Xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

Chủ đề   RSS   
  • #443819 13/12/2016

    johancong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

    TÁI PHẠM HAY TÁI PHẠM NGUY HIỂM

    Vụ án 1: Ngày 16/1/2016 Cơ quan công an bắt quả tang N cất giấu trong người một gói nhỏ có cất bột màu trắng, qua giám định đã kết luận số chất bột màu trắng thu giữ của N là 0,19 gam hêrôin. Bản thân N đã có nhiều tiền án cụ thể như sau:

    Tại bản án ngày 20/12/2009 N bị Tòa án nhân dân huyện H xử phạt 24 tháng tù về tội trộm cắp tài sản (tài sản là trị giá 14.000.000 đồng).

    Sau khi mãn hạn tù, ngày 18/2/2012, chưa được xóa án tích N tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp trị giá 10.000.000 đồng. Tại bản án 15/5/2012 N bị Tòa án huyện xử phạt 15 tháng tù về tội trộm cắp. Trong bản án này Tòa án không nhận định và áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là Tái phạm theo Điều 48 khoản 1 điểm g BLHS đối với N.

    Vụ án đã kết thúc điều tra, Viện kiểm sát truy tố N về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 194 khoản 1 Bộ luật hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang Tòa án để xét xử.

    Tuy nhiên sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Tòa án cho rằng hành vi của N phải bị truy tố theo Điều 194 khoản 2 điểm p (tái phạm nguy hiểm). Bởi lẽ: mặc dù bản án ngày 15/5/2012 không nhận định, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm đối với N,  nhưng căn cứ vào Điều 49 khoản 1 của Bộ luật hình sự thì, N đã có một tiền án chưa được xóa án tích lại tiếp tục phạm tội do cố ý. Vậy phải xác định trong lần phạm tội ngày 18/2/2012 N đã tái phạm. N đã tái phạm và cả hai bản án chưa được xóa án lại tiếp tục phạm tội do cố ý, vì vậy phải xác định lần phạm tội ngày 16/1/2016 của N là Tái phạm nguy hiểm, đây là tình tiết định khung hình phạt quy định tại Điều 194 khoản 2 điểm p Bộ luật hình sự.

    Quan điểm của Viện kiểm sát: mặc dù N đã có hai tiền án chưa được xóa án tích song bản án gần nhất (Bản án ngày 15/5/2012 ), Tòa án không nhận định, không tuyên bố xác định T tái phạm. Theo quy định tại Điều 49 khoản 2 điểm b Bộ luật hình sự thì, chỉ người nào “Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý”. Xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm phải căn cứ vào bản án, không phải dựa vào nhận định chủ quan. Do bản án ngày Bản án ngày 15/5/2012 có hiệu lực pháp luật, không bị giám đốc thẩm, tái thẩm nên không không thể thay đổi được. Do đó, hành vi của N năm 2016 chỉ thuộc trường hợp tái phạm.

    Tóm lại, xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm ở đây căn cứ vào quy định của BLHS hay căn cứ vào quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật?

    Vụ án 2: Tháng 2-1999, A bị xử phạt 5 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trị giá tài sản là 5 triệu đồng. A đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa thi hành xong khoản tiền bồi thường là 5.000.000 đồng. Tháng 5 năm 2004, A trộm cắp tài sản trị trị giá 5 triệu đồng. Do chưa chấp hành xong phần quyết định về bồi thường của bản án năm 1999, nên với hành vi trộm cắp tài sản lần này A phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm” và bị xử phạt 3 năm tù.  Đến tháng 7 năm 2006, A chấp hành xong bản án thứ hai nhưng vẫn chưa thi hành khoản tiền bồi thường 15.000.000 đồng của bản án năm 1999. Tháng 1 năm 2016, A lại trộm cắp tài sản trị giá 6.000.000 đồng. Quá trình giải quyết vụ án, có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định “tái phạm” hay “tái phạm nguy hiểm” đối với A. Cụ thể:

     Quan điểm thứ nhất cho rằng: Hành vi “Trộm cắp tài sản” tháng 1-2016 của A thuộc trường hợp “tái phạm”. Vì bản án “Trộm cắp tài sản” năm 2004 tuy xác định hành vi phạm tội của A là “tái phạm” nhưng A chấp hành xong bản án này (bản án năm 2004) vàotháng 7 năm 2006, nên theo quy định tại Điều 64 BLHS thì bản án này đương nhiên được xóa án tích. Còn việc A chưa chấp hành xong phần bồi thường thiệt hại của bản án năm 1999 thì bản án này vẫn còn án tích, chưa được xóa. Do đó, lần phạm tội năm 2016, A chỉ phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm”.

    Quan điểm thứ hai: Mặc dù A đã chấp hành xong bản án trộm cắp tài sản năm 2004 và về thời gian đủ để xem xét đương nhiên xóa án tích, nhưng do đến nay A vẫn chưa thi hành xong phần bồi thường thiệt hại của bản án thứ nhất năm 1999, cho nên bản án trộm cắp năm 2004 sẽ không thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích. Do vậy, hành vi trộm cắp tháng 1 năm 2016 của A phải được xác định là “tái phạm nguy hiểm” và phải bị xét xử theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 138 BLHS.

    Tóm lại, trong vụ án thứ hai này, việc xóa án tích của bản án năm 2004 có phụ thuộc vào việc xóa án tích của bản án năm 1999 không. Trong BLHS năm 1999 cũng như BLHS năm 2015, chỉ quy định việc tính lại thời gian xóa án tích khi phạm tội mới, không có quy định về việc xóa án tích khi chấp hành song song hai bản án như trên.

    Mong mọi người cho mình biết căn cứ pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm trong những trường hợp trên với nhé.

     

     

     
    13292 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445873   04/02/2017

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Chào bạn!

    Vấn đề bạn hỏi tôi xin trao đổi như sau:

    Đối với vụ án thứ 1: Theo quan điểm của tôi là vẫn xác định là tái phạm nguy hiểm.

    Bởi theo quy định tại Điều 49 BLHS thì tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý ... Còn tái phạm nguy hiểm là đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

    Như vậy, căn cứ để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm là theo Điều 49 BLHS chứ không phải căn cứ vào việc bản án có xác định đó là tái phạm hay không. Việc bản án trước không áp dụng tình tiết tái phạm là vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. không thể lấy tiếp cái sai của bản án trước kéo theo cái sai của bản án sau. cũng không có quy định nào quy định bản án trước phải áp dụng tình tiết tái phạm thì bản án sau mới được áp dụng tái phạm nguy hiểm (nếu thuộc điểm b khoản 2 Điều 49 BLHS).

    Đối với vụ án thứ 2: Trường hợp này bản án thứ 2 được xóa án tích. 

    Điều 67 BLHS quy định về thời hạn để xóa án tích của bản án cũ được tính lại khi phạm tội mới và tính từ ngày chấp hành xong bản án mới chứ không có quy định thời hạn xóa án tích của bản án mới căn cứ vào bản án cũ.

    Việc xóa án tích của các bản án khác nhau căn cứ vào điều kiện của từng loại bản án chứ không căn cứ trên tổng thể của việc chấp hành xong tất cả các bản án. Nếu bản án nào đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích thì sẽ đương nhiên xóa án tích.

    Theo Điều 64 BLHS thì quy định việc được nhiên xóa án tích khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới theo từng loại thời gian (01 năm với ít nghiêm trọng ....). Có thể hiểu việc thi hành xong bản án từng là có nghĩa là cụ thể từng bản án chứ không bao gồm toàn bộ bản án (nếu có). Pháp luật không quy định vấn đề phải chấp hành hết toàn bộ bản án trước thì bản án sau mới được xóa án tích nên theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo thì phải xác định bản án thứ 2 đã được xóa án tích.

    Trên đây là một vài trao đổi của tôi.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    johancong (07/02/2017)
  • #482523   17/01/2018

    trường hợp một người tên A năm 2014 trộm 5.000.000đ xử tù giam, ra trại năm 2015, năm 2016 tiếp tục trộm cắp 1.000.000đ, tuy chưa đủ mức truy cứu nhưng tái phạm nên tiếp tục xử 12 tháng tù ra trại năm 2017. sau khi ra trại lại tiếp tục trộm cắp 4.000.000đ. 

    Tư vấn giúp mình trường hợp này tính tái phạm hay tái phạm nguy hiểm

     
    Báo quản trị |