Xe cứu thương gây tai nạn giao thông cho người khác thì có phải chịu trách nhiệm?

Chủ đề   RSS   
  • #609857 22/03/2024

    HoangThuy071002

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:22/03/2024
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xe cứu thương gây tai nạn giao thông cho người khác thì có phải chịu trách nhiệm?

    Không nhường đường hoặc gây cản trở xe cứu thương thì sẽ bị xử phạt, nhưng còn trường hợp xe cứu thương “lái ẩu” gây tai nạn giao thông thì có phải chịu trách nhiệm không? 

    1. Quyền ưu tiên của một số loại xe 

    Theo đó, tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe như sau:

    - Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

    (1) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

    (2) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

    (3) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

    (4) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

    (5) Đoàn xe tang.

    - Những xe được quyền ưu tiên kể trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

    Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

    - Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

    Xe cứu thương được mọi người biết đến là loại xe ưu tiên, theo đó khi xe cứu thương đi làm nhiệm vụ mà phát tín hiệu ưu tiên thì người đang tham gia giao thông phải có trách nhiệm là nhường đường và không được gây cản trở cho xe cứu thương.

    2. Xe cứu thương gây tai nạn giao thông thì có phải chịu trách nhiệm không?

    Xe cứu thương đang làm nhiệm vụ được quyền ưu tiên hơn một số loại xe khác là nó có nhiệm vụ đưa nạn nhân nơi cứu chữa một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người lái xe cứu thương được chạy bất chấp xung quanh rồi gây tai nạn giao thông cho người khác. 

    Nhưng về nguyên tắc khi tham gia giao thông, thì tại khoản 5 Điều 4 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định rằng:

    - Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. 

    - Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    Như vậy, theo quy định này có thể hiểu rằng dù xe cứu thương đang làm nhiệm vụ được quyền ưu tiên nhưng về nguyên tắc thì vẫn phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn chung như các phương tiện tham gia giao thông khác. 

    Trên thực tế xe cứu thương đang làm nhiệm vụ mà gây tai nạn giao thông nhưng không ai bị thương hoặc có tổn thất gì thì người cơ quan chức năng sẽ lập biên bản tạm giữ các giấy tờ liên quan, ghi lại các thông tin cần thiết của cả hai bên như thông tin cá nhân, số phương tiện đơn vị công tác, dấu vết hiện trường,... Sau đó, cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ. 

    Người lái xe cứu thương vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu như phát hiện có vi phạm quy định pháp luật khi gây tai nạn giao thông cho người khác như đang làm nhiệm vụ mà không bật tín hiệu theo quy định, cố ý không chú ý đến sự an toàn của người tham gia giao thông khác hoặc không làm nhiệm vụ nhưng lại bật tín hiệu quyền ưu tiên,...

    3. Quy định về việc sử dụng tín hiệu ưu tiên

    Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 109/2009/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tín hiệu ưu tiên của xe cứu thương như sau: 

    - Xe cứu thương được quyền ưu tiên chỉ được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ; việc sử dụng tín hiệu ưu tiên của từng loại xe cứu thương được quyền ưu tiên phải bảo đảm đúng quy định tại Điều 8 Nghị định 109/2009/NĐ-CP, là phải  có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

    - Nghiêm cấm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng còi, cờ, đèn phát tín hiệu ưu tiên hoặc xe được quyền ưu tiên nhưng lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn ưu tiên không đúng quy định của Nghị định 109/2009/NĐ-CP.

    Như vậy, xe cứu thương chỉ được sử dụng tín hiệu ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu. Mọi hành vi sử dụng tín hiệu ưu tiên mà không nhầm mục đích thực hiện nhiệm vụ mà gây tai nạn giao thông thì người lái xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm.

     
    560 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận