Xác định tội danh như thế nào đây?

Chủ đề   RSS   
  • #147253 12/11/2011

    lanh92pro

    Female
    Chồi

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2011
    Tổng số bài viết (67)
    Số điểm: 1076
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 6 lần


    Xác định tội danh như thế nào đây?

    A 17 tuổi. Một ngày đang ngồi chơi với bạn trong quán thì T ở đâu xông vào đánh bạn A, thấy tình hình nguy cấp không biết làm thế nào A hô lên: "có giỏi thì tụi bây đánh tao nè", thế là A bị T bện cho cục gạch lên đầu chảy máu. Sau đó được mọi người can ra nên hai bên giải hòa, ai về đường nấy. nhưng do ấm ức trong lòng nên A đã nói bạn chở quay trở lại và kiếm dao đâm T vết thương là 46%. Gia đình A đã bồi thường tiền thuốc men đầy đủ cho T)
    Vậy A phải chịu TNHS như thế nào? ( Hiện A đang đi học lớp 12 và chờ ngày xét xử)
    Người bạn chở A quay trở lại có bị tội gì không?
    T 19 tuổi, có thể phân biệt được lời thách thức của A mà vẫn bện cục gạch lên đầu A, vậy T có tội gì????(T đã nghỉ học, công việc không ổn định, hay gây gổ với mọi người)

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 14/11/2011 10:33:45 CH Sửa tiêu đề
     
    4958 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #147406   14/11/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn!

    Mình xin trả lời bạn như sau:

    1.Xác định tội danh của A:

    Theo mình thì A phạm tội  “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong tình trạng thía tinh thần bị kích động mạnh” được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLHS hiện hành.

    Còn Điều 105 -Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định:

    “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó… thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm”.

    Căn cứ theo mức cao nhất của khung hình phạt tại Khoản 1 của tội này, đây là tội ít nghiêm trọng.

    Về quyết định hình phạt với A, ta căn cứ vào các điều luật : Điều 69. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội và Điều 70 “Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội”.

    2.Người bạn chở A quay trở lại có bị tội gì không?

    Nếu khi chở A quay lại chỗ vừa bị đánh mà bạn của A không hề biết mục đích A quay lại để gây thương tích cho T thì A hoàn toàn không có tội. Nếu bạn của A biết được mục đích của A thì bạn của A là đồng phạm với A

    3.T 19 tuổi, có thể phân biệt được lời thách thức của A mà vẫn nện cục gạch lên đầu A, vậy T có tội gì????(T đã nghỉ học, công việc không ổn định, hay gây gổ với mọi người)

    Theo mình việc A đưa ra lời thách thức không có ý nghĩa với việc T hiểu lời thách thức đó như thế nào và dù đưa ra lời thách thức với ý muốn bảo vệ bạn hay thách thức vô căn cứ đi nữa thì việc T nện cục gạch gây thương tích cho A là trái pháp luật.

    Để xác định tội của T ta cần biết mức độ thương tích của A như thế nào khi vết thương tạ đầu của A được giám định. Và tùy theo mức độ thương tích mà T có hay không bị chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thương tích với A.

     

    Mong được bạn đóng góp ý kiến!
    Thân ái!
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 14/11/2011 02:30:11 CH Chỉnh font và cỡ chử

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buihuyentb vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (14/11/2011)
  • #147436   14/11/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Hành vi phạm tội của A không thuộc trường hợp trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Vì:
       - Thứ nhất, Mặc dù có hành vi trái pháp luật của T nhưng sự việc trên đã được hòa giải xong xuôi, không còn lý do có thể tác động tới A làm cho tinh thần bị kích động mạnh nữa. Việc A quay lại để đâm T là nhằm mục đích trả thù.
       - Thứ hai, không phải bất kì ai trong trường hợp trên cũng bị kích động mạnh về tinh thần.
       - Thứ ba, hành vi gây thương tích của A được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. A hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, và đủ khả năng điều khiển hành vi của mình.
          Việc cầm dao đâm 1 người là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không những có khả năng gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, mà còn có khả năng gây chết người.

