" Xé Di chúc " có được không ? Tình thế nan giải . . .

Chủ đề   RSS   
  • #121999 04/08/2011

    HeoSua113

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    " Xé Di chúc " có được không ? Tình thế nan giải . . .

    - Bố mình mất đã được 6 năm, trước khi mất có cùng với mẹ mình làm di chúc chung cho căn nhà của ông bà như sau:
              + Sau 15 năm mới được phân chia tài sản
              + Mẹ mình được 40%
              + Anh em mình được 60%

    - Vần đề là hiện giờ, anh em và mẹ mình đều muốn bán căn nhà này đi, nhưng khi ra công chứng người ta không cho với lý do. Trừ khi nào mẹ mình mất hoặc sau 15 năm thì di chúc mới có hiệu lực. Hiện nay mẹ mình cũng đã lớn (73 tuổi) cần tiền để lo cho sức khẻo và bản thân anh em trong gia đình cũng khó khăn về tài chính. Không lẽ phải đợi đến khi mẹ tôi mất mới bán được, vô lý quá.

    - Hiện giờ, có cách như sau : nếu di chúc không được gửi cho cơ quan hoặc bên thứ ba nào để thực thi thì giải pháp là, gia đình tôi sẽ đi theo hướng xem như không có di chúc đó, sau đó khai nhận di sản và chia di sản thừa kế theo pháp luật. Mọi thừa kế ủy quyền lại cho một người đại diện để thực hiện việc bán tài sản.

    - Di chúc chung được công chứng tại Phòng công chứng số 1, có lưu tại đây 1 bản (theo tôi biết mỗi phòng công chứng chỉ có quyền tại địa hạt của mình, như tôi là Q7)vì nếu có bán nhà thì cũng phải lên công chứng nên không biết có đụng phải di chúc không?

    - Do di chúc chỉ có tên anh em chúng tôi và mẹ tôi, vì tôi còn các chị (đã lập gia đình ở riêng) đang làm khó trong việc bán nhà(không đồng ý bán nhưng do không có trong di chúc nên không làm gì được). Nếu theo cách "xé di chúc" thì khi đó các chị tôi sẽ có quyền thừa kế theo luật nên sẽ xảy ra tranh chấp ngoài ý muốn.

    - Thỏa thuận chung trong gia đình bằng giấy viết tay được không (sẽ chia theo nội dung di chúc)? Để tránh trường hợp khi người đại diện đứng ra bán, nhận tiền xong không thực hiện theo thỏa thuận. .
     
    5717 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #122071   05/08/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Nội dung di chúc của gia đình bạn hơi khó hiểu một chút và không logic. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng nếu không có căn cứ xác định phần tài sản của mỗi nguời thì vợ và chồng mỗi người 50%. Một vấn đề nữa,di chúc này là chung của vợ và chồng tức là hiệu lực của nó ít nhất sẽ là sau khi người sau cùng chết (trường hợp của bạn là mẹ bạn mất), vậy tại sao trong di chúc còn đưa mẹ của bạn vào diện thừa kế. Khi lập di chúc thì cha mẹ bạn chắc phải hiểu rõ điều này.

    Thời điểm là 15 năm sau thì di chúc mới có hiệu lực thì hiểu là tính từ thời điểm lập di chúc hay là tính từ thời điểm mẹ bạn mất ? Nếu tính từ thời điểm lập di chúc thì sẽ còn khoảng 9 năm nữa thì nội dung di chúc sẽ có giá trị (nếu mẹ bạn mất trong khoảng 9 năm tiếp theo), còn trường hợp mẹ bạn sau 9 năm nữa vẫn sống thì thời điểm di chúc có hiệu lực để chia di sản là thời điểm mẹ bạn mất. Nếu tính từ thời điểm mẹ bạn mất, thì thời hạn di chúc có hiệu lực là thời gian mẹ bạn sống + 15 năm. Nó vô lý thế nào chỉ có thể trách người lập bản di chúc đã tạo ra sự vô lý đó.

    Bạn trình bày lại chính xác nội dung bản di chúc được không ? Vì di chúc đã được công chứng và lưu tại văn phòng công chứng một bản, do đó, khó có thể hủy bỏ giá trị của nó. Những người chị gái kia có thể căn cứ vào nội dung di chúc ngăn cản việc bán nhà !


    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    HeoSua113 (05/08/2011)
  • #122173   05/08/2011

    HeoSua113
    HeoSua113

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #122306   06/08/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Bản di chúc nếu như bạn trình bày mà được công chứng thì có lẻ công chứng viên có sự nhầm lẫn hay sai xót khi xem xét về tính pháp lý của di chúc đấy bạn à.

    Vì di chúc của cha mẹ bạn cùng lập chỉ có hiệu lực khi người cuối cùng chết. Như vậy, di chúc chung của bố mẹ bạn có để lại di sản thừa kế cho mẹ bạn là không thể thực hiện được. Và di chúc chỉ có hiệu lực một phần đối với phần di sản của bố bạn.

    Mình xin có vài ý về các khó khăn bạn nêu ra:

      - Thứ nhất, nếu di chúc của bố bạn là hợp pháp thì di chúc chỉ có hiệu lực sau 15 năm như mong muốn của bố bạn đã thể hiện trong di chúc. Nên việc phân chia di sản thừa kế và mọi giao dịch đối với di sản này chỉ được thực hiện sau 15 năm, vì ý chí của bố bạn muốn vậy.

      - Thứ hai, di chúc không gửi cho cơ quan nào ( theo tôi là không được lập và công chứng hay chứng thức ở cơ quan chức năng có liên quan) hoặc không được lập và gửi cho người thứ ba nào khác thì di sản của bố bạn đương nhiên được chia theo pháp luật.

      Những nội dung câu hỏi chưa thật sự rõ ràng và do vậy, rất khó để đưa ra lời góp ý giúp bạn. Để giải quyết triệt để vấn đề, bạn có thể đưa ra một cách chắc chắn nội dung cần hỏi. Cụ thể là, di chúc do ai lập, ai ký tên, nội dung di chúc thế nào? di chúc  đó có được công chứng ở phòng công chứng hay không?

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và nêu thắc mắc của mình!!!

    Cập nhật bởi nganle89 ngày 07/08/2011 05:28:24 CH

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |