Mặc dù khi kéo ngã chị H xuống đất, chị H nói mình bị nhiễm HIV đã dẫn đến việc A bỏ đi. Song A không thực hiện tiếp tội phạm hoàn toàn là do động lực bên trong chứ không phải do trở ngại khách quan là việc chị H bị nhiễm HIV. Dễ thấy, A bằng ý chí riêng của mình đã không thực hiện hành vi giao cấu. Vì ở địa điểm đoạn đường qua một nghĩa trang A có khả năng thực hiện tội phạm đến cùng mà không có yếu tố khách quan nào tác động đến hành vi. Ngay cả khi A đã dừng lại hành vi nhưng nếu muốn tiếp tục, cũng không có gì ngăn cản A.
Có thể nói, Sự nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát, tức là tự ý bỏ hẳn ý định phạm tội, chấm dứt hành vi phạm tội một cách triệt để, chứ không phải là tạm ngừng việc thực hiện tội phạm để chờ cơ hội thuận tiện hơn, chuẩn bị phương tiện tinh vi hơn, thủ đoạn xảo quyệt hơn rồi sẽ tiếp tục phạm tội. Ở đây, khi nghe chị H nói bị HIV thì suy nghĩ lo sợ cá nhân đã nảy sinh từ chính bản thân người phạm tội chứ không bị một yếu tố bên ngoài nào tác động. Do đó, A không tiếp tục giao cấu với chị H là từ bỏ hẳn hành vi chứ không phải là tạm ngừng hành vi để chờ cơ hội như đã nói ở trên.
Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ có thể xảy ra trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Tức là thời điểm muộn nhất của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là thời điểm về mặt khách quan hậu quả nguy hiểm cho xã hội chưa xảy ra và về chủ quan thì kết quả phạm tội mà chủ thể mong muốn đạt tới chưa xảy ra. Bởi vì nếu kết quả phạm tội mà chủ thể phạm tội mong muốn đã xảy ra thì không còn tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nữa. A đã kéo ngã chị H xuống đất nhằm mục đích giao cấu song lại không thực hiện hành vi nên hậu quả chưa xảy ra. Điều này cũng có nghĩa là mong muốn của A chưa đạt tới. Mà theo quy định tại Điều 18 BLHS thì hành vi của A là Phạm tội chưa đạt.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định được rằng với hành vi mà A đã thực hiện thì A tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội.