Xác định giao dịch đối với người có liên quan của công ty

Chủ đề   RSS   
  • #573128 30/06/2021

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Xác định giao dịch đối với người có liên quan của công ty

    Tình huống đặt ra rằng Tổng Công ty (gọi tắt là A), có:
     
    - Công ty TNHH MTV B (100% vốn của A)
     
    - Công ty Cổ phần C (A có 75% CP )
     
    Toàn bộ phần vốn 75% của A tại Công ty C giao cho 4 người đại diện A tại Công ty C gồm:
     
    1.Ông K -  Chủ Tịch HĐQT Công ty C (đồng thời là TV Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc của Công ty B)
    2.Ông L – Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Công ty C  (đồng thời là TV Hội đồng thành viên, Phó Tổng Gíam đốc Công ty B)
    3.Ông T -Thành viên HĐQT Công ty C ( đồng thời là Phó phòng Kế toán của A)
    4.Anh T- Thành viên HĐQT, Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty C
     
    Cty B và Cty C ký hợp đồng gia công sản phẩm, giá trị hợp đồng lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản
     
    Hiện nay công ty C ký Hợp đồng gia công với B (hợp đồng có giá trị trên 35% tài sản của Công ty C nên phải thông qua đại hội đồng cổ đông của C). Vậy ai trong 4 thành viên HĐQT của C nêu trên là người có liên quan hoặc cổ đông có liên quan đến Hợp đồng gia công giữa C và B không được biểu quyết thông qua tại cuộc họp ĐHCĐ của C?
     
    Việc xác định người có liên quan là một vấn đề rất quan trọng nhằm xác định giao dịch hợp lệ đối với doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đó thì nó vẫn rất dễ nhầm lẫn. Đối với công ty cổ phần thì vấn đề này xuất phát từ Khoản 1 Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020:
     
    "Điều 167. Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
     
    1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan sau đây:
     
    a) Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ;
     
    b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
     
    c) Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này."
     
    Khái niệm "người có liên quan" được nêu tại Điều 4 của văn bản như sau:
     
    "Điều 4. Giải thích từ ngữ
     
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
     
    ...
     
    23. Người có liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
     
    a) Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
     
    b) Công ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con;
     
    c) Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
     
    d) Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên;
     
    đ) Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
     
    e) Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
     
    g) Doanh nghiệp trong đó cá nhân, công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của công ty."
     
    Từ các nội dung trên, Điều 167 chỉ áp dụng khi công ty C giao dịch vào các chủ thể được liệt kê tại Khoản 1 trên. Trường hợp của tình huống là công ty C giao dịch trực tiếp với công ty B. 
     
    Trong Khoản 1 Điều 167 nêu trên, quy định tại Điểm a sẽ không áp dụng do trường hợp của tình huống do công ty B không phải là cổ đông của công ty C. Nên công ty B và người có liên quan với công ty B không chịu sự điều chỉnh của Điểm a.
     
    Đối với trường hợp tại Điểm b thì giao dịch của đơn vị là giữa công ty C và công ty B với nhau, không phải giao dịch với Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nên công ty B và người có liên quan của họ nên sẽ không chịu sự điều chỉnh của Điểm b.
     
    Tương tự với Điểm c thì các 4 cá nhân mà tình huống nêu họ không làm chủ hoặc sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần trong công ty B (đại diện phần vốn/cổ phần khác với sở hữu phần vốn/cổ phần), và người có liên quan của họ cũng không phải là công ty B nên 4 cá nhân đã nêu cũng không thuộc trường hợp áp dụng Điểm c này.
     
    Vì vậy, thông tin cung cấp ngay đầu bài sẽ không áp dụng các quy định tại Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020 và 4 người đó đều có quyền biểu quyết. Không rõ mình nêu như vậy có đúng không, mọi người cùng chia sẻ nhé.
     
    877 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    kuri_yt_294112@yahoo.com.vn (30/06/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578236   22/12/2021

    Xác định giao dịch đối với người có liên quan của công ty

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích từ bài viết của bạn.

    Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối cũng được coi là cá nhân có liên quan, mình thấy cần thêm cháu, cháu nuôi nữa. 

    Hy vọng có thể đọc được nhiều bài viết chia sẻ từ bạn!

     
     
    Báo quản trị |