Xác nhận khống trong hồ sơ xin việc có bị xử lý hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #576140 05/10/2021

    lc2020

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2020
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 4 lần


    Xác nhận khống trong hồ sơ xin việc có bị xử lý hình sự

    Chào các bác ạ, em có thắc mắc đôi chút

    Để được đi học lớp chứng chỉ ở Đại học Y Dược về laser yêu cầu phải làm phòng khám đa khoa ít nhất 5 năm. Vì có quen biết với nhau nên giám đốc A của phòng khámn đa khoa tư nhân đã xác nhận khống cho B là đã công tác cho phòng khám  là 10 năm trong sơ yếu lý lịch tự thuật B gửi cho Đại học Y Dược.

    Vậy giám đốc A có vi phạm pháp luật không? Nếu có là tội gì?

    (Em đang suy nghĩ về việc giám đốc A sẽ phạm tội làm giả tài liệu cơ quan tổ chức hoặc giả mạo trong công tác? )

    Rất mong các bác tham gia đóng góp ý kiến cho em ạ

     
    908 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lc2020 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/10/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #580396   13/02/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Xác nhận khống trong hồ sơ xin việc có bị xử lý hình sự

    Mình xin góp ý kiến riêng thì ông A có thể phạm tội giả mạo trong công tác

    Để xác đinh ông A giám đốc A của phòng khám đa khoa tư nhân có phạm tội giả mạo trong công tác hay không, cần phân tích những yếu tố để cấu thành tội giả mạo trong công tác 

    Căn cứ theo Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015:

    Về mặt chủ quan: Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp; ông A người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

    Động cơ: là dấu hiệu bắt buộc, người phạm tội vì vụ lợi mà giả mạo trong công tác là vì lợi ích của bản thân mình hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình công tác hoặc  vì động cơ cá nhân khác là vì lợi ích của người khác mà người phạm tội quan tâm mà không vì lợi ích của cá nhân mình hoặc cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên (đây là trường hợp của ông A)

    Về mặt chủ thể: người phạm tội giả mạo trong công tác phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định

    Theo điều 352 BLHS: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”

    Theo khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP, "người có chức vụ" quy định tại khoản 2 Điều 352 BLHS là những người quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng.

    "2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

    a) Cán bộ, công chức, viên chức;

    b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

    d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

    đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó".

    Như vậy, có thể xác định ông A là người có chức vụ quản lý trong doanh nghiệp

    Về hành vi của tội giả mạo trong công tác: Ông A có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để cấp giấy xác nhận công tác giả cho B

    Về hậu quả của Tội giả mạo trong công tác:

    Cũng như hậu quả của các tội phạm khác, hậu quả của tội giả mạo trong công tác là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội.

    Hậu quả của hành vi giả mạo trong công tác không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm. Như vậy, kể cả khi hành vi cấp giấy tờ giả của ông A chưa gây ra hậu quả thì hành vi vi phạm pháp luật đó vẫn có thể cấu thành Tội giả mạo trong công tác

    Về hình phạt: Theo điều 359 BLHS năm 2015: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

    b) Làm, cấp giấy tờ giả;

    c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

    c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

    Trên đây là ý kiến riêng của mình, bạn có thể tham khảo.

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    lc2020 (15/02/2022)