Trường hợp người dân có hành vi xây dựng nhà ở trong lòng sông gây cản trở sự lưu thông của dòng chảy thì có bị xử phạt không? Biện pháp khắc phục được quy định như thế nào?
Mức xử phạt hành vi xây dựng nhà ở cản trở sự lưu thông của dòng chảy
Hành vi xây dựng nhà ở cản trở sự lưu thông của dòng chảy bị xử phạt theo Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông
…
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, xây dựng công trình, vật kiến trúc nổi trên sông, xây dựng cầu, cảng sông, bến tàu phà tiếp nhận tàu và các công trình thủy khác trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc trong lòng, bờ, bãi sông, hồ không phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật gây cản trở dòng chảy.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Nạo vét, khơi thông luồng để mở mới, cải tạo, nâng cấp luồng, tuyến giao thông thủy nội địa (trừ duy tu, bảo dưỡng định kỳ các tuyến đường thủy nội địa hiện có) hoặc kè bờ, gia cố bờ sông (trừ công trình kè bờ, chỉnh trị sông để phòng, chống thiên tai); cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
…
- Phạt tiền đối với hành vi san lấp sông, suối, kênh, rạch gây thu hẹp dòng chảy không được cơ quan có nhà nước có thẩm quyền chấp thuận như sau:
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp dưới 5% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 5% đến dưới 20% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 20% đến dưới 30% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;
+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 30% đến dưới 50% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;
+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 50% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch trở lên.
...
- Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP thuộc kênh, rạch của hệ thống công trình thủy lợi áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi cải tạo lòng, bờ, bãi sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ vi phạm tại khoản 6 Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP;
+ Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.
Biện pháp khắc phục được quy định như thế nào?
Tại khoản 9 Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP gây ra;
- Buộc phá dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc phá dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật thể trên phần diện tích lấn sông đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 6 Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.
=> Như vậy việc xây nhà ở chắn ngang sông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ vi phạm và tùy theo hành vi vi phạm mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau.