xác định loại tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #152489 03/12/2011

    voductho36k13

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    xác định loại tội phạm

    Ngày, K 20 tuổi dẫn V 18 tuổi đi vũ trừong C, trong khi K đi ra ngoài, thì M (20 tuổi) đến mời V nhảy, nhưng V từ chối, M đã có những lời xúc phạm và đã đe dọa V, sau đó bỏ đi, sau khi K quay lại, V đã kể lại cho K, Lúc ra về, V thấy M và nói với K " chính nó, nó đã xúc phạm và đe dọa em, anh hãy cho nó 1 trận", nhưng K ko có phản ứng, V nói tiếp " sao anh hèn thế, nếu anh ko đánh nó 1 trận thì 2 chúng mình chia tay nhau". Nghe thấy V nói vậy, K lao vào đánh vào mặt vào bụng M, sau khi M gục xuống K vẫn tiếp tục dùng chân dẫm đạp K cho đến khi K ngất mới bỏ đi. sau khi được cấp cứu và xác nhận thương tât: K bị tổn thương sức khỏe 25%, rách da đầu đỉnh chẩm dài 4cm, rạn vỏ não trái gây ra chứng đau đầu kéo dài.

    câu hỏi: phân tích cấu thành tội phạm. và các tội trong tình huống.

     
    em trả lời là K đã phạm tội cố y gây thương tích theo điều 104, và khoản 2 do có thêm tình tiết tăng nặng đinh khung là " gây cố tật nhẹ" và V phạm tội đồng phạm nhưng ko chịu tình tiết tăng nặng của K.


    => trong câu trả lời trên em sai ở đâu, và mọi nguoi cho em biết câu trả lời như thế nào cho trường hợp nay. em xin cám ơn.
     
    4975 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #152835   05/12/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    V và K đồng phạm, V là chủ mưu, K là người thực hành. K phạm vào khoản nào thi V phải chịu trách nhiệm chung về khoản đó.
    Xem lại việc áp dụng tình tiết tăng nặng gây cố tật nhẹ trong trường hợp này đã chính xác chưa?
    Tôi có ý kiến trao đổi với bạn như vậy.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duyhieunt vì bài viết hữu ích
    voductho36k13 (08/12/2011)
  • #152842   05/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    - Bạn xác định tội phạm là Cố ý gây thương tích và V là đồng phạm (cụ thể với vai trò là người xúi giục) thì đúng rồi. Vì ở đây hành vi xúi giục của V là rất rõ ràng, nhằm vào người phạm tội cụ thể là K và tội phạm cụ thể là cố ý gây thương tích.

    Nhưng trong tình huống này đâu có dấu hiệu gì về hậu quả để bạn xác định đó là "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân"? Chính hậu quả rách da đầu và rạn võ não dẫn đến tỷ lệ thương tật là 25%, chứ đó đâu phải là cố tật nhẹ.

    Khi áp dụng tình tiết "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân", bạn cần chú ý đến hướng dẫn tại Nghị quyết số02/2003/NQ-HĐTP, cụ thể:

    Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.

    Trong dữ kiện có nêu "Sau khi M gục xuống K vẫn tiếp tục dùng chân dẫm đạp M cho đến khi M ngất mới bỏ đi". Với tình tiết này, hành vi của K được coi là "có tính chất côn đồ" theo điểm i khoản 2 Điều 104 BLHS.

    - Nếu như bạn xác định tình tiết định khung của K là "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" và V đồng phạm nhưng không chịu tình tiết này thì cũng không đúng. Vì đây là tình tiết định khung về hậu quả của tội phạm, mà V chỉ xúi K đánh M chứ không nói là đánh gây hậu quả như thế nào nên V phải cùng chịu trách nhiệm về hậu quả mà K gây ra, bởi hành vi của K không phải là hành vi thái qúa.

    Còn với tình tiết "có tính chất côn đồ" thì đúng là V khôn phải chịu. Vì V chỉ xúi giục K đánh M một trận chứ không yêu cầu K phải đánh như thế nào. Nên V chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả mà K gây ra chứ không phải chịu trách nhiệm về hành vi mà K thực hiện. 

    Thân ái!


    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 05/12/2011 01:45:48 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #152933   05/12/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    Bác Thanh nói tôi mới để ý. Nhưng còn mấy chỗ cần làm rõ thêm:
    1/ Tình tiết gây cố tật nhẹ theo hướng dẫn tại NQ 02/.2003 thì rõ rồi, Nhưng dù hậu quả rách da đầu đã tính vào trong tỷ lệ thương tật 25% thì cũng vẫn được tính là tình tiết gây cố tật nhẹ bởi:
    - Bản thân một tình tiết làm rách da phần đỉnh chẩm không đến mưc thương tích 25%, theo thông tư 12/1995 thì vết thương da đầu để lại sẹo được tính thương tích như sau:  vết thương để lại sẹo  nhỏ ở vùng có tóc che khuất thì  mỗi vết sẹo là 1-4%, nếu sẹo lớn, xấu ở vùng trán, thái dương đau rát thì 6 - 10%. Căn cứ vào điểm này thì chỉ riêng vết sẹo do rách da đầu có thể là tình tiết gây cố tật nhẹ nếu vết sẹo để lại xấu, ảnh  hưởng đến thẩm mỹ (theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2003)
    - Trong trường hợp có nhiều vết thương mà ngoài vết thương gây cố tật nhẹ còn có các vết thương khác mà tổng tỷ lệ thương tật đến mức truy cứu TNHS thì có thể áp dụng khoản 2 điều 104 vì tại khoản 2 điều này không loại trừ tình tiết gây cố tật nhẹ khi thương tích từ 11 - <31%. Có nghĩa là khi thương tích từ trên 11-<31% mà có tình tiết gây cố tật nhẹ thì bị truy tố theo khoản 2 điều 104. Hậu quả này V cũng phải chịu.
    - Về tình tiết có tính côn đồ như bác BachThanhDC nói, tôi cũng đồng ý nhưng tại sao V không phải chịu? vì thực tế V chính là người tổ chức, thúc đẩy K đánh M, thậm chí ép buộc, dọa chia tay? V hoàn toàn chứng kiến hành  vi của K nhưng không có bất cứ hành động nào ngăn cản, việc K đánh M là phù hợp  với mong muốn của V, việc K đánh như thế nào V không bảo cũng không ngăn cản, không có gì để chứng tỏ hành vi côn đồ của K là vượt quá, đây có thể là trường hợp cố ý không xác định của V, bỏ mặc cho K hành động, không quan tâm hậu quả.
    - Vai trò của V trong trường hợp đồng phạm này là người tổ chức thì phù hợp hơn với tính chất hành vi của V, không chỉ là xúi giục K, V còn nhận mặt M để K đánh, khi K không đánh còn ép buộc K phải đánh M... 

    Cập nhật bởi duyhieunt ngày 06/12/2011 12:25:11 CH ghi nhầm tên văn bản hướng dẫn, thank bác BachThanh

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duyhieunt vì bài viết hữu ích
    voductho36k13 (08/12/2011)
  • #152946   05/12/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df;">duyhieunt!

    - Lý luận của bạn về áp dụng tình tiết gây cố tật nhẹ thì đúng rồi (mà nó là nghị quyết 02/2003 chứ không phải 01/2006 nhé  ). Tức là dù có bao nhiêu vết thương nhưng trong đó chỉ cần có một vết thương gây cố tật nhẹ dưới 11% thì vẫn áp dụng tình tiết là gây cố tật nhẹ. Nhưng khổ nổi "bị rách da đầu ở vùng đỉnh chẩm thì làm sao ảnh hưởng đến thẩm mỹ được. Tóc nó che đi chứ có ai nhìn thấy đâu chứ. (Ngoài lề nhé: chỉ trừ trường hợp gây thương tích cho nhà sư ở đỉnh chẩm may ra mới ảnh hưởng thẩm mỹ  ).

    - Về tính chất đồng phạm thì quan điểm của tôi V là người xúi giục chứ không phải là người tổ chức. Vì người tổ chức phải là người chủ mưu, cầm đầu hoặc chỉ huy việc thực hiện tội phạm và chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức thì mới có người tổ chức. Còn ở đây tính chất đồng phạm giữa K và V chỉ là đồng phạm giản đơn thôi. Vì lời nói của V chỉ là nếu không đánh thì chia tay, và lời nói đó chính là chất xúc tác kích động, thúc đẩy K thực hiện tội phạm chứ V không vạch ra kế hoạch cho K phải thực hiện tội phạm như thế nào, chỉ đạo K phải đánh ra sao. Nói chung là V không điều khiển hành động của K nên vai trò của V không phải là người tổ chức. Và vì mà V chỉ phải cùng chịu trách nhiệm về hậu quả mà K gây ra chứ V không phải cùng chịu trách nhiệm về tính chất hành vi mà K thực hiện. Bởi vì đó là nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

    Còn nếu giả sử là một tình huống khác, V là người tổ chức, K là người thực hành mà hành vi của K là côn đồ thì V mới cũng phải chịu tình tiết côn đồ cùng K. Bởi vì khi V đã là ngươi tổ chức thì V cũng chính là người điều khiển hành động của K.

    Thân ái!


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    voductho36k13 (08/12/2011)