Xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất khi nhập khẩu tiền chất công nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #614163 17/07/2024

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất khi nhập khẩu tiền chất công nghiệp

    Tình huống phát sinh là đơn vị đang có nhu cầu nhập khẩu tiền chất công nghiệp về làm nguyên liệu sản xuất thì có phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất hay không? Quy định nào điều chỉnh vấn đề trên?
     
    Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
     
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP nêu rõ đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất với các nội dung sau:
     
    - Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;
     
    - Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
     
    Dẫn chiếu khoản 2 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP có yêu cầu Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.
     
    Do đó, đơn vị nếu nhập khẩu hóa chất (tiền chất công nghiệp) về để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất mà không thuộc diện xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thì phải lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
     
    Thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu
     
    Liên quan vấn đề này, tại Điều 27 Nghị định 113/2017/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin khai báo theo biểu mẫu có sẵn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và các văn bản, chứng từ, dữ liệu điện tử trong bộ hồ sơ khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp thông tin khai báo không chính xác, hồ sơ khai báo hóa chất điện tử là cơ sở để tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ bộ hồ sơ khai báo hóa chất để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 05 năm.
     
    Các thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu gồm:
     
    - Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định 113/2017/NĐ-CP trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;
     
    - Hóa đơn mua, bán hóa chất;
     
    - Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;
     
    - Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.
     
    Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống, tổ chức, cá nhân không thể thực hiện khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trong thời gian chờ khắc phục sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng do Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo quy định.
     
    Bên cạnh đó, tại Điều 28 Nghị định 113/2017/NĐ-CP có nêu các trường hợp miễn trừ khai báo gồm:
     
    - Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
     
    - Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu.
     
    - Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
     
    - Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
     
    - Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
     
    - Thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo có hàm lượng trong hỗn hợp nhỏ hơn 0,1%.
     
    Đơn vị dựa theo các quy định trên để thực hiện khai báo phù hợp.
     
    70 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận