Xác định hành vi hạ giá bán hàng hóa nhằm triệt tiêu đối thủ cạnh tranh

Chủ đề   RSS   
  • #461171 14/07/2017

    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Xác định hành vi hạ giá bán hàng hóa nhằm triệt tiêu đối thủ cạnh tranh

    Bán phá giá hàng hóa dịch vụ là cách thức mà doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp thường xuyên áp dụng nhằm mục địch loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường liên quan (thị trường hàng hóa liên quan và thị trường địa lý liên qua). Có thể hiểu hành vi bán phá giá hàng hóa, dịch vụ là hành vi được thực hiện thông qua việc bán hàng hóa dịch vụ ở mức giá thấp hơn giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ đó. Thông qua đó, doanh nghiệp hoặc một nhóm foanh nghiệp đang có vị trí thống lĩnh thị trường có thể triệt tiêu đối thủ cạnh trạnh để dành thị phần và kiểm soát thị trường. Khi đó sẽ dẫn đến sự hạn chế cạnh tranh hoặc thập chí triệt tiêu cạnh tranh trong thị trường liên quan làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

    Chính vì những tác hại nghiêm trọng trên mà pháp luật nghiêm cấm các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp đang có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

    Để xác định một hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá bán thấp hơn giá thành toàn bộ của sản phẩm thì phải căn cứ vào nhiều điều kiện khác nhau. Bao gồm:

    -         Đối tượng thực hiện: Doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp đang có vị trí thống lĩnh thị trường (Điều 11 Luật cạnh tranh 2014)

    -         Hàng hóa, dịch vụ không phải là hàng hóa tươi sống, hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, hàng hoá theo mùa vụ, hàng hoá trong chương trình khuyến mại, hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh.

    Ngoài các lọa hàng hóa trên, hoặc pháp luật có quy định khác (có thể là trong 1 thời kỳ nhất định, ví dụ như nhà nước ban hành chính sách bình ổn giá) thì mọi hành vi hạ giá thành sản phẩm xuống thấp hơn giá thành toàn bộ sản phẩm nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh đều trái quy định pháp luật.

    Giá bán hàng hóa dịch vụ thấp hơn so với giá thành toàn bộ của hàng hóa dịch vụ. Đây là điều kiện quyết định sự chính xác trong việc xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh

     
    10174 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #461335   15/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Tác hại không lương của hành vi bán phá giá nhằm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh

    Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh được xem là áp một mức giá hủy diệt đổi với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Khi giá của một sản phẩm giảm xuống sẽ làm cho giá của sản phẩm cạnh tranh khác (nếu không thay đổi về giá) trở thành cao tương đối trước nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có mức giá thấp có được lợi thế cạnh tranh về giá nên các đối thủ còn lại bị đặt vào tình trạng hoặc phải chạy đua để giảm giá hoặc chấp nhận mất dần khách hàng với mức giá không đổi. Khi giá bán có thể gây lỗ cho đối thủ thì mức giá đó được suy đoán là có khả năng hủy diệt. Mức giá có khả năng hủy diệt đối thủ có thể là kết quả hoặc của quá trình cạnh tranh lành mạnh về giá, hoặc của hành vi định giá hủy diệt. Sẽ là cạnh tranh lành mạnh nếu các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn hạ giá bán hàng hóa bằng cách giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.Trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa với giá thấp để đẩy giá thị trường xuống mức không thể có lãi trong một thời gian nhằm làm suy yếu hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

    Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh có những tác động tích cực và mối nguy cơ cho nền kinh tế.

    Người tiêu dùng được hưởng lợi do mua hàng hóa với giá rẻ trong giai đoạn hành vi được thực hiện và tình trạng cạnh tranh sinh tử về giá. Tuy nhiên, khi mục đích tiêu diệt đối thủ đã đạt được, khi trên thị trường liên quan không còn đối thủ cạnh tranh nữa, doanh nghiệp sẽ thực hiện hành vi củng cố được vị trí trên thị trường liên quan và khai thác lợi thế bằng các cách thức khác nhau như làm giảm sản lượng và giá tăng vọt trong tương lai để lấy lại những gì đã bỏ ra trước đó. Lúc đó,người tiêu dùng phải mua hàng hóa với giá rất cao mà chưa chắc đảm bảo chất lượng làm rối loạn thị trường, tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

    Khi một hoặc một nhóm doanh nghiệp thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ thì khi đó các doanh nghiệp không đủ mạnh về tiềm lực tài chính không thể định giá sản phẩm của họ theo chi phí bởi nếu làm như vậy sẽ mất khách hàng. Để có thể tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp buộc bán lỗ theo giá thị trường cho dù bị lỗ. Mặt khác, các doanh nghiệp trên thị trường gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm buộc họ phải xem xét lại các điều kiện sản xuất, mua bán cho phù hợp, thậm chí phải chấp nhận lỗ để giữ chân khách hàng nếu họ muốn tồn tại. Khi một doanh nghiệp kinh doanh lỗ trong thời gian dài mà không có tiềm lực tài chính để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể cạnh tranh lại các doanh nghiệp khác, thì dễ dẫn đến tình trạng phá sản hoặc rút khỏi thị trường. Từ đó, dẫn đến sự hạn chế cạnh tranh hoặc nghiêm trọng hơn là triệt tiêu sự cạnh tranh trong thị trường liên quan. Khi Không còn cạnh tranh nữa sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, người tiêu dùng phải chịu giá thành sản phẩm cao hơn. Một nền kinh tế không có sự cạnh tranh là một nền kinh tế “Chết”.

     
    Báo quản trị |  
  • #461336   15/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Hạn chế trong hoạt động điều tra, xử lý hành vi bán phá giá nhằm hủy diệt đối thủ cạnh tranh

    - Đại đa số doanh nghiệp nội địa có quy mô vừa và nhỏ nên khả năng ứng phó hoặc chạy đua với các chiến lược định giá hủy diệt của các tập đoàn kinh tế lớn (đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia) là thấp. Một khi việc hủy diệt hoàn tất thì các biện pháp xử phạt như phạt tiền … không thể khôi phục lại tình trạng cạnh tranh trên thị trường.

    - Việc điều tra về hành vi định giá hủy diệt được dự báo là không đơn giản, thậm chí rất phức tạp. Sự phức tạp bao gồm những khó khăn trong nghiệp vụ về kỹ thuật điều tra, tính toán chính xác các thông số thị trường liên quan, thị phần và các loại giá mua, giá bán, chi phí sản xuất, lưu thông.

    - Pháp luật về định giá hủy diệt của Việt Nam còn đơn giản nên chỉ với những quy định hiện hành, việc điều tra sẽ không dễ dàng và có thể đưa đến các kết luận không chính xác.

    - Với các quy định của pháp luật hiện hành và năng lực thực tế của cơ quan quản lý cạnh tranh, việc thu thập thông tin trong các vụ việc cạnh tranh được thực hiện cơ bản dựa vào nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên liên quan. Cơ quan điều tra chưa đủ nguồn nhân lực và phương tiện cần thiết để tự tìm kiếm thông tin, chứng cứ để giải quyết vụ việc

     
    Báo quản trị |