Xác định đối tượng có trách nhiệm bồi thường

Chủ đề   RSS   
  • #305206 06/01/2014

    Bible

    Sơ sinh


    Tham gia:14/07/2012
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 1 lần


    Xác định đối tượng có trách nhiệm bồi thường

    A là một thợ sửa chửa làm việc trong gara xe ô-tô, A không ký kết hợp đồng lao động với B là chủ gara này. Bình thường sau khi sửa xe xong A vẫn được B cho phép chạy thử xe mặc dù A chưa có bằng lái. Đến ngày 1/1/2013 sau khi sửa xe xong cho khách hàng, A tự ý lấy xe chạy thử như những lần trước và tự gây tai nạn, ( lúc đó B đi uống cà phê và không có mặt tại gara) Hậu quả là A bị thương nặng và chiếc xe hư hỏng hoàn toàn ( ước chừng giá trị là 400 triệu đồng) Hỏi:

    Nếu chủ xe kiện đòi bồi thường thiệt hại là 400 triệu đồng, ai sẽ là người có trách nhiệm? vì sao? ( Cho biết cơ sở pháp lý)

     
    3296 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #305239   06/01/2014

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    CHào bạn,

    Căn cứ các quy định sau:

    Điều 622. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

    Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

    Nên đây không được áp dụng điều 622 vì không phải gây tai nạn trong khi thực hiện công việc được giao (sửa xe, chạy thử xe)

    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Theo khoản 4 trên, thì trách nhiệm bồi thường là của A (người sử dụng xe trái pháp luật). 

    Theo điểm d, khoản 2,  phần III của Nghị quyết số 03/2006 thì:

    d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).

    Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

    Theo quan điểm của mình, thì Chủ sở hữu xe không phải liên đới bồi thường. Do đã chuyển quyền chiếm hữu cho chủ xưởng sửa chữa xe hợp pháp. Chủ xưởng sửa xe có thể có lỗi do không bảo quản chiếc xe đang sửa, để A sử dụng bất hợp pháp, phải bồi thường

    P/s: Mình thấy bạn không biết cám ơn gì cả. Cả 10 câu hỏi trước kia của bạn cũng vậy. Mình trả lời để muốn nhắn nhủ lời này với bạn thôi. Không thì mình sẽ chẳng bao giờ trả lời cho bạn.

    Thân.

    Cập nhật bởi legalconsult ngày 06/01/2014 01:53:54 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn legalconsult vì bài viết hữu ích
    Bible (06/01/2014)