xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Chủ đề   RSS   
  • #296727 12/11/2013

    nguyenbaoquan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    Chào mọi người, mình có một số thắc mắc sau đây mong được  mọi người giải đáp và cho ý kiến, sau đây là tình huống của mình :
    Anh A là người đang học nghề tại cơ sở sửa chữa xe máy của ông B. Trong giấy phép thì cơ sở này 
    không được quyền dạy nghề nhưng thực tế, vì ông B là một thợ có tay nghề cứng và rất giỏi nên ông vẫn thường xuyên nhận dạy nghề cho những người có nhu cầu như anh A.

    Trong 1 lần, anh A được giao sửa 1 chiếc xe SH của anh C. Anh A đã sửa xong và có điện thoại hẹn anh C 4 giờ chiều ngày 20/6/2013 đến lấy. Quá giờ hẹn, không thấy anh C đến lấy nên anh A đợi thêm 2 tiếng nữa. Đến 6 giờ tối cũng không thấy anh C đến, sợ để xe ở xưởng sữa chữa không yên tâm vì xe có giá trị lớn nên anh A mang xe anh C về nhà.

    Trên đường về, qua đoạn ngã tư, do D lái xe vượt đèn đỏ đâm vàoanh A đang đi xe SH của anh C làm xe bị hư hỏng nặng, sửa chữa mất khoảng 15 triệu. Sáng sớm hômsau, anh C đến lấy xe thì thấy xe hỏng, bực mình quá anh yêu cầu ông B bồi thường.

    Ông B thì giải thích rằng ông không cho phép anh A đi xe về và kể cả việc mang xe anh C về của anh A ông cũng không biết nên ông không có trách nhiệm. Hơn nữa, lúc đó cũng không còn là giờ làm việc, học việcnữa nên ông không có trách nhiệm. Về phía anh A, anh bảo anh không có lỗi, do D vi phạm luật giao thông nên đương nhiên D phải có trách nhiệm bồi thường cho anh C. 

    + mình muốn hỏi rằng: quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay là quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng giữa C và cơ sở của B?
     + về quan điểm của mình: theo mình C sẽ đòi B bồi thường thiệt hại đã xảy ra, do việc nhận dạy A là trái quy định pháp luật (nghị định 116/2009)  và việc B giao công việc sửa cho A là hoàn toàn trái với khoản 2 điều 552 BLDS, việc để A đưa xe C về là trái với khoản 3 điều 552 BLDS , nên B sẽ phải bồi thường cho C. Còn sau đó C và A giải quyết rồi hoàn lại cho B!!

    mình cò/n phân vân ở chỗ C lỡ hẹn với A, nên dẫn đến A mới phải đưa xe về, đây có phải là thực hiện công việc k có ủy quyền k và cách giải quyết theo mình nghĩ có đúng k? mong các bạn đóng góp ý kiến. mình xin cảm ơn

    Cập nhật bởi nguyenbaoquan ngày 12/11/2013 02:11:26 SA Cập nhật bởi nguyenbaoquan ngày 12/11/2013 02:10:41 SA Cập nhật bởi nguyenbaoquan ngày 12/11/2013 02:10:08 SA sửa cho đúng với yêu cầu hình thức bài viết
     
    6549 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #296785   12/11/2013

    thanhhlu
    thanhhlu
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2012
    Tổng số bài viết (189)
    Số điểm: 3180
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Chào bạn! 

    Theo tôi trong trường hợp này, C đòi B phải bồi thường vì giữa B và C có HĐ dịch vụ sửa chữa xe. Sau đó thì B yêu cầu A bồi thường vì A tự ý đem xe về nhà và bị thiệt hại; A yêu cầu D bồi thường do vi phạm tốc độ và gây thiệt hại trực tiếp cho chiếc xe.

    Thân!    

    Luật sư Nguyễn Tiến Thành - Công ty Luật TNHH SEC Việt Nam

    Email: Tienthanhbg09@gmail.com

    Hotline: 01688 024 604 - 01234110689

     
    Báo quản trị |  
  • #296873   12/11/2013

    nguyenbaoquan
    nguyenbaoquan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    thanhhlu viết:

    Chào bạn! 

    Theo tôi trong trường hợp này, C đòi B phải bồi thường vì giữa B và C có HĐ dịch vụ sửa chữa xe. Sau đó thì B yêu cầu A bồi thường vì A tự ý đem xe về nhà và bị thiệt hại; A yêu cầu D bồi thường do vi phạm tốc độ và gây thiệt hại trực tiếp cho chiếc xe.

    Thân!    

     theo ý bạn thì cuối cùng là D sẽ đền gián tiếp cho C, vậy trách nhiệm của A và B là gì và có phải bồi thường 1 phần k? nếu có thì như thế nào? và các hợp đồng xảy ra ở đây là gì, mong bạn giải đáp giúp mình :3

     
    Báo quản trị |  
  • #296792   12/11/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Bài này bạn cần xác định các mối quan hệ sau

    1/.Quan hệ giữa A và B.

    2/.Quan hệ giữa B và C

    3/.Quan hệ giữa A và D.

    4/.Quan hệ giữa B và cơ quan nhà nước mình sẽ không đề cập đến vì ý của đề bài không làm.

    Thực chất đã có HĐ lao động giữa A và B do đó các bên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên kia như trong HĐ.

    Vậy trong tình huống trên điều quan trọng là cần xác định là có phải A đang thực hiện công việc được  B giao và gây tai nạn hay không? bởi nó sẽ khác nhau về hệ quả pháp lý.

