Xác định đồng phạm như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #587804 19/07/2022

    Xác định đồng phạm như thế nào?

    Khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm". 

     

    Trên thực tế tội phạm có thể do một cá nhân thực hiện cũng có thể do nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện tội phạm thì mức độ tham gia, đóng góp vào việc phạm tội và hậu quả xảy ra hay nói cách khác là tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi của từng người không giống nhau cho nên theo nguyên tắc công bằng trách nhiệm hình sự không thể như nhau. Và để xác định đồng phạm, cần dựa vào các dấu hiệu khách quan và chủ quan để đưa ra căn cứ chính xác. 

     

    Về mặt khách quan của đồng phạm có nghĩa số lượng tham gia phải là hai người trở lên nhưng phải đảm bảo điều kiện có ít nhất hai người có năng lực trách nhiệm hình sự đủ độ tuổi chịu trách nhiệm luật định. Không thể có đồng phạm nếu có hai người nhưng một người đủ độ tuổi một người chưa hoặc một người có năng lực trách nhiệm hình sự còn người kia mắc bệnh tâm thần, không thể nhận thức và điều khiển hành vi. Đồng thời phải có sự đảm bảo sự liên kết giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm. Trong đó mỗi người tham gia vào đồng phạm phải có ít nhất một trong bốn hành vi là thực hành, tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức. Một người có thể tham gia vào đồng phạm khi thực hiện bốn hành vi trên hoặc thực hiện một hành vi nhưng giữa các hành vi phải có mối liên kết nói cách khác là nằm trong thể thống nhất.

     

    Mặt chủ quan của đồng phạm có nghĩa là những người trong đồng phạm phải cùng cố ý, tức là phải có sự liên kết về mặt chủ quan trong đồng phạm. Đồng phạm chỉ đặt ra với các tội thực hiện với hình thức lỗi cố ý. Được thể hiện qua hai khía cạnh cùng lý trí và cùng ý chí. Trong đó cùng lý trí có nghĩa là mỗi người trong đồng phạm đều biết hành vi của mình là nguy hiểm có xã hội và biết về hành vi nguy hiểm của người khác. Đều thấy trước hậu quả chung về tội phạm mà họ đang thực hiện. Ngoài ra, cùng ý chí có nghĩa là những người đó cùng mong muốn có sự liên kết của các hành vi và có cùng ý thức bỏ mặc hậu quả chung phát sinh.

     
     
    2112 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/07/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #587810   19/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    xác định đồng phạm như thế nào

    Cảm ơn bài viết của bạn, mình xin bổ sung thêm như sau:

    Theo Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội đồng phạm, cụ thể như sau:

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

    3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

    Trong vụ án đồng phạm tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức:

    - Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong đó lưu ý rằng, chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Những hành vi thể hiện người đó là đồng phạm với vai trò là người tổ chức như thành lập tổ chức phạm tội, đưa ra kế hoạch, biện pháp thực hiện tội phạm, chỉ đạo người khác thực hiện tội phạm, điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm....

    - Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi của họ phù hợp với miêu tả trong yếu tố khách quan cấu thành tội phạm. Hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả tác hại. Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiện phạm tội. Dù đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực hành.

    - Người xúi giục là người bị kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi xúi dụng có thể thể hiện ở các dạng như tác động vào tư tưởng người khác nảy sinh ý định phạm tội, dụ dỗ, cưỡng ép...Hành vi xúi giục thực hiện trước khi người thực hành thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi xúi giục phải cụ thể nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể. Nếu như hành vi đó chỉ là lời nói có tính chất thông báo, gợi ý chung chung không cụ thể thì không thể coi là người xúi giục. Trong trương hợp nếu xúi giục người dưới 18 tuổi thì người xúi giục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự về tội xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội

    - Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi của người giúp sức có thể ở dưới dạng như cung cấp công cụ, phương tiện, thông tin cần thiết để thực hiện tội phạm hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội hoặc hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có. Hành vi này không trực tiếp gây thiệt hại cho khách thể mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/07/2022)