          Việc định tội danh cho A trong trường hợp này không chỉ xem xét hậu quả của hành vi như thế nào, mà còn phải đánh giá toàn bộ tình tiết chủ quan và khách quan khác. Ví dụ: Mục đích thực hiện hành vi của A là gây thương tích hay tước đoạt tính mạng của T, vị trí mà A đâm,...
          Trong đề bài trên không đề cập tới các vấn đề khác, nên với những tình tiết nêu trên thì  A phạm tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS. Với tình tiết tăng nặng định khung là "dùng hung khí nguy hiểm".

           Còn đối với T, hành vi dùng gạch đập vào đầu của A là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Gạch đá theo hướng dẫn của HĐTP TANDTC thì cũng được coi là hung khí nguy hiểm. Do đó, cần xem xét thương tích của A là bao nhiêu thì có thể xem xét TNHS đối với T.
           Nếu thương tích của A dưới 11% thì T phạm tội thuộc khoản 1 Điều 104, nếu thương tích từ 11% tới 30% thì thuộc trường hợp khoản 2 Điều 104 BLHS.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (14/11/2011)
  • #147499   14/11/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần



         
    Em chào anh!

    Em đồng tình với quan điểm của anh về xét tội danh của T. Còn về tội danh của A thì em chứ đồng ý kiến với anh.

    Điều 105 BLHS về  tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong tình trạng thía tinh thần bị kích động mạnh” là một điều luật có nhiều cách hiểu, nhất là có rất nhiều quan điểm về trạng thái tinh thần kích động mạnh. Theo đó, ý kiến của anh về trạng thái tinh thần kích động mạnh để phản bác ý kiến của em như sau:

       - Thứ nhất, Mặc dù có hành vi trái pháp luật của T nhưng sự việc trên đã được hòa giải xong xuôi, không còn lý do có thể tác động tới A làm cho tinh thần bị kích động mạnh nữa. Việc A quay lại để đâm T là nhằm mục đích trả thù.

    ( Em đồng ý với ý kiến của anh vì hai bên đã hào giải và em đã không đọc kí tình huống ).

     - Thứ hai, không phải bất kì ai trong trường hợp trên cũng bị kích động mạnh về tinh thần.

    ( Điều này em không đồng ý. Đúng là không phải bất kì ai trong trường hợp trên cũng bị kích động mạnh về tinh thần nhưng không phải vì thế mà toàn bộ những trường hợp người phạm tội do một tác động nào đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến mình mà tác động trở lại người kia lại không được xét vào trạng thái tinh thần kích động mạnh khi trong trường hợp bị tác động nghiêm trọng đó đa số bị kích động còn một số người luôn rất bình tĩnh).


       - Thứ ba, hành vi gây thương tích của A được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. A hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, và đủ khả năng điều khiển hành vi của mình.

    ( Theo như vấn đề anh đưa ra để chứng minh quan điểm của em sai thì suy ngược lại anh cho rằng người phạm tội trong trạng thái tinh thần kích động mạnh là người không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và không đủ khả năng điều khiển hành vi của mình. Em không đồng ý với quan điểm này. Vì một người mà gây thiệt hại nghiêm trọng đến người khác chỉ cần một trong hai điều kiện không nhận thức được hành vi của mình hoặc không có khả năng điều khiển hành vi là đã được miễn trách nhiệm hình sự  nếu phạm phải . Trừ khi là người bình thường khi dùng chất kích thích do người khác ép buộc như đè xuống trút vào miệng, không dùng chất này thì bị giết chẳng hạn..., thì mới không phải chịu TNHS khi dùng chất kích thích mà gây thiệt hại nghiêm trọng đến người khác.)

    Như vậy em không đồng ý với quan điểm của anh về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh.  

    Đọc bài viết của anh, em biết mình đã sai và em đồng ý với việc xác định tội danh của anh và em xin cảm ơn anh!



    Cập nhật bởi buihuyentb ngày 14/11/2011 10:14:04 CH Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 14/11/2011 10:07:00 CH Cập nhật bởi buihuyentb ngày 14/11/2011 09:18:32 CH Đổi font và cỡ chữ

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #147506   14/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!

    Trong bài viết của #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #edf5f9;">anhdv352, để khẳng định A không thuộc trường hợp trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, bạn ấy đưa ra 3 lya do "thứ nhất", "thứ hai" và "thứ ba". Điều đó có nghĩa là cả 3 lý do đó phải được xem xét một cách tổng thể trong mối quan hệ liên quan với nhau, khi có cả 3 lý do đó thì mới đưa ra được khẳng định trên.

    Nhưng bạn lại tách riêng lý do thứ ba ra để suy luận ngược lại là "#fff8df;">người phạm tội trong trạng thái tinh thần kích động mạnh là người không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và không đủ khả năng điều khiển hành vi của mình" thì không ổn rồi.

    Chỉ trong trường hợp #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #edf5f9;">anhdv352 viết: "Hành vi phạm tội của A không thuộc trường hợp trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vì hành vi gây thương tích của A được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. A hoàn toàn có khả năng nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, và đủ khả năng điều khiển hành vi của mình" mà không có lý do thứ nhất và thứ hai thì suy luận phản biện của bạn mới có cơ sở.

    Thân ái!  

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (15/11/2011) buihuyentb (15/11/2011)
  • #147519   15/11/2011

    buihuyentb
    buihuyentb
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 3935
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 73 lần


    Em xin ghi nhận ý kiến của anh chị!

    chẳng có gì đáng quý bằng đam mê trong công việc!

    Biệt danh : sâu róm

    Yahoo: buihuyentb

     
    Báo quản trị |  
  • #148954   21/11/2011

    lanh92pro
    lanh92pro

    Female
    Chồi

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2011
    Tổng số bài viết (67)
    Số điểm: 1076
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 6 lần


    xin cảm ơn ý kiến của anh chị.
    vậy nếu là người bào chữa cho A thì sẽ nêu ra những vấn đề gì nhằm giảm bớt án cho A
    và nếu là người bào chữa cho T thì sao?
    (trong khi T là người gây gổ trước và lớn tuổi hơn)
     
    Báo quản trị |  
  • #149220   22/11/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    khi bào chữa cho A bạn cần chú ý những tình tiết sau:
    - A chưa thành niên
    - Bị hại có lỗi trước.
    - A đã tác động gia đình bồi thường chi phí điều trị.
    - Thương tích của A do bị T đánh
    - nhân thân A: tiền án tiền sự, học lực, hạnh kiểm....
    - Xem xét hành động tìm dao và đâm như thế nào, cố gắng chứng minh A không có ý định tước đoạt tính mạng của T nhé luật sư tập sự
    Đây có thể là một số điểm bạn nên quan tâm.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #149356   22/11/2011

    lanh92pro
    lanh92pro

    Female
    Chồi

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2011
    Tổng số bài viết (67)
    Số điểm: 1076
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 6 lần


    hihi.hổng phải là ls tập sự nhưng dù sao cũng cảm ơn anh chị nhìu
     
    Báo quản trị |  
  • #155754   16/12/2011

    daiankt
    daiankt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thanks về bài viết này, vì mình cũng đang xử lý 1 vụ về tội "Giết người trong trạng thái bị kích động mạnh"

    duyhieunt ơi có 1 điểm mình chưa đồng ý là:
    Hiện tại người ta không còn gọi là Luật sư tập sự, mà người ta gọi là Người tập sự hành nghề luật sư.
    Thân mến
     
    Báo quản trị |