    Nếu như A đang trong quá trình làm công việc được B giao thì B sẽ đứng ra bồi thường cho C,sau đó A sẽ hoàn lại cho B một phần.

    Nếu như A không phải lúc đang làm công việc được giao mà gây tai nạn thì A phải tự đền cho C.

    Theo quan điểm của tôi thì trong TH này A có thể  được coi là đang trong khi làm nhiệm vụ được B giao bởi ngày hôm đó A hoàn thành công việc trước thời hạn mà B giao cho,tức là trong khoảng thời gian này A có thể lấy lý do là đang làm nhiệm vụ,B không quy định thời hạn sửa xe phải hoàn thành trong thời gian nào.Mặc dù công việc đã được hoàn thành rồi nhưng đối với việc sửa xe đâu chỉ có sửa đúng 1 chiếc xe đó đâu,còn nhiều việc khác nữa,bởi đây đâu phải là HĐ giao khoán đâu.

    Như vậy trong TH này B sẽ đứng ra hoàn trả số tiền đền bù cho C,sau đó yêu cầu A hoàn trả lại toàn bộ hoặc một phần.

    Giữa B và C đã có HĐ dịch vụ theo đó B phải sửa xe cho C theo HĐ,mặc dù C có đến lấy xe muộn thì B vẫn phải có nghĩa vụ bảo đảm sự toàn vẹn xe cho C,nếu có gây ra thiệt hại thì B phải bồi thường,B có thể yêu cầu C hoàn trả phí bảo quản xe của C.

    Giữa A và D thì là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài HĐ rồi.Theo đó cứ giải quyết theo nguyên tắc chung thôi bạn.

    Thân ái

     

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #296875   12/11/2013

    nguyenbaoquan
    nguyenbaoquan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


     

    trước hết cảm ơn bạn về phần trả lời,

     mình xác định được: + quan hệ B và C là hợp đồng dịch vụ sửa chữa xe

                                           + quan hệ giữa A và D là bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng

                                     Nhưng còn giữa B và A thì mình đang phân vân. vì trong giấy phép cơ sở không  cho phép ông B nhận dạy nghề, mà đang học sửa thì A k thể là thợ của xưởng ông B, vậy quan hệ của B và A ở đây là gì?

      Còn 1 điểm nữa, ở đây việc A vì sợ để xe ở xưởng k an toàn, nên đã đưa xe của C về, vậy việc đó có phải thực hiện công việc không có ủy quyền k???

     Và việc bồi A phải bồi thường 1 phần ở đây là như thế nào?? có thể áp dụng điều 622 BLDS k? trường hợp này chắc chắn D phải đền tiền sửa chiếc xe 15tr, vì có lỗi vượt đèn đỏ gây tai nạn. vậy khi bồi thường nếu A chịu 1 phần, B chịu 1 phần, cộng với 15tr của D sửa nữa, thì sẽ có số tiền lớn hơn giá trị sửa chữa, vậy tại sao phát sinh số tiền như vậy, đây là những thắc mắc tạm thời của  mình, mong bạn cho ý kiến.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 13/11/2013 01:16:45 CH Xóa trích dẫn. Cập nhật bởi nguyenbaoquan ngày 12/11/2013 09:00:16 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #296913   13/11/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Mặc dù B không được phép dạy nghề thế nhưng B vẫn nhận người vào dạy nghề hoặc  là làm công,ở đây có vẫn có HĐ lao động giữa A và B chứ,chẳng qua là B phải chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà thôi.Bạn không thể lấy lý do là B không được phép dạy nghề mà suy ra rằng HĐ lao động giữa A và B là vô hiệu được.

    Tại sao bạn lại cho rằng A đưa xe của B về là HĐ không có ủy quyền?.

    Thực chất A vừa học nghề vừa làm công cho B,A làm những công việc theo nhiệm vụ mà B giao cho A.Trong tình huống này nếu xét về ngôn ngữ thì công việc đã được hoàn thành,nhưng xét về bản chất sự việc thì có thể nói A vẫn đang trong quá trình làm công việc mà B giao cho A,lúc này sau khi sửa xe xong A cũng có nghĩa vụ bảo quản chiếc xe đó.

    Việc bồi thường theo sự thỏa thuận và dựa vào mức độ lỗi của các bên.

    Nếu như C chỉ đòi 15 tr thôi thì B và A sẽ không phải bồi thường nữa,nếu thiếu thì B bồi thường sau đó sẽ yêu cầu A hoàn trả một phần hoặc toàn bộ phần còn thiếu.(Việc bồi thường một phần là bao nhiêu phải trên thực tế và sự thỏa thuận của các bên bạn à,không thể ngồi đây mà dự đoán được đâu).

    Thân ái

     

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    nguyenbaoquan (13/11/2013)
  • #297343   14/11/2013

    huong_kt37
    huong_kt37

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 1035
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo mình trong trường hợp này C có thể đòi B bồi thường đây là bồi thường trong hd bởi giữa họ đã có hợp đồng dịch vụ và A ở đây là người là công tại cơ sở của B. B đương nhiên có nghĩa vụ bồi thường vì B có nghĩa vụ giao tài sản cho C.

    Hoặc C cũng có thể yêu cầu D bồi thường bởi D là người gây ra thiệt hại với tài sản của mình. Đây là trách nhiệm bồi thường ngoài hđ.

     
    Báo quản trị |