Vấn đề được đặt ra trong thực tế cuộc sống có người anh hay người chị của mình muốn nhập vào hộ khẩu của mình tại TPHCM với mình nhưng khi xác nhận quan hệ nhân thân tại ủy ban nhân dân cấp xã lại không có giấy chứng minh nhân thân hay bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh quan hệ nhân thân. Như vậy, trong trường hợp này pháp luật quy định thủ tục như thế nào để xác định quan hệ nhân thân ?
1. Quy định về thủ tục nhập hộ khẩu:
Theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật
cư trú sửa đổi năm 2013:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố
trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực
thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp
đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm
trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
….”
Như vậy, người này nếu muốn nhập vào hộ khẩu của em ruột mình tại TP.HCM thì người
này phải được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình và người chị này
phải thuộc một trong các trường hợp là hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc
về ở với anh, chị, em ruột.
2. Thủ tục xác nhận quan hệ anh, chị, em ruột:
Việc xác nhận quan hệ ruột thịt giữa anh, chị, em không được quy định trực tiếp theo pháp
luật, tuy nhiên trên thực tế chị A có thể yêu cầu cơ quan hộ tịch thực hiện thủ tục xác nhận anh,
chị, em ruột theo thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cần xác định lại quan hệ cha, mẹ
với con cái.
- Theo khoản 1 Điều 44 Luật hộ tịch 2014 quy định Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:
“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ
vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng
ký hộ tịch. ….”
- Theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định về các chứng cứ kèm theo
để chứng minh quan hệ cha mẹ con như sau:
“Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1
Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1.Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong
nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2.Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh,
băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn
bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người
thân thích của cha, mẹ làm chứng.”
Như vậy, hồ sơ xác nhận quan hệ thân nhân bao gồm:
(1) Tờ khai theo mẫu quy định;
(2) Các giấy tờ chứng minh
– Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
– Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
– Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông
tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân; giấy
tờ chứng minh nơi cư trú.
Như vậy, để chứng minh quan hệ nhân thân, người thực hiện thủ tục cần nộp đơn yêu cầu tới
cơ quan có thẩm quyền kèm theo các giấy tờ chứng minh nhân thân và các giấy tờ chứng minh
quan hệ như văn bản chứng minh quan hệ của cơ sở y tế có uy tín hoặc do Nhà nước thành lập (
Giấy giám định ADN,..).. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận quan hệ
nhân thân làm căn cứ ghi vào sổ hộ tịch đối với trường hợp xác nhận anh, chị, em ruột.
3. Trường hợp người này mất giấy khai sinh
3.1 Trong trường hợp mất giấy khai sinh mà trong sổ gốc có lưu thông tin đăng ký khai
sinh của người này thì người này có thể xin cấp bản sao trích lục hộ tịch tại cơ quan đăng
ký hộ tịch
Theo quy định tại Luật hộ tịch 2014 Điều 9 Phương thức yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu đăng
ký hộ tịch thì:
“1. Khi yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho
cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng
ký hộ tịch trực tuyến.
2. Khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cá nhân
xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ
qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân
thân.”
3.2 Trong trường hợp mất giấy khai sinh mà trong sổ gốc cũng không còn lưu thông tin về
giấy đăng ký khai sinh thì người này có thể xin đăng ký lại khai sinh.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký lại giấy
khai sinh:
- Hồ sơ đăng ký lại khai sinh quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP bao
gồm
+ Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai
sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh
+ Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có
các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
+ Giấy tờ, tài liệu là cơ sở là cơ sở đăng ký lại khai sinh được quy định tại Điều 9 Thông tư
15/2015/TT-BTP
- Nếu việc đăng ký khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi
đăng ký khai sinh trước đây thì theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-
CP: công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban
nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa
phương.