Chào bạn. Đối với câu hỏi nêu trên mình có ý kiến sau:
1. Xây dựng một tình huống người đại diện xác lập thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.
Công ty A ký kết hợp đồng trị giá 2 tỷ với công ty B. Hợp đồng trên được ký kết bởi C (người đại diện theo ủy quyền của công ty A, được ký kết hơp đồng có giá trị dưới 1 tỷ) và D (người đại diện theo pháp luật của B).
Hậu quả pháp lý của việc vượt quá phạm vi đại diện?
2. Giải quyết tình huống
Một trong các điều kiện để công nhận hợp đồng có hiệu lực là tư cách đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc ủy quyền) của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức hoặc cá nhân.
Trường hợp C ký kết hợp đồng trị giá 2 tỷ trên với D được xác định thuộc trường hợp hợp đồng vô hiệu do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện.
Thường thì đây là hợp đồng được xác lập bởi người đại diện hợp pháp, nhưng do người đại diện đã xác lập hợp đồng trên thực tế vượt quá phạm vi đại diện. C trực tiếp tham gia hợp đồng tuy có tư cách đại diện hợp pháp nhưng nội dung hợp đồng do họ xác lập có một phần giá trị là 1 tỷ đồng vượt quá giới hạn được ghi trong Hợp đồng ủy quyền. Như vậy, hợp đồng sẽ có hiệu lực một phần và phần vượt quá phạm vi đại diện bị vô hiệu.
Khi quan hệ đại diện được xác lập giữa các bên, người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện của mình. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người đại diện đã xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện cho phép.