Xe không chính chủ: Xử phạt là... phạm luật ?

Chủ đề   RSS   
  • #249728 20/03/2013

    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5367 lần


    Xe không chính chủ: Xử phạt là... phạm luật ?

    Xe không chính chủ: Xử phạt là... phạm luật

    Không tìm thấy bất cứ một điều khoản nào của luật do Quốc hội ban hành qui định người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới (ô tô, xe máy, ...) khi xe được mua bán, cho, tặng.

    >> Vẽ chính sách kiểu 'trên mây', do đâu?

    >> Những chính sách trong phòng máy lạnh

    >> Phạt mũ rởm, nhưng tư duy quản lý có…'xịn'?

    Hiến pháp và pháp luật nước ta thừa nhận quyền sở hữu của nhân nhân đối với tài sản của mình, nhưng không có bất cứ một luật nào do Quốc hội ban hành (như Bộ Luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giao thông đường bộ, Bộ Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ... ) bắt buộc người dân phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu đối với một loại tài sản nào đó của mình.

    Không tìm thấy ở đâu

    Đó là chưa kể, có loại tài sản, luật còn qui định rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu khi dân có yêu cầu. Chẳng hạn, Luật Nhà ở (khoản 1 Điều 9) qui định "trường hợp chủ sở hữu nhà ở có yêu cầu thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở cho họ".

    Tuy nhiên, có một số loại tài sản tuy luật do Quốc hội ban hành không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng muốn thực hiện một số hành vi nhất định, hay thực hiện một số giao dịch dân sự nhất định liên quan đến tài sản, luật qui định phải đăng ký quyền sở hữu trước khi thực hiện hành vi đó hay thực hiện giao dịch đó.

    Chẳng hạn: Dân xây nhà hay mua một ngôi nhà không bị luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng muốn đem bán ngôi nhà đã xây, đã mua đó thì phải đăng ký quyền sở hữu trước khi bán. Tàu biển không bị luật buộc phải đang ký quyền sở hữu, nhưng muốn neo đậu, đi lại trên biển, phải đăng ký quyền sở hữu.

    Phương tiện giao thông thủy nội địa không bị luật buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhưng muốn hoạt động, Luật Giao thông đường thủy nội địa qui định phải đăng ký quyền sở hữu.

    Và nếu đã sang tên đổi chủ thì phải thực hiện đăng ký lại chủ sở hữu. Máy bay, cảng hàng không không buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhưng muốn đưa vào khai thác thì Luật Hàng không dân dụng Việt Nam qui định phải đăng ký quyền sở hữu...,

    Cũng vậy, không tìm thấy bất cứ một điều khoản nào của luật do Quốc hội ban hành qui định người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới (ô tô, xe máy, ...) khi xe được mua bán, cho, tặng.

    Luật Giao thông đường bộ, tại điểm a khoản 2 Điều 58, qui định người lái xe khi điều khiển phương tiện "phải mang theo đăng ký xe", không đồng nghĩa là qui định bắt buộc người dân phải thực hiện đăng ký quyền sở hữu khi xe được mua bán, cho, tặng.

    Đành rằng, để có được bản "đăng ký xe", người dân phải mang xe đi đăng ký. Bản "đăng ký xe" chỉ là điều kiện cho xe được tham gia giao thông. Muốn thỏa mãn điều kiện này, dân phải đăng ký quyền sở hữu cho xe. Nhưng việc dân có làm việc này hay không là do dân tự quyết định chứ Luật Giao thông đường bộ nói riêng,  luật do Quốc hội ban hành nói chung không bắt buộc.

    Tiện đây xin lưu ý thêm, khoản 2 Điều 58 nêu trên không bắt buộc người lái xe phải là người có tên trong "đăng ký xe". Điều này có nghĩa là Luật Giao thông đường bộ chỉ bắt buộc xe cơ giới muốn tham gia giao thông chỉ cần có bản "đăng ký xe" đi kèm mà không lệ thuộc vào người đứng tên trong "đăng ký xe". Và do đó, muốn tham gia giao thông, xe chỉ cần một lần đăng ký, hay nói cách khác là chỉ cần đăng ký lần đầu, để xe có được bản "đăng ký xe" đi kèm.

     

    Đã sang tên đổi chủ thì phải thực hiện đăng ký lại chủ sở hữu. Ảnh minh họa

    Và không đúng thẩm quyền

    Và, cũng không tìm thấy bất cứ một qui định nào trong những luật do Quốc hội ban hành (như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Công an nhân dân, Luật Giao thông đường bộ,...) có trao quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ được đặt ra qui định này. Đó là bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản này hay kia của mình nói chung, đối với tài sản là xe cơ giới nói riêng.

    a) Bởi vậy, việc đặt ra qui định bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới như tại Điều 6 Thông tư số36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an qui định về đăng ký xe là không đúng thẩm quyền.

    Bộ Công an chỉ có quyền, có trách nhiệm qui định về thủ tục đăng ký xe cơ giới. Còn dân có đi đăng ký xe hay không là thuộc quyền lựa chọn của dân. Dân muốn có bản "đăng ký xe" thì dân phải đi đăng ký xe.

    b) Chiểu theo qui định tại khoản 2 Điều 1 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật rằng, văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành không đúng thẩm quyền, không phải là văn bản qui phạm pháp luật thì qui định bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới tại Thông tư36/2010/TT-BCA nêu trên không được coi là một qui định của pháp luật. Vì nó không đúng thẩm quyền như đã nêu ở điểm (a) trên đây.

    c) Theo qui định tại Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính sắp có hiệu lực thi hành, rằng hành vi vi phạm hành chính trước hết phải là hành vi vi phạm qui định của pháp luật, thì việc người dân không đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới không phải là hành vi vi phạm hành chính.

    Vì nó không phải là hành vi vi phạm qui định của pháp luật do qui định bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu xe cơ giới của Bộ Công an, không phải là một qui định của pháp luật như đã nêu ở Điểm (b) trên đây.

    Theo khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như theo điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính rằng người dân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có vi phạm hành chính, thì việc cơ quan chức năng xử phạt người dân do họ không thực hiện đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới là sự vi phạm Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, cũng như vi phạm Luật xử lý vi phạm hành chính sắp có hiệu lực thi hành.

    Vì việc không đăng ký quyền sở hữu đối với xe cơ giới không phải là một hành vi vi phạm hành chính như đã nêu ở điểm (c) trên đây.

    Nói một cách khác, việc Điều 33 Nghị định34/2010/NDD-CP (được sửa đổi bởi Nghị định71/2012/NĐ-CP) của Chính phủ đặt ra qui định xử phạt người dân về việc người dân không chuyển quyền sở hữu ô tô, xe máy theo qui định; hay nói nôm na là không thực hiện sang tên, đổi chủ khi mua bán, cho, tặng ô tô, xe máy là vi phạm Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Cũng như vi phạm Luật xử lý vi phạm hành chính sắp có hiệu lực thi hành.

    Về phía người dân, dù luật do Quốc hội ban hành không bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu khi mua xe hay khi được cho, tặng, thừa kế, nhưng người dân hãy nên thực hiện việc này để mình có thể thực hiện được đầy đủ các quyền của mình đối với tài sản.

    Nên qui định này cần phải được đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hay bãi bỏ theo qui định tại những điều khoản có liên quan của Chương XI Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

    Chiểu theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như Luật Xử lý vi phạm hành chính sắp có hiệu lực, Chính phủ chỉ có quyền qui định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không mang theo "đăng ký xe" khi xe tham gia giao thông mà không có quyền qui định xử  phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký quyền sở hữu xe.

    Về phía người dân, dù luật do Quốc hội ban hành không bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu khi mua xe hay khi được cho, tặng, thừa kế, nhưng người dân hãy nên thực hiện việc này để mình có thể thực hiện được đầy đủ các quyền của mình đối với tài sản.

    Chẳng hạn như, nếu xe không chính chủ thì không thể đem xe làm đảm bảo cho các giao dịch dân sự; không thể đem cầm cố, thế chấp để vay tiền ngân hàng. Đặc biệt, để pháp luật bảo hộ quyền sở hữu, nhất là đối với những xe có giá trị lớn.

    Đối với người bán, cho, tặng xe đã đăng ký quyền sở hữu theo tên mình, vì Luật Giao thông đường bộ có những qui định, như khoản 5 Điều 4, khoản 4, 5, 10, 13, 14, 16, 22, 23 Điều 8, khiến người có tên trong "đăng ký xe" có thể rơi vào phiền toái, rơi vào trách nhiệm pháp lý, thậm trí là trách nhiệm hình sự khi có vi phạm qui định của pháp luật về xe, về người lái xe.

    Thì để tránh điều này, người bán, cho, tặng xe hãy buộc người mua xe, người được cho, được tặng xe thực hiện ngay việc đăng ký quyền sở hữu để mình hết trách nhiệm. Vì, khi không chứng minh được việc xe đã được bán, cho, tặng thì người có tên trong "đăng ký xe" vẫn là chủ sở hữu của chiếc xe.

    Hồ Sỹ Thụy

    Nguồn : VietNamNet

     

     
    14514 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Unjustice (21/03/2013) nguyenkhanhchinh (21/03/2013) thangtiensinh (20/03/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #249799   21/03/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Cà phê dân luật sáng nay ngon, vì bài viết này của anh ntdieu!

    Không biết có thành viên nào của Bộ Công an phản bác lại ý kiến này không nhỉ? Chứ mình thấy bài viết này tâm đắc với mình quá!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    ntdieu (21/03/2013)
  • #249839   21/03/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Đăng ký tài sản là "quyền" của công dân để được nhà nước bảo vệ "quyền sở hữu" của mình đối với tài sản khi có tranh chấp. Nó hoàn toàn không mang tính chất "nghĩa vụ". 

    Việc người mua không tự nguyện đi đăng ký thay đổi thì chính họ sẽ phải gánh chịu rủi ro khi có tranh chấp tài sản xảy ra (ví dụ xe bị mất trộm thì không thể lấy tư cách chủ sở hữu để đi báo chính quyền).

    Còn nếu bảo đăng ký để nhà nước có thể quản lý khi có vi phạm giao thông, tai nạn hoặc cướp giật xảy ra (liên quan đến chiếc xe đó) thì chủ cũ của xe sẽ phải gặp phiền phức trong việc giải trình với cơ quan chức năng. => Nhu cầu yêu cầu người mua xe thực hiện thủ tục sang tên để tránh phiền phức sau này.

    Vì vậy về lý thuyết thì chẳng có bên nào không mong muốn thực hiện thủ tục đăng ký chuyển tên sở hữu. Vấn đề là nhà nước đưa ra thủ tục như thế nào, mức phí như thế nào thôi. Qua thực tiễn những năm qua cho thấy chính thủ tục đăng ký rườm rà, thu phí cao không hợp lý chính là nguyên nhân làm cho người dân không thực hiện thủ tục đăng ký chuyển tên sở hữu.

    Vì thế chỉ cần cải tiến thủ tục này là được, không cần phải phạt.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (21/03/2013) SAdmin (22/03/2013)
  • #249961   21/03/2013

    thong_Ls
    thong_Ls

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2011
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    công an hà nội đưa cộng lỗi nếu vi phạm giao thông, nếu vậy em mượn xe của anh đi vi phạm mà anh thì ở tỉnh, thì phải nhờ anh lên lấy xe về, đóng phạt

     
    Báo quản trị |  
  • #249972   21/03/2013

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Pháp luật chúng ta càng ngày càng thấy lỏng lẽo, bất hợp lý và không khả thi. Xe không chính chủ, rồi thông tư 11 đùng đùng có qui định xe máy phải có giấy chứng nhận bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mà "hàng trăm" năm qua, xe máy nào biết tới cái này. Cứ thế này thì làm sao dân không bức xúc. 

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #250104   22/03/2013

    thangtiensinh viết:

    Pháp luật chúng ta càng ngày càng thấy lỏng lẽo, bất hợp lý và không khả thi. Xe không chính chủ, rồi thông tư 11 đùng đùng có qui định xe máy phải có giấy chứng nhận bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mà "hàng trăm" năm qua, xe máy nào biết tới cái này. Cứ thế này thì làm sao dân không bức xúc. 

     hì.. nói chung là quy định mới động chạm tới quyền lợi thì phải bực rồi nhưng mà cũng không thể nói hàng trăm năm ko có mà không quy định, nảy sinh vấn đề thì cần phải điều chỉnh chứ.. riêng tôi thì cũng thấy phiền nhưng mà vì môi trường mình sống nên cũng phải vậy, chứ xe xả khói mù mịt, bô kêu om sòm là ghét rồi.. chưa kể lỡ đang chạy mà gảy đôi thì nguy hiểm quá..Quan trọng là đội ngũ kiểm điịnh thế nào thôi, thủ tục có phiền không, có đúng thực tế không hay xì ra ít rồi xe nào cũng an toàn thì bức xúc thật

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhpro69 vì bài viết hữu ích
    thangtiensinh (22/03/2013)
  • #250130   22/03/2013

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    huynhpro69 viết:

     riêng tôi thì cũng thấy phiền nhưng mà vì môi trường mình sống nên cũng phải vậy, chứ xe xả khói mù mịt, bô kêu om sòm là ghét rồi.. chưa kể lỡ đang chạy mà gảy đôi thì nguy hiểm quá..Quan trọng là đội ngũ kiểm điịnh thế nào thôi, thủ tục có phiền không, có đúng thực tế không hay xì ra ít rồi xe nào cũng an toàn thì bức xúc thật

    Thì ít ra cũng cần có thời gian để chuẩn bị chứ. Chứ đùng một phát làm luôn thì ai dám ra đường. Mua xe mới mà có thấy ngừoi ta đưa cho giấy này đâu. Biết xin giấy này ở đâu bây giờ, thời hạn sử dụng là bao lâu, thủ tục để được cấp giấy như thế nào??????. Haizzzzz.

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #251592   29/03/2013

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Xử phạt xe không chính chủ: Phạm luật hay không phạm luật

    Vietnamnet đang có bài viết tranh luận chuyện phạt xe chính chủ phạm luật hay không phạm luật.

    Cá nhân tôi cho rằng cuộc tranh luận này rất bổ ích

    Xin giwois thiệu mọi người cùng nghe, xem và cho ý kiến:

    Xe không chính chủ: Xử phạt là... phạm luật

    Điều đáng nói không phải ở chỗ một văn bản qui phạm pháp luật có sự sai sót hay không mà ở thái độ tiếp thu góp ý, phê bình và cách khắc phục.

    Theo quy định nào?

    Trước hết, tác giả bài viết "Xe không chính chủ: xử phat là ...phạm luật" (sau đây xin gọi là Tác giả) xin cám ơn độc giả Nguyễn Thành Lập đã đọc và có ý kiến phản biện bằng bài viết "Phạt xe không chính chủ: có thật phạm luật?" để làm cho vấn đề thêm sáng tỏ và với mục đích chung của chúng ta là cùng nhau góp một phần nhỏ bé vào việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện chế độ nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở nước ta.

    Trong bài phản biện của mình, độc giả Nguyễn Thành Lập cho rằng khoản 3 Điều 53 Luật giao thông đường bộ là sự qui định bắt buộc người dân phải đăng ký xe cơ giới khi xe được mua bán, cho, tặng. Và từ cách hiểu này, độc giả Nguyễn Thành Lập cho rằng Tác giả "vớ chân voi đã tưởng cột đình" nên đã chụp mũ phạm luật cho Nghị định34/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định71/2012/NĐ-CP).

    Vậy, vấn đề ở đây là khoản 3 Điều 53 Luật giao thông đường bộ qui định cái gì?

    Khoản 3 Điều 53 này viết: "Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp".

    Nếu chỉ nhìn vào cái khoản 3 Điều 53 của Luật giao thông đường bộ mà quên mất cái tiêu đề của Điều 53 đó thì sẽ dễ giống như độc giả Nguyễn Thành Lập cho rằng khoản 3 Điều 53 này là qui định bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu khi xe cơ giới được mua bán, cho, tặng, thừa kế.

    Tiêu đề của Điều 53 đó là "Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới". Với tiêu đề này thì thật rõ ràng rằng qui định tại khoản 3 Điều này rằng "Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp" là điều kiện, hay nói cách khác là một trong những điều kiện, để xe cơ giới được tham gia giao thông.

    Nhưng Điều 53 này nói chung, và khoản 3 của Điều 53 này nói riêng, rõ ràng là không thể hiện cái điều là khi xe cơ giới được mua bán, cho, tặng thì xe phải được đăng ký quyền sở hữu (cả trước và sau khi mua bán, cho, tặng), hay nói khác là, với nội dung qui định này thì người dân đăng ký quyền sở hữu xe hay không là tùy ở người dân, trừ khi dân muốn cho xe tham gia giao thông thì xe phải được đăng ký quyền sở hữu.

    Hơn nữa, điều khoản này cũng chỉ qui định là "Xe cơ giới phải đăng ký" chứ không qui định rằng xe cơ giới phải được đăng ký lại nếu thay đổi chủ sở hữu (tức khác so với Luật giao thông đường thủy nội địa mà Tác giả đã nêu trong bài viết của mình), tức là xe chỉ cần có đăng ký là được, là đủ điều kiện về đăng ký để xe tham gia giao thông.

    Nội dung qui định tại khoản 3 Điều 53 này được thể hiện lại một lần nữa bằng việc được bao hàm trong nội dung qui định tại khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ, ở chỗ muốn có bản "đăng ký xe" để tài xế mang theo bên mình thì trước tiên xe phải được đăng ký.

    Nhưng thật rõ ràng là cả hai điều khoản ấy đều không thể hiện qui định xe phải được đăng ký quyền sở hữu khi xe được mua bán, cho, tặng, cũng như khi xe đã có đăng ký rồi lại được mua bán, cho, tặng, thừa kế.

    Nếu người dân cho (hay đưa) xe không có đăng ký quyền sở hữu, tức không có bản "đăng ký xe", tham gia giao thông là người dân vi phạm Luật giao thông đường bộ. Nhưng hành vi không đăng ký xe khi xe được mua bán, cho, tặng không đồng nghĩa là hành vi cho xe không (hay không có) đăng ký tham gia giao thông. Chẳng hạn, người dân mua xe để bán lại, để trưng bày, để cho, tặng... mà không để tham gia giao thông hoặc mua xe để tham gia giao thông nhưng chưa cho xe tham gia giao thông thì rõ ràng rằng khoản 3 Điều 53 này không bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu, (cũng như không phải có biển số xe). Khi nào cho xe tham gia giao thông thì khi đó xe mới phải đăng ký. Nên thực ra điều qui định này chỉ là cho xe mới được sản xuất ra hay mới được nhập khẩu.

    Do đó, lẽ ra Nghị định 34 (được sửa đổi bởi Nghị định 71) qui định xử phạt đối với hành vi cho xe (hay đưa xe) không đăng ký quyền sở hữu, hay không có bản "đăng ký xe" (xin lưu ý, không có bản 'đăng ký xe" là khác với có nhưng bị thất lạc, trong trường hợp này, hồ sơ lưu trữ của Công an sẽ cho biết xe có đăng ký hay không) tham gia giao thông, nhưng Nghị định của chính phủ lại qui định xử phạt hành vi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo qui định".

    Vậy, câu hỏi là không chuyển quyền sở hữu "theo qui định" mà Nghị định của Chính phủ nói đó là theo "qui định" nào?

    Tác giả không tìm thấy qui định nào trong luật do quốc hội ban hành, kể cả trong khoản 3 Điều 53 Luật giao thông đường bộ như đã phân tích ở trên bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu khi xe được mua bán, cho, tặng.

    Vậy, chỉ còn là qui định tại Điều 6 Thông tư số36/2010/TT-BCA của Bộ Công an. Mà, qui định này là không đúng thẩm quyền nên không được Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật coi là một qui định của pháp luật như Tác giả đã phân tích trong bài viết của mình.

    Ảnh minh họa

    Phạt ai, người mua hay người bán?

    Tiện đây, xin đề cập thêm về một số nét về câu chữ, cách diễn đạt trong Thông tư 36 của Bộ Công an và Nghị định 34 cũng như Nghị định 71 của Chính phủ.

    Khoản 3 Điều 6 Thông tư36/2010/TT-BCA qui định: "Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe" (xin nhấn mạnh từ "hoặc" trong qui định này).

    Điều này có nghĩa là chỉ một trong hai người, hoặc người mua, hoặc người bán, có nghĩa vụ phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu cho xe, còn người kia thì không. Nhưng người nào trong hai người đó, điều khoản này lại không qui định. Do đó, nếu như có sự "không chuyển quyền sở hữu theo qui định", thì cơ quan chức năng sẽ  căn cứ vào qui định nào của pháp luật để phạt người mua mà không phải là phạt người bán, hay ngược lại, phạt người bán mà không phải là phạt người mua?

    Đó là chưa kể, điều khoản này trong khi ngoài đề cập trường hợp mua bán còn để cập cả  các trường hợp cho, tặng, thừa kế. Nhưng, qui định người có nghĩa vụ đăng ký thì mới chỉ qui định cho trường hợp mua bán, còn trường hợp cho, tặng, thừa kế thì không qui định ai là người có nghĩa vụ phải thực hiện đăng ký, vì người mua, người bán không đồng nghĩa là người cho, người tặng, người cho thừa kế. Vậy, sẽ phạt ai đây khi có sự "không chuyển quyền sở hữu theo qui định" trong trường hợp cho, tặng, thừa kế?

    Nghị định của chính phủ qui định xử phạt đối với "chủ phương tiện" "không chuyển quyền sở hữu theo qui định". Vậy, "chủ phương tiện" nói ở đây là ai, là người mua, người được cho, được tặng hay là người bán, người cho, tặng?

    Vì, điều khoản này là nói về việc đăng ký xe khi xe được mua, bán, cho, tặng, nên trong cùng một hành vi mua bán, cho, tặng thì người bán, người cho, tặng là "chủ phương tiện" nếu xét về phương diện trước khi hành vi mua bán, cho, tặng được thực hiện xong, còn người mua, người được cho, được tặng là "chủ phương tiện" nếu xét về phương diện sau khi hành vi mua bán, cho, tặng được thực hiện xong.

    Hỏi cách khác, phạt người bán, người cho, tặng hay phạt người mua, người được cho, được tặng nếu như có sự "không chuyển quyền sở hữu theo qui định"?  Thật rõ ràng rằng Nghị định của Chính phủ không cho câu trả lời.

    Và nếu cứ hiểu "chủ phương tiện" nói ở đây như độc giả Nguyễn
    Thành Lập đã hiểu là chủ hiện tại, tức người mua, người được cho, tặng thì xét về phương diện này, việc Nghị định qui định xử phạt đối với người này cũng là trái với Pháp lệnh và Luật về xử phạt vi phạm hành chính về chủ thể chịu phạt.

    Vì "qui định" để làm căn cứ cho việc đánh giá hành vi của dân là có vi phạm "qui định" hay không là khoản 3 Điều 6 Thông tư 36 của Bộ Công an như đã phân tích ở trên. Nhưng điều khoản này lại không qui định rõ ai, tức người mua hay người bán, người được cho tặng hay người cho, tặng có nghĩa vụ phải thực hiện việc đăng ký như đã trình bày ở trên, hay nói cách khác là không thể hiện được người nào là người được coi là có hành vi vi phạm qui định của pháp luật khi có sự "không chuyển quyền sở hữu theo qui định".

    Ngoài ra, cụm từ "chủ phương tiện" trong điều khoản này của Nghị định  của Chính phủ là để chỉ "chủ phương tiện" trong tất cả các trường hợp chuyển quyền sở hữu: mua bán, cho, tặng, thừa kế. Trong khi đó, "qui định" để làm căn cứ cho việc xác định chủ thể có hành vi vi phạm "qui định" hay không, tức để xác định chủ thể chịu  phạt- là khoản 3 Điều 6 Thông tư 36 của Bộ Công an- thì chỉ đề cập "chủ phương tiện" trong trường hợp mua bán, tức chỉ đề cập người mua và người bán như đã trình bày ở trên. Nghĩa là Nghị định của Chính phủ vênh với Thông tư của Bộ Công an về chủ thể chịu phạt. thành thử, Nghi định của Chính phủ là sai về chủ thể chịu phạt

    Tác giả xin được đề cập rộng thêm một chút về vấn đề đăng ký quyền sở hữu đối với động sản, trong đó, xe cơ giới là một loại động sản.

    Tại Điều 167 Bộ luật dân sự có qui định: "Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác". Tác giả đã nêu một số "trường hợp pháp luật có qui định khác" trong bài viết của mình.

    Tác giả một lần nữa xin nhấn mạnh rằng, theo qui định của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật mà Tác giả đã đề cập, thì một trường hợp chỉ được Luật này coi là "trường hợp pháp luật có qui định khác" khi mà qui định đó được ban hành đúng thầm quyền.

    Ai có thẩm quyền

    Về 'thẩm quyền' của một cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay, theo Hiến pháp hiện hành, cũng như theo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hiện hành đang được Quốc hội lấy ý kiến góp ý của nhân dân, thì chỉ có Quốc hội mới có quyền tự cho mình quyền hành còn các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước ta, trong đó có Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang Bộ, không có quyền tự cho mình quyền hành, mà phải do Quốc hội qui định, ngoài những quyền do Hiến pháp qui định. (Một khi Hiến pháp do Quốc hội thông qua thì có nghĩa là mọi quyền và mọi nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội, trong đó có các cơ quan Nhà nước, bao gồm cả Quốc hội, là do Quốc hội quyết định).

    Vậy, việc Bộ giao thông vận tải đề xuất bỏ qui định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu theo qui định đối với xe cơ giới mà một số báo đã đăng không chỉ là một sự phù hợp với thực tiễn, với mong muốn của nhân dân như giải trình của Bộ giao thông vận tải mà còn là một sự sửa sai về phương diện pháp lý trong qui định của Chính phủ.

    Qui định bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu tại Điều 6 Thông tư36/2010/TT-BCA của Bộ Công an là qui định trái thẩm quyền- và đây chính là nguyên nhân của rắc rối- nên theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, qui định này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ.

    Thiết nghĩ, để góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân thì các cơ quan Nhà nước, nhất là các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật, phải là những tấm gương về sự tôn trọng pháp luật.

    Điều muốn nói hơn không phải ở chỗ một văn bản qui phạm pháp luật nào đó có sự sai sót hay không, vì con người không phải là thánh, mà là ở chỗ thái độ tiếp thu góp ý, phê bình và cách khắc phục. Và, thái độ này cũng là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách "chí công, vô tư" trong thi hành công vụ của một công chức Nhà nước.

    Pháp luật thì vẫn là pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xem xét, xử lý một cách khách quan, chính xác để vừa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, vừa để tránh oan, sai cho người dân. Còn nếu việc xem xét này được ví như là chuyện vợ chồng thuyền chài cãi nhau về con cá dưới nước thì khác nào ví những người đang thực thi nhiệm vụ xem xét, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật từ mức độ vi phạm hành chính đến mức độ tội phạm là những "vợ chồng thuyền chài cãi nhau".

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hovanhong129 vì bài viết hữu ích
    Unjustice (01/04/2013) Pham_U_No (29/03/2013)
  • #252217   01/04/2013

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Góp phần gỡ rối chuyện xe chính chủ

     

    Vấn đề nào cũng nhất nhất dùng luật pháp thì, nếu lý luận logic theo luật là hợp lý, nhưng nếu áp dụng theo luật thì thiệt hại hơn so với tự cuộc sống điều chỉnh.

    Thời gian qua, các diễn đàn nóng lên câu chuyện "phạt xe chính chủ". Rất nhiều ý kiến đa chiều đã thể hiện; đồng tình có, phản đối có.

    Những lý lẽ của các bên

    Bên ủng hộ cho rằng, quốc pháp là phải nghiêm, qui định là phải thực thi và tất nhiên phải có xử phạt thì người dân mới thức hiện. Không có luật pháp nào mà không có chế tài kèm thêm xử phạt. Thực hiện nghiêm điều trên còn để chống thất thu thuế cho Nhà nước, vì giao dịch buôn bán ngầm, và đồng thời chống nạn tội phạm trộm cướp xe máy đang nở rộ.

    Bên phản đối cho rằng xử như vậy rất không thực tế vì tình trạng mượn xe nhau, chồng đi xe vợ, vợ đi xe chồng thì thế nào? Một loạt hiện tượng tồn tại trong xã hội như mua xe chưa sang tên qua một loạt đời chủ, nay chủ gốc chết thì làm sao?

    Rồi một số vấn đề rất dân... gian, như dân lách luật nhờ người khác đứng tên hộ. Rồi nghi cơ bị nhũng nhiễu từ lực lượng xử phạt.... Nói chung cũng rất có lý, và đa số người dân lo lắng mình bị chặn xe xử, bị làm phiền nên đều đồng loạt phản đối.

    Một vị am hiểu luật pháp, chịu khó tra cứu còn cho rằng không có điều luật nào qui định xử phạt, do vậy phạt xe chính chủ là....phạm luật. Rồi có người lại cho rằng phạt xe chính chủ là đúng luật. Lý lẽ của hai vị này cũng rất có lý.

    Trước sức ép của công luận và cảm nhận tính khả thi, Chính phủ có một số điều chỉnh: Một mặt ra nghị định tạo điều kiện hơn cho việc hợp thức hóa giấy tờ, một mặt chưa đưa việc xử phạt vào nghị định mới. Trong khi đó bộ công an vẫn bảo lưu qui định xử phạt.

    Vấn đề xử phạt xe không "chính chủ" đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh minh họa

    Luật pháp là để phục vụ cuộc sống tốt hơn

    Để có thể giải quyết được bế tắc này, chúng ta cần tìm về những cái gốc cổ xưa. Câu hỏi cổ xưa là "luật pháp được làm ra để làm gì?". Rõ ràng là để làm cho cuộc sống tốt hơn. Cũng giống như việc tại sao bạn mua sắm món hàng này? Vì nó làm cuộc sống bạn tốt hơn. Nếu mua nó để làm cho mình mệt, thì tốt nhất là không mua, lỡ mua thì cũng nên vứt.

    Luật pháp cũng vậy, tuy nhiên có phần phức tạp hơn chút.

    Một điều luật nào cũng luôn có hai điều "tiện" và "bất tiện", tức lợi và hại. Ví dụ qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm rõ ràng cũng gây ra bất tiện, nhưng cái lợi là bảo đảm được an toàn, bảo đảm xã hội không tốn nhiều chi phí để lo cho những nạn nhân tai nạn giao thông, nên dù có bất tiện, xã hội vẫn ủng hộ.

    Một đặc tính của cuộc sống là tính thực tế, tính thuận lợi. Ông bà có câu "nước trong quá, cá không sống được". Vấn đề nào cũng nhất nhất dùng luật pháp thì, nếu lý luận logic theo luật là hợp lý, nhưng nếu áp dụng theo luật thì thiệt hại hơn so với tự cuộc sống điều chỉnh.

    Ví dụ: Để bảo đảm giao dịch không bị gian lận, thì bất cứ ai nhận tiền phải ghi biên lai. Nhưng không ai đi máy móc làm tất cả như vậy trong cuộc sống. Tôi cho bạn tôi mượn một triệu tôi có thể cần biên lai hoặc không. Đó là tính uyển chuyển của cuộc sống. Lợi hơn thì làm.

    Khi người dân mua bán xe, nếu họ thấy cần xác lập quyền chính chủ để bảo đảm pháp lý tài sản, tránh các rắc rối pháp lý có thể có thì họ sẽ sang tên đổi chủ. Nếu họ thấy để vậy lợi hơn, thì sao? Rõ ràng con người luôn hành động theo quyền lợi. Nếu quá trình đăng ký rắc rối, mệt mỏi nhưng khi mất xe thì cũng không hy vọng cơ quan công an tìm lại được, thì đi đăng ký chuyển tên tuổi làm gì?

    Luật pháp trong nhà nước pháp quyền

    Trong nhà nước pháp quyền, luật pháp không đến từ người nắm quyền mà đến từ xã hội. Các chủ thể xã hội cần luật pháp để các giao dịch của họ được bảo đảm. Họ sẽ ủy quyền để chính quyền nắm giữ và thực thi. Việc gì họ tự thỏa thuận được thì nên để họ thỏa thuận, họ tự biết là cái gì có lợi hơn. Chính điều này mà nhiều vụ án tòa chấp nhận các đơn sự rút đơn để tự thỏa thuận, chứ không phải nhất nhất mang ra xét xử.

    Khi người dân mua bán xe, nếu họ thấy cần xác lập quyền chính chủ để bảo đảm pháp lý tài sản, tránh các rắc rối pháp lý có thể có thì họ sẽ sang tên đổi chủ. Nếu họ thấy để vậy lợi hơn, thì sao? Rõ ràng con người luôn hành động theo quyền lợi. Nếu quá trình đăng ký rắc rối, mệt mỏi nhưng khi mất xe thì cũng không hy vọng cơ quan công an tìm lại được, thì đi đăng ký chuyển tên tuổi làm gì?

    Và điều nữa là các qui định cuối cùng cũng nhằm làm cho xã hội tốt hơn, do vậy phải đạt được sự đồng thuận cao.

    Ví dụ chính phủ Mỹ muốn đưa ra dự luật SOPA và PIPA để chấm dứt nạn gian lận bản quyền. Tuy nhiên xã hội vẫn chưa có sự đồng thuận. Phân tích thấy thiệt hơn lợi, do vậy mà Tổng thống Obama đã hoãn dự luật. Chúng ta rất ghét ăn cắp và gian lận, điều xấu..., tuy nhiên có khi cũng phải chấp nhận sống với một ít "bụi trần".

    Điều nữa, trong nhà nước pháp quyền cần chuyên nghiệp các cơ quan ra qui định và thực thi qui định. Làm như vậy vừa bảo đảm tính chuyên nghiệp, vừa giám sát công việc nhau. Quyền lực có giám sát và cân bằng luôn là điều tốt cho xã hội.

    Việc xử phạt xe chính chủ giống như việc "nước trong quá, cá không sống được". Không dễ gì xác định được xe đang mượn hay xe mua bán mà chưa sang tên đổi chủ. Để xác định cái này cho đúng thì sẽ rất mệt cho công an cũng như dân. Nếu làm qua loa cho nhanh để còn thời gian đi làm ăn thì dân có nguy cơ phải đút lót.

    Luật hãy bắt đầu từ cuộc sống, vì luật nhằm phục vụ cuộc sống tốt hơn!

    ------

    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 01/04/2013 02:51:37 CH

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #252288   01/04/2013

    PhucNguyen.TVPL
    PhucNguyen.TVPL

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2013
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Chúng ta đang tiến đến xã hội pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nơi pháp luật hiện hữu trong  cách sống, cách nghĩ của mọi người, mọi nhà. Việc đưa pháp luật vào đời sống, thể chế hóa qua các văn bản pháp luật sẽ làm cho cuộc sống được nề nếp hơn, tránh sự rối loạn không cần thiết.Một khi xã hội ngày càng phát triển cả về quy mô và tính chất thì điều này càng trở nên thiết yếu.

    Vấn đề về xe chính chủ, sang tên hay không sang tên khi mua bán xe qua sử dụng là vấn đề nóng được bàn luận lâu nay, nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết, liệu có nên xử phạt hay không xử phạt điều này đã làm bộ công an và bộ giao thông vận tải đau đầu trong suốt thời gian qua, cuối cùng cả hai bộ đều cho hai quan điểm trái ngược, bộ công an thì kiên quyết xử phạt(thông tư Số: 11/2013/TT-BCA và thông tư Số: 12/2013/TT-BCA) còn bộ giao thông vận tải thì rút quy định xử phạt khỏi dự thảo sửa đổi lần 3 nghị định 71. Vậy nên phải chờ đến lúc nghị định 71 sửa đổi lần 3 mọi thứ mới rõ ràng. 

    Theo quan điểm của tôi, tại nghị định sửa đổi lần 3 nên tạo điều kiện tốt nhất cho người dân sang tên đổi chủ, không gây khó dễ cho họ.Quy định trong khoảng thời gian nào đó nếu không tiến hành sang tên đổi chủ phương tiện mới áp chế tài phạt. Điều này giúp dân yên tâm sử dụng phương tiện mà cơ quan quản lý và liên quan đều thuận lợi khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #252412   02/04/2013

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Váy xưa và xe không chính chủ nay

    Lời trấn an xem ra chưa "hạ nhiệt" được nỗi lo lắng của hơn 10 triệu người dân có xe "không chính chủ".

    Sau cuộc tranh cãi, thò ra thụt vào về chuyện phạt hay không phạt xe chính chủ giữa các bộ, cuối cùng thì đại diện Văn phòng Chính phủ cũng lên tiếng. Tại cuộc họp báo vào chiều ngày 29/3/2013, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho báo chí biết, sau khi tiếp thu ý kiến của người dân, Bộ CA đã dừng việc ngừng phương tiện giao thông trên đường để kiểm tra chuyện "chính chủ" hay "không chính chủ".

    Về cách làm, ông Đam cho biết: "Tại các điểm đăng ký xe, Bộ CA có trách nhiệm kiểm tra phương tiện đó xem có "chính chủ" hay không. Bộ CA cần thiết có biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở. Đi kèm nhắc nhở là chế tài".

    Bộ trưởng Đam đặc biệt nhấn mạnh: "Tuyệt đối không được gây khó cho dân!".

    Nhưng dân còn gặp... khó. Hiện nay, trên 10 triệu chiếc xe máy đang lưu thông hàng ngày trên cả nước, đại đa số thuộc diện "không chính chủ"! Con số này được nêu ra tại cuộc họp.

    Vì nhiều lý do khách quan, người mua xe đã phải trả tiền và được sử dụng nhưng không được đứng tên trên cà vẹt (giấy chứng nhận đăng ký xe). Có thể kể ra những lý do phổ biến của tình hình này như sau:

    Người lao động từ các tỉnh về TP lớn như Hà Nội, TP.HCM lao động, lập nghiệp đa số chưa có hộ khẩu nên không thể đăng ký xe tại nơi tạm trú.

    Nhiều lao động phổ thông làm việc không ổn định, nay ở Đồng Nai, mai Bình Dương, ngày kia tìm việc ở TP.HCM. Có tiền họ mua chiếc xe làm chân đi. Kẹt tiền bán đi. Có việc làm mua lại xe khác. Nếu mỗi lần mua và đăng ký cho được "chính chủ" là điều không thể.

    Nhiều người thu nhập thấp, phải mua lại xe cũ đã qua sử dụng, giá trị xe không còn lớn như ban đầu nhưng khi đi đăng ký rất phức tạp vì trước đó đã sang tay 2 - 3 đời chủ bằng giấy viết tay.

    Theo đánh giá thực trạng tồn tại số lượng lớn "xe không chính chủ" một phần lỗi của người dân nhưng một phần cũng do những chính sách và sự buông lỏng của cơ quan quản lý.

    Có đến 10 triệu xe máy "không chính chủ". Ảnh minh họa: Anh Quân/ TBKTSG
    Về phía Bộ CA, mặc dù khẳng định "CSGT không được dừng xe để truy tội "chính chủ" hay không" nhưng nếu vi phạm lỗi vi phạm trực tiếp, nếu người vi phạm không xuất trình được đầy đủ giấy tờ sẽ bị tạm giữ phương tiện để xác minh làm rõ có hay không vi phạm quy định không chuyển quyền sỡ hữu phương tiện.

    Nói cách khác, người sử dụng phương tiện "không chính chủ" phải bị xử phạt khi CSGT "vịn" tới!

    So ra, cơ bản vẫn là "phạt" nhưng giảm mức độ quyết liệt một chút.

    Nhiều công nhân lao động ở các khu công nghiệp Bình Dương dí dỏm: "Nghe qua thấy cũng nhẹ hơn chút song đọc kỹ lại thì thấy giống như xoa dầu trước khi quất roi vậy!".

    Trấn an "không làm khó dân" xem ra chưa "hạ nhiệt" được nỗi lo lắng của hơn 10 triệu người dân "không chính chủ" đang hàng ngày ngồi trên chiếc xe 2 bánh.

    Người dùng xe "không chính chủ" vẫn bị "chế tài" bên cạnh các biện pháp tuyên truyền. "Chế tài" nào "tuyệt đối không gây phiền hà cho dân" vẫn là câu hỏi không lời đáp.

    Chiếc váy thời xưa và xe "không chính chủ" nay

    Chuyện xưa kể rằng, vua Minh Mạng (1820 - 1841) từng có chiếu chỉ cấm phụ nữ ...mặc váy! Việc này nhằm chỉnh đốn phong hóa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là biện pháp nâng cao văn minh, bảo vệ người phụ nữ.

    Tuy nhiên, ý định tốt của nhà vua đã không được nhân dân đồng tình. Vua đã nghiêm túc xem lại chiếu chỉ của mình ban ra.

    Nhắc lại chuyện xưa để thấy rằng, một ý định, mục tiêu dù tốt đẹp đến đâu trong suy nghĩ, tư duy của người có thẩm quyền và trách nhiệm cũng phải tiện lợi cho người dân. Điều kiêng kỵ nhất là quy định đó gây khó khăn cho họ.

    Trong khi đó, ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp cho rằng "Cần phải phân tích từ nhiều góc độ để bảo đảm "thấu tình đạt lý".

    Bộ Giao thông vận tải dù không phải là ngành có vinh dự được mang danh hiện "vận tải nhân dân" song đã rất nhân dân, dũng cảm rút ý kiến đề xuất sau khi "tiếp thu ý kiến nhân dân".

    "Vấn đề quan trọng cuối cùng là mục đích cuối cùng của việc xử phạt có xuất phát từ chính lợi ích của người dân và xã hội hay không? Đó là vấn đề rất lớn, không thể coi thường".

    Nhân viên công lực cứ làm tốt nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông chứ không nên quá quan tâm phạt vạ chuyện xe đó "chính chủ" hay không "chính chủ" làm gì!

     

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |