Như vậy, khi công khai bản án thì chỉ nên công khai phần quyết định, bởi lẽ việc tuyên bố toàn bộ bản án sẽ trình bày hết các tình tiết của vụ án và như vậy thì xét xử kín không giữ được ý nghĩa của nó nữa.

     
    Báo quản trị |