Xác định tội danh

Chủ đề   RSS   
  • #161649 18/01/2012

    nnn0090

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Xác định tội danh

    mình có tình huống này các bạn giúp mình với.
     A muốn dùng vũ lực để hiếp dâm B, nhưng mới dùng vũ lực xong thì B thoát được nhưng B đã để lại 1 xe máy sh( trị giá thực 150tr VND). thấy vậy A đã lấy xe về nhà bán lấy tiền tiêu xài. vậy B đã phạm tội gi? thanks!
     
    17187 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #161658   18/01/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo tôi thì hành vi của A đã cấu thành tội cướp tài sản theo điểm e, khoản 2, ĐIều 133, BLHS 1999.

    Ban đầu, hành vi của A mới chỉ thể hiện ý định là giao cấu với B, tuy nhiên, do Tội hiếp dâm theo Điều 111, BLHS có cấu thành vật chất tức là phải có hậu quả xảy ra là B bị giao cấu trái với ý muốn. Do vậy, hành vi của A chỉ cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 104, BLHS 1999 với hành vi dùng vũ lực nếu tỷ lệ thương tích của B thỏa mãn (hoặc cần thêm một số yếu tố kèm theo được xác định trong Điều luật).

    Tuy nhiên, hành vi phạm tội của A chưa kết thúc vào thời điểm B thoát được, mà  A tiếp tục thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của B là chiếc xe máy SH. Sau khi đã chiếm đoạt được chiếc xe máy thì đã đủ cơ sở để truy cứu TNHS của A về tội cướp tài sản như nói ban đầu (chuyển hóa tội phạm).

    Có thể sẽ có quan điểm cho rằng, A phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 137, BLHS 1999 và giải thích rằng, ý định chiếm đoạt tài sản chỉ xuất hiện sau khi A không thực hiện được ý định ban đầu là giao cấu với B và B chạy thoát, nên không xem xét hành vi dùng vũ lực kết hợp với hành vi chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, vì các hành vi của A thực hiện một cách liên tục không ngắt quãng, nên không thể chứng minh được rằng mục đích dùng vũ lực chỉ để giao cấu với B mà không phải bao gồm cả việc chiếm đoạt chiếc xe máy.

    * Có một điểm tôi cảm thấy hơi rối, mọi người có thể góp ý giúp: Nếu như hành vi dùng vũ lực của A gây cho B thương tích với tỷ lệ là trong khoảng 11% đến 30%, cộng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 150 triệu đồng. Như vậy, A sẽ bị truy cứu TNHS về Tội cướp tài sản theo điểm đ,e, khoản 2, Điều 133, BLHS hay A sẽ bị truy cứu TNHS về 2 tội là tội cố ý gây thương tích theo khoản 1, ĐIều 104, BLHS và tội cướp tài sản theo điểm e, khoản 2, ĐIều 133, BLHS ?
    .............................................................................................................................................................................................
    Tôi xin thay đổi quan điểm một chút về mặt tội danh, để không làm ngắt đoạn, tôi sẽ viết phần thay đổi riêng ở đây:

    Đối với phân tích hành vi của người phạm tội, tôi giữ nguyên ý kiến. Tuy nhiên, theo tôi, trong trường hợp này A bị truy cứu TNHS về Tội hiếp dâm theo Điều 111, BLHS (giai đoạn phạm tội chưa đạt)tội cướp tài sản theo điểm e, khoản 2, ĐIều 133, BLHS 1999.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 18/01/2012 11:35:38 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    nnn0090 (19/01/2012)
  • #161694   19/01/2012

    home92
    home92

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    [
    .............................................................................................................................................................................................
    Tôi xin thay đổi quan điểm một chút về mặt tội danh, để không làm ngắt đoạn, tôi sẽ viết phần thay đổi riêng ở đây:

    Đối với phân tích hành vi của người phạm tội, tôi giữ nguyên ý kiến. Tuy nhiên, theo tôi, trong trường hợp này A bị truy cứu TNHS về Tội hiếp dâm theo Điều 111, BLHS (giai đoạn phạm tội chưa đạt)tội cướp tài sản theo điểm e, khoản 2, ĐIều 133, BLHS 1999.
    [/quote]
    mình k đồng ý với phần kết luận này của Im_lawyerx0
     mình có quan điểm khác là; theo mình thì hiếp dâm là tội có cấu thành hình thức chứ k phải là cấu thành vật chất, bởi một người chỉ cần có hành vi dùng vũ lực để hiếp dâm người khác dù đã thực hiêện đc hành vi hiếp dâm hay chưa thì vẫn bị truy cứu về tội hiếp dâm và ở tình huống này thì A sẽ bị truy cứu về tội hiếp dâm theo Đ111. Và ở đây tội phạm đã hoàn thành chứ k phải ở giai đoạn phạm tội chưa đạt như Im_lawyerx0
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn home92 vì bài viết hữu ích
    nnn0090 (19/01/2012)
  • #161741   19/01/2012

    nnn0090
    nnn0090

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    cảm ơn các bạn nha. vậy các bạn thử cùng suy nghi thêm tình huống này nửa nha: A dùng vũ lực với ý đồ hiếp dâm B nhưng mới cởi áo B ra được thì bị mọi người phát hiện lúc đó thấy B co đeo sợi dây chuyền nên  A đã giật lấy và tẩu thoát cùng sợi dây chuyền. vậy A phạm tội gì. hj thanks
     
    Báo quản trị |  
  • #161742   19/01/2012

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    Thân chào các bạn!

    Thứ nhất: tội hiếp dâm có cấu thành hình thức, mặt khách quan quy định 2 dang hành vi là:
    1/ Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác
    2/ Giao cấu.

    Tội phạm hoàn thành khi chủ thể đã thực hiện 2 dạng hành vi trên.
    Trong trường hợp này: A mới dùng vũ lực nhằm mục đích giao cấu trái ý muốn (đề nói là hiếp dâm) nhưng do khách quan nên không thực hiện được hành vi giao cấu. Đây là trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. A vẫn bị truy cứu về hành vi Hiếp dâm theo điều 111 ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

    Chú ý đây là trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo điều 105 BLTTHS, nếu không có các tình tiết định khung tăng nặng khác.

    Thứ 2: về hành vi lấy tài sản sau khi B bỏ lại hiện trường, hoàn toàn thỏa mãn tội Công nhiên chiếm đoạt ts chứ không phải là Cướp ts như một vài bạn lầm tưởng.
    Tội cướp thì mục đích chiếm đoạt ts phải có trước khi dùng vũ lực hoặc khi hành vi dùng vũ lực chưa kết thúc, chuyển hóa tội danh sang cướp cũng phải có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực khi bị phát hiện,giành giật lại ts nhằm mục đích chiếm đoạt được ts đến cùng.

    Đôi điều trao đổi cùng các bạn.

    Trong trường hợp đang thực hiện hành vi cởi áo để giao cấu trái ý muốn mà bị phát hiện nên bỏ chạy thì vẫn là hiếp dâm chưa đạt.
    Hành vi giật dây chuyền rồi bỏ chạy là hành vi cướp giật ts.
    Cập nhật bởi duyhieunt ngày 19/01/2012 10:41:53 CH

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #161799   20/01/2012

    nnn0090
    nnn0090

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    tôi đồng ý với bạn ở tình huống 2 ma t đã đưa ra. đó la A phạm tội hiếp dâm và cướp giật ts.
     nhưng tình huống 1 bạn nói A phạm tội công nhiên chiếm đoạt ts thì mình thấy có chổ không ổn mong bạn giúp mình là: theo mình biết thì đặc trưng của công nhiên là lợi dụng vướng mắc của người đang quản lý tài sản mà công khai chiếm đoạt ts đó và mặc dù người đang quản lý ts thấy nhưng không có gì ngăn cản đồng thời sự vướng mắc đó phải do chính bản thân người đang quản lý ts gây ra, còn trong tình huống trên thì rõ ràng do A dùng vũ lực để hiếp dâm B nên B đã bỏ chạy nên sự vướng mắc đó đau phải do chính A gây ra đâu, và rong tình huống trên A cũng đâu trông thấy B lấy ts của mình đâu, nên theo mình nói B phạm tội công nhiên là chưa ổn.thanks

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nnn0090 vì bài viết hữu ích
    ThuyDung997 (12/08/2020)
  • #161811   20/01/2012

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    @nnn0090!
    Tội cướp ts thì mục đích chiếm đoạt ts phải có trước hoặc khi hành vi khách quan chưa kết thúc, mục đích là dấu hiệu bắt buộc của tội 133.
    Về tội công nhiên, hành vi khách quan là lợi dụng tình trạng không thể quản lý ts của người bị hại để công khai chiếm đoạt ts. Sách đúng là có nói tình trạng không thể quản lý ts này phải do khách quan mang lại. Tuy nhiên, ghi như vậy chỉ để phân biệt với trường hợp người phạm tội cố ý tạo hoàn cảnh khách quan vướn mắc nhằm chiếm đoạt ts trong tội Cướp với hành vi công nhiên mà thôi. Nếu mục đích chiếm đoạt ts có sau khi dùng vũ lực, và vướn mắc của  bị hại do hành vi vũ lực gây ra nhưng sau khi người bị hại rơi vào hoàn cảnh vướn mắc không bảo vệ được ts, người phạm tội mới nảy sinh ý định chiếm đoạt và chỉ công khai chiếm đoạt mà không tiếp tục sử dụng vũ lực nhằm chiếm đoạt ts thì vẫn là Công nhiên chiếm đoạt ts bạn a. Riêng hành vi dùng vũ lực nếu gây hậu quả sẽ truy cứu theo tội danh tương ứng. Chú ý trường hợp này  không thuộc trường hợp chuyển hóa tội danh. Thân.
    Cập nhật bởi duyhieunt ngày 20/01/2012 07:03:29 CH

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #161815   20/01/2012

    nnn0090
    nnn0090

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    nếu bạn nói vậy thì tôi xin đưa ra vd này: lợi dụng chủ bán hàng đang bán hàng cho nhiều khách hàng mà không thể quản lý ts mà đối tượng nhanh chóng chiếm đoạt ts có thể từ từ tẩu thoát và cũng có thể nhanh chóng tẩu thoát cùng ts, ở đây rõ ràng thi hv đã cấu thành tội cướp giật ts và rõ ràng ở đây người chủ bán hàng củng đang trong vướng mắc nhưng ko phải la công nhiên mà hj
     thứ 2: bản thân bạn cũng đã khẳn định rằng sách nói vậy là để phân biệt với cts mà, rõ ràng trong tình huống trên vướng mắc là do B gây ra mà, thì trước mắt về điều kiện của sự vướng mắc trong công nhiên là đã không thỏa oy nên khó mà định tội công nhiên được.
     thứ 3: bạn nói là sự vướng mắc đó là do khách quan là cũng chưa ổn lắm. vd như tình huống 1 người để xe máy trên cầu để xuống sông tắm thì sao? rõ ràng la sự vướng mắc này đâu phải do khách quan đâu, mừ do bản thân người đó tự tạo ra mà hj
         mà mình có vấn đề này nửa bạn co tài liệu về luật hình sự hay TTHS gì để học không gửi cho mình với.( lý thuyết, trắc nghiệím đúng/sai và giải thích,bài tập liên quan tới việc định tội( sở hữu,tính mạng, sức khỏe,danh dự,nhân phẩm,kinh tế, chức vụ,xâm phạm hoạt động tư pháp) và bài tập tố tụng hình sư nửa nha) mình cám ơn bạn rất nhiều!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nnn0090 vì bài viết hữu ích
    ThuyDung997 (12/08/2020)
  • #161816   20/01/2012

    nnn0090
    nnn0090

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    thamks bạn nha. ah mà bạn có tài liệu ôn luật hình sự và tố tụng hình sự hôn gửi mình với: lý thuyết,bài tập định tội(phần tính mạng,sức khỏe,danh,dự,nhân phẩm,sở hữu,kinh,tế,chức vụ,xâm phạm các hoạt động tư pháp),trắc nghiệm đúng sai,và bài tập tố tụng nửa nha) hj cảm ơn bạn rất nhiều hj
     
    Báo quản trị |  
  • #161818   20/01/2012

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    bạn hãy căn cứ vào đặc trưng trong hành vi khách quan của từng tội danh để phân biệt các tội phạm nói chung và các tội xâm phạm sở hữu nói riêng.
    Đv các tội xâm phạm sở hữu thì phải trả lời được câu hỏi: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản nhờ hành vi nào? và hành vi đó thỏa mãn mặt khách quan của tội phạm nào?. Như vậy sẽ đơn giản hơn khi bạn giải quyết  bài tập.
     Ví dụ 1 mà bạn nêu ra, tùy tình huống cụ thể mà xác định là trộm cắp, cướp giật hay công nhiên.
    Việc vướng mắc mà tôi nói do khách quan nên hiểu là không  phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội, ko do người phạm tội gây ra hay nói cách khác là khách quan đối với người phạm tội bạn ạ.
    Việc người bị hại bị vướng mắc làm mất khả năng bảo vệ ts không phải do chủ ý của  người phạm tội, có thể do người phạm tội gây ra nhưng mục đích chiếm đoạt ts sau đó mới xuất hiện. Kể từ lúc xuất hiện mục đích CĐTS thì hoàn cảnh đã được tạo ra rồi, người phạm tội không cần tác động thêm mà chỉ cần công khai lấy tài sản.
    Việc xác định thời điểm xuất hiện mục đích CĐTS rất quan trọng để phân biệt một số tội trong Chương sở hữu này: tội lạm dụng và tội lừa đảo, tội cướp và tội công nhiên.....


    Về phần đề bài tập, tôi không có để cho bạn, rất tiếc.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #162928   03/02/2012

    hocthanhtai123
    hocthanhtai123

    Chồi

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2012
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 1270
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


         Cho mình tranh luận tí cho zui hi. 
     -    Trường hợp về hành vi dùng vũ lực như bạn nói thì vẫn bị TCTNHS về tội hiếp dâm (giai đoạn chưa đạt) điều 111 BLHS 1999 SĐ, BS 2009. trường hợp này người ta xem xét để quyết định hình phạt 
     -  Còn tội hiếp dâm được coi là hoàn thành khi thực hiện HÀNH VI GIAO CẤU. không phụ thuộc đã giao cấu xong hay chưa.
     -   nếu nửa chừng chấm dứt phạm tội thì người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi thực tế đã gây ra như: gây thương tích, làm nhục người khác....
      -    trường hợp ban đầu nạn nhân kháng cự nhưng sau đó đã phê phê *(hjhjhj) thuận tình đồng ý thì hành vi không phạm tội hiếp dâm nữa mà phạm tội cưỡng dâm.hjhj 
     
    Báo quản trị |