Chào bạn! Dựa vào những thông tin bạn đã cung cấp tôi có một số góp ý sau đây:
Viên đá bạn nhặt được có thể là vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu hoặc là vật bị đánh rơi bỏ quên
Thứ nhất, với trường hợp viên đá là vật vô chủ, không xác định được chủ sở hữu thì khi bạn nhặt được viên đá không xác định được chủ sở hữu của nó ở trên đường thì viên đá đó là vật không xác định được chủ sở hữu. Vậy nên để xác lập được quyền sở hữu đối với viên đá đó, trước hết bạn cần thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Nếu sau một năm thông bao công khai mà vẫn không xác định được chủ sở hữu thì viên đá mới thuộc sở hữu của bạn. Cụ thể được quy định tại khoản 2 Đìu 239 BLDS 2015 như sau:
Điều 239. Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu
2. Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Vậy trong trường hợp này bạn chưa trở thành chủ sở hữu của viên đá nên bạn không có quyền định đoạt viên đá trên nên bạn không thể chuyển giao viên đá đó cho L và giao dịch dân sự giữa bạn và L sẽ vô hiệu. Theo quy định tại điều 164 BLDS 2015 thì chủ sở hữu là người có quyền định đoạt tài sản của mình:
Điều 164. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
Thứ hai, trong trường hợp viên đá là tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên thì trong thời gian từ khi bạn nhặt được viên đá đó đến khi trả lại cho chủ sở hữu hoặc thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bạn có quyền chiếm hữu viên đá đó. Cụ thể được quy định tại điều 187 BLDS 2015
Điều 187. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu
1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo đó khi bạn có quyền chiếm hữu thì bạn chỉ có quyền nắm giữ quản lý tài sản theo quy định tại điều 182 BLDS 2005 mà không có quyền định đoạt tài sản đó
Điều 182. Quyền chiếm hữu
Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.
Trong trường hợp một năm sau kể tư ngày thông báo mà không xác định được chủ sở hữu thì vì vật này có giá trị là 5000 USD tương đương 110 triệu đồng lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu nên sau khi trừ các chi phí bảo quản thì sẽ được nhận 10 tháng lương tối thiểu tương ứng theo vùng sinh sống và 50% giá trị vượt quá mời tháng lương tối thiểu đó theo khoản 2 điều 187 BLDS 2005:
Điều 187. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu
2. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
Vậy trong cả hai trường hợp viên đá đó không xác định được chủ sở hữu hay bị bỏ quên, đánh rơi thì viên đá đó vẫn không thuộc quyền sở hữu của bạn
Thứ ba,có hai trường hợp xảy ra và bạn có các biện pháp tương ứng sau đây:
1.Trong trường hợp L biết bạn không là chủ sở hữu của tài sản mà vẫn ký hợp đồng mua bán thì ở đây L là người không ngay tình và hợp đồng giữa bạn và L vô hiệu. Trong trường hợp này bạn có thể có những cách giải quyết sau:
- Thông báo cho L biết về việc hợp đồng vô hiệu và hai bên có thể thỏa thuận với nhau trao trả cho nhau những gì đã nhận
- Trong trường hợp L không trả viên đá thì bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và khi đó L sẽ phải trả cho bạn viên đá đó.
Sau khi hợp đồng được tuyên là vô hiệu thì hai bên trả lại những gì đã nhận và bạn cần phải gia lại viên đá đó cơ quan có thẩm quyền để có thể tìm lại chủ sở hữu của viên đá đó. Khi thời hạn 01 năm kết thúc thì bạn mới có quyền sở hữu viên đá đó hoặc nhận được một phần giá trị của vật đó
2. Trong trường hợp L là người không biết bạn không phải là chủ sở hữu thì L sẽ là người ngay tình khi đó L có trách nhiệm thông báo và nộp cho cơ quan có thẩm quyền và trong trường hợp này để bảo vệ người thứ ba ngay tình thì hợp đồng này không bị vô hiệu nếu sau một năm kể từ ngày thông báo tìm chủ sở hữu mà không tìm được chủ sở hữu của viên đá đó trong quy định về bảo vệ người thứ 3 ngay tình và L sẽ nhận được viên đá đó hoặc nhận được một phần giá trị của nó.
Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.
Tuy nhiên nếu trong thời hạn 01 năm mà tìm được chủ sở hữu thì người chủ sở hữu có quyền đòi lại viên đá đó từ L theo điều 257 BLDS 2005
Điều 257. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản
Hiện nay do thông tin bạn cung cấp còn hạn chế nên để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi
NGUYÊN THU HỒNG | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)
M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com
Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN
CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.