Xài bằng giả, có bị tội gì không?

Chủ đề   RSS   
  • #398585 04/09/2015

    Xài bằng giả, có bị tội gì không?

    Tin từ báo Công an Nhân dân cho biết: Vào khoảng 10h ngày 30/8, các trinh sát bất ngờ đột kích một căn nhà thuộc khu phố Nội Hóa 1 (phường An Bình).

    Tại đây, lực lượng Công an phát hiện các đối tượng đang tàng trữ 1 bộ máy vi tính, 1 máy rửa hình, 1 máy ép nhựa, 1 máy scan hình, 32 mộc tên các cá nhân, tổ chức, 7 bộ hồ sơ phục vụ việc làm giả bằng cấp, công chứng giả và 24 bộ hồ sơ xin việc làm giả, giấy khám sức khỏe giả.

     

    Qua các bài báo đưa tin về việc phanh phui lò làm bằng cấp giả như thế này, có thể nhận thấy nhu cầu của thị trường là không nhỏ. Nhiều người sẵn sàng chi tiền mua bằng mà không biết rằng mình đang vi phạm luật, sau đây là khung hình phạt căn cứ vào:

     

    Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:

    Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

    1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.

    Theo đó, việc bạn của bạn sử dụng bằng giả được cho vào việc “ sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả” và đây là một điều cấm. Để biết được rằng bạn của bạn có thuộc vào điều 267 ở trên hay không? Thì còn phải căn cứ xem bạn của bạn có hành vi nhằm lừa dối cơ quan nhà nước hay không? Nếu như khi bị bắt giữ cơ quan điều tra kết luận rằng hành vi mà bạn của bạn là đã đưa bằng giả vào sử dụng để thực hiện là nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức nhà nước thì bạn của bạn sẽ phải chịu hình phạt theo quy định tại khoản 1 điều 267 BLHS sửa đổi, bổ sung 2009.

     

    Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

    "Điều 16: Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

    5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”.

     

     
    11453 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #398949   08/09/2015

    hungtrankimhue
    hungtrankimhue

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Ở đây là xài bằng giả nên cần chú ỳ  điều 266 bộ luật hình sự Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức

    1. Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     
    Báo quản trị |