Xem xét tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #547703 31/05/2020

    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Xem xét tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính

    Về vấn đề xem xét giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính, được quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

    “Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ

    Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

    1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

    2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;[...]”

    Như vậy, nếu trong trường hợp doanh nghiệp đã có hành vi ngăn chặn hoặc làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại hành vi vi phạm liên quan đến môi trường của doanh nghiệp thì có thể làm văn bản xin cơ quan có thẩm quyền xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với mức phạt liên quan đến hành vi đã vi phạm.

    Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đã nhận được quyết định xử phạt nên các tình tiết xem xét giảm nhẹ sẽ không được áp dụng. Do các tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính là các tình tiết gắn liền với chủ thể vi phạm, có tác dụng làm giảm mức độ trách nhiệm hành chính của chủ thể đó, do vậy việc áp dụng các tình tiết này phải được xem xét cùng với việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    Mặt khác, tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa phương sẽ có cách xử lý khác nhau nên doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt để được hướng dẫn chi tiết.

     
    6602 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550217   28/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Tình tiết giảm nhẹ vi phạm hành chính

    Khoản 1c Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về 06 nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, trong đó có nguyên tắc: "Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng."
     
    Vậy tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính là gì? Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các tình tiết giảm nhẹ bao gồm:
     
    - Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
     
    - Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
     
    - Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
     
    - Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
     
    - Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
     
    - Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
     
    - Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
     
    - Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
     
    Mà theo Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
     
    Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
     
    => Vì vậy trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt, việc có tình tiết giảm nhẹ (một trong các tình tiết đã được liệt kê ở trên) là điều rất đáng giá. Vì khi có tình tiết giảm nhẹ sẽ giúp giảm nhẹ hơn mức xử phạt. 
     
    Ví dụ: Với lỗi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Khoản 2i Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
     
    - Trong trường hợp thông thường sẽ xử phạt ở mức trung bình chung của khung tiền phạt là 250.000 đồng.
     
    - Nếu có tình tiết giảm nhẹ như tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, ăn năn hối cải … thì người vi phạm có thể bị phạt 200.0000 đồng.
     
    Báo quản trị |  
  • #550254   28/06/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Về nguyên tắc thì: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Các tình tiết giảm nhẹ đã được quy định rất rõ trong Luật, từ đó có cơ sở để giảm nhẹ mức phạt cho người vi phạm.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |