“Vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu” cần được hiểu như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #509613 07/12/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    “Vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu” cần được hiểu như thế nào?

    “Vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu” cần được hiểu như thế nào?

    Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, pháp luật trao cho đương sự quyền được “thay đổi, bổ sung yêu cầu”. Tuy nhiên, quyền hạn đó cũng có sự giới giạn nhất định nhằm tạo ra sự thống nhất trong quá trình giải quyết; tránh ảnh hưởng đến quá trình thu thập, xác minh chứng cứ chứng minh (vì phải thu thập, xác minh thêm chứng cứ cho việc giải quyết yêu cầu mới) và trên hết là hướng đến đảm bảo quyền lợi cho các bên trong vụ án (nếu chấp nhận yêu cầu mới đồng nghĩa với việc không cho bên còn lại thời gian chuẩn bị để phản bác yêu cầu mới đó).

    Theo đó, quyền sửa đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự sẽ được chia thành 02 trường hợp:

    _Trước khi diễn ra phiên tòa: Đương sự sẽ được quyền “Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015” mà không cần quan tâm đến phạm vi sửa đổi, bổ sung yêu cầu đó hẹp hơn, rộng hơn, nhiều hơn yêu cầu cũ trước đó như thế nào. Hay nói cách khác, trong giai đoạn này, việc sửa đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự KHÔNG bị giới hạn phạm vi (khoản 4 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

    _Tại phiên tòa: Khoản 1 Điều 244 quy định:

     “Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu.”

    Theo đó, tại phiên tòa, pháp luật giới hạn phạm vi được sửa đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự là phải đảm bảo “KHÔNG VƯỢT QUÁ PHẠM VI yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu”.

     

    Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn thi hành về việc “không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu” là như thế nào.

    Tuy nhiên, căn cứ theo quy định hiện hành về cách hiểu thế nào là “yêu cầu khởi kiện ban đầu”, chúng ta sẽ phần nào nhìn nhận được “vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện” là ra sao?

    Tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về phạm vi khởi kiện như sau: 

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. 

    Như vậy, yêu cầu khởi kiện ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 244 được hiểu là yêu cầu khởi kiện ban đầu gồm một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau.

    Mình đưa ra ví dụ như sau: Giả sử B vay A 200 triệu nhưng quá hạn vẫn chưa thanh toán, A kiện B ra tòa và chỉ yêu cầu B trả 150 triệu tiền nợ gốc. Sau đó, tại phiên tòa A, thay đổi yêu cầu:

    + Ví dụ 1: Yêu cầu B phải trả 200 triệu tiền nợ gốc cho A.

    + Ví dụ 2: Yêu cầu B trả 100 tiền nợ gốc cho A.

    + Ví dụ 3: Yêu cầu B trả 150 tiền nợ gốc và 50 triệu tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe (do B không trả tiền đúng thời hạn nên A không có tiền chữa bệnh kịp thời).

    Vậy, trong các ví dụ trên, việc thay đổi yêu cầu của A tại phiên tòa so với yêu cầu khởi kiện trước đó có được xem là “vượt quá yêu cầu khởi kiện hay không”? Có ví dụ nào được Hội đồng xét xử chấp nhận hay không?

    - Xét ví vụ 1 và 2: A có sự thay đổi về số tiền yêu cầu trả nợ (tăng lên ở ví dụ 1 và giảm đi ở ví dụ 2) nhưng yêu cầu thay đổi đó xét ra vẫn cùng một quan hệ pháp luật đang giải quyết “yêu cầu B thanh toán tiền vay đã quá hạn”. Do đó, đây vẫn thuộc phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu.

    - Xét ví dụ 3: Việc bổ sung thêm yêu cầu “buộc B trả thêm 50 triệu tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe” đã làm phát sinh quan hệ pháp luật mới so với yêu cầu trả nợ trước đó của A. Đây được xem là “vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu”. Với yêu cầu mới này, sẽ phải tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ mới khác để chứng minh cho quan hệ mới. Vì vậy, để bảo bảo quyền lợi cho bên còn lại (phía B), trong trường hợp này, Hội đồng xét xử không chấp nhận giải quyết quan hệ pháp luật mới yêu cầu nhưng đương sự có quyền khởi kiện vụ án khác để yêu cầu giải quyết quan hệ pháp luật mới đó.

    Như vậy, vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập là trường hợp tại phiên tòa, đương sự thay đổi, bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu.

    Mong nhận được thêm ý kiến trao đổi, phản hồi của các thành viên khác về vấn đề này!

     

     
    20595 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510604   21/12/2018

    ngocanh_a1_1991
    ngocanh_a1_1991

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bổ sung yêu cầu khởi kiện

    Theo hướng dẫn tại cv 01/2017 của tand tối cao thì: Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu
     
    Báo quản trị |  
  • #515347   15/03/2019

    vplshovu
    vplshovu

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 29
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khoản 1 Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về "phạm vi khởi kiện".

    Khoản 1 Điều 244 thì nhắc đến "yêu cầu khởi kiện ban đầu" .

    Vậy 2 khái niệm này có đồng nhất với nhau hay không?

     
    Báo quản trị |