Xác định đối tượng xử phạt trong trường hợp có giao dịch quyền sử dụng đất thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #610848 23/04/2024

    phucpham2205
    Top 500
    Lớp 5

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (374)
    Số điểm: 6856
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 143 lần


    Xác định đối tượng xử phạt trong trường hợp có giao dịch quyền sử dụng đất thế nào?

    Giao dịch quyền sử dụng đất là gì? Xác định đối tượng xử phạt trong trường hợp có giao dịch quyền sử dụng đất thế nào? Thời điểm kết thúc hành vi giao dịch về quyền sử dụng đất thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên.

    (1) Giao dịch quyền sử dụng đất là gì?

    Tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có giải thích về giao dịch quyền sử dụng đất như sau:

    “4. Giao dịch về quyền sử dụng đất là trường hợp các bên liên quan thực hiện việc chuyển đổi hoặc chuyển nhượng hoặc tặng cho hoặc cho thuê, cho thuê lại hoặc thừa kế hoặc thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

    Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, giao dịch quyền sử dụng đất là khi các bên liên quan thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại hoặc thừa kế hoặc thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

    (2) Xác định đối tượng xử phạt trong trường hợp có giao dịch quyền sử dụng đất thế nào?

    Có thể xác định đối tượng trong trường hợp có giao dịch quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

    Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trước khi chuyển quyền sử dụng đất: 

    - Bên chuyển quyền sử dụng đất bị xử phạt vi phạm hành chính và phải thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. 

    Đồng thời, bên chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp này còn bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (nếu khi xử phạt hành vi chuyển quyền buộc bên nhận chuyển quyền phải trả lại đất cho bên chuyển quyền) theo quy định. 

    - Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả còn lại đối với từng trường hợp vi phạm theo quy định.

    Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai: Xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên.

    Trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai: Xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất. 

    Trường hợp cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai: Xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất đã cho thuê, đã thế chấp. 

    Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính như đã nêu trên thì bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

    (3) Xác định thời điểm kết thúc hành vi giao dịch về quyền sử dụng đất thế nào?

    Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thời điểm kết thúc hành vi giao dịch về quyền sử dụng đất được xác định như sau:

    - Hành vi: Chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê đất trả tiền một lần, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thuê đất trả tiền một lần, thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không được giao dịch hoặc không đủ điều kiện giao dịch về quyền sử dụng đất theo quy định.

    - Điều kiện kết thúc: Các bên liên quan đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng, văn bản giao dịch đã ký kết. 

    - Thời điểm kết thúc: Là thời điểm thực hiện xong các nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng hoặc văn bản đã ký kết.

    Như vậy, khi các bên trong hợp đồng hoặc văn bản đã ký kết thực hiện xong nghĩa vụ thì đây cũng chính là thời điểm kết thúc hành vi giao dịch về quyền sử dụng đất.

     
    32 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận