Hiện nay có không ít trường hợp xe ô tô đang lưu thông trên đường bộ thì bị nổ lốp, hỏng đèn... và buộc phải dừng xe để sửa chữa. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người điều khiển phương tiện này bị xử phạt hay không. Bạn có thể xem xét lại sự việc theo hướng như sau:
Nếu người lái xe khi dừng xe đã thực hiện các biện pháp cảnh báo nguy hiểm theo đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ (Điều 18 - Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, Điều 19 - Dừng xe, đỗ xe trên đường phố) (như dừng bên phải theo chiều đi, có tín hiệu báo, đặt biển báo...), tai nạn xảy ra do lỗi của người đi xe máy - không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, xử lý tay lái kém..., nói cách khác người lái xe ô tô không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, nếu người lái xe không thực hiện/ thực hiện không đúng các biện pháp cảnh báo nguy hiểm theo quy định của LGT thì người này rất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - Điều 202 BLHS.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu phương tiện khi người lái xe là người được thuê lái và được trả tiền công căn cứ vào mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2008.
Ngoài ra, việc chở hàng vượt quá trọng tải cho phép có thể bị xử phạt theo Điều 27 (Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kép và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa) Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012).
--
Đôi điều
“Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”
_Albert Einstein_