Vượt quá phạm vi ủy thác trong đồng phạm

Chủ đề   RSS   
  • #504606 14/10/2018

    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Vượt quá phạm vi ủy thác trong đồng phạm

    Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có nhiều sửa đổi, khác biệt so với Bộ luật hình sự 1999. Bộ luật hình sự 2015 bãi bỏ một số tội danh, tách, nhập, chuyển hóa nhiều tội danh, đồng thời thay đổi các mức hình phạt. Một ví dụ tiêu biểu là quy định về đồng phạm. Bộ luật hình sự 2015 vẫn quy định về định nghĩa đồng phạm giống như bộ luật cũ, cụ thể:

    Điều 17

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

    3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

     

    Cũng giống như quy định cũ ( điều 20 Bộ luật hình sự 1999), Bộ luật 2015 cũng quy định đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng thống nhất ý chí, cấu kết chặt chẽ với nhau cùng thực hiện một hành vi phạm tội. Về vai trò, cũng có bốn vai trò như sau:  Người thực hành, người tổ chức, người xíu giục, người giúp sức.

    Tuy nhiên bộ luật mới có thêm một quy định về trách nhiệm hình sự của người đồng phạm. Theo khoản 4 điều 17, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Vấn về này quy định cũ không có đề cập. Như vậy, có thể hiểu theo tinh thần Bộ luật hình sự 1999, bất kỳ một người đồng phạm nào cũng phải chịu trách nhiệm vì những hành vi phạm tội của những người thực hành, cho dù biết hay không biết. Có lẽ quy định như trên khá bất công khi ý chí của những đồng phạm không được thống nhất. Bởi những bất cập ấy, Bộ luật mới đã thêm quy định mới để bảo vệ những người tuy phạm tội nhưng không có ý định gây ra hậu quả hoặc thực hiện những hành vi nghiêm trọng như người thực hành đã thực hiện. Chẳng hạn, khi đã thống nhất về một hành vi sẽ thực hiện giữa những người đồng phạm. Những người này chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn hành vi đã đựợc thống nhất. Nếu người thực hành tự ý thực hiện những hành vi trái với ý chí những người còn lại thì phải tự chịu trách nhiệm một mình. Cần phải chú ý rằng, quy định trên chỉ áp dụng cho hành vi, không áp dụng miễn trách nhiệm cho hậu quả. Có nghĩa là những người đồng phạm không thể được miễn trách nhiệm đối với những hậu quả không không mong muốn xảy ra từ chính hành vi của người thực hành đã được thống nhất. Ví dụ, những người đồng phạm khi thống nhất với nhau về việc người thực hành dùng vũ lực tấn công người bị hại, cho dù mục đích ban đầu là gây thương tích cho nạn nhân. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, ngoài sự dự liệu của tất cả người đồng phạm mà hành vi của người thực hành dẫn đến người bị hại tử vong, tất cả những người đồng phạm vẫn phải chịu trách nhiệm về hậu quả đã gây ra đó.

    Việc xác định giới hạn vượt quá là khá khó khăn, bởi lẽ, những hành vi của những đối tượng phạm tội, thực hiện những hành vi trái pháp luật luôn diễn ra một cách lén lún, không minh bạch. Vì thế để xác định quá trình bàn bàn, thực hiện hành vi phạm tội là vô cùng khó khăn, khó tránh khỏi những mâu thuẩn trong lời khai của đương sự. Và một điểm đáng lưu ý trong quy định này là ý chí của người đồng phạm. Trong một số trường hợp, mặc dù không có thỏa thuận trước về một hành vi, tuy nhiên trong quá trình thực hiện tội phạm, người đồng phạm biết hoặc buộc phải biết người thực hành thực hiện hành vi vượt quá nhưng vẫn cố tình lờ đi, không ngăn chặn hay sau khi thực hiện phát hiện ra mà không có các hành vi, biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả. Những trường hợp này, người đồng phạm vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội mà người thực hành đã thực hiện khác đi.

    Quy định mới trên được xem là một quy định khá tiến bộ vì đã loại bỏ những bất cập, bất công trong quy định cụ. Những người phạm tội tuy đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật cho xã hội nhưng họ vẫn phải được pháp luật bảo vệ. Xử đúng người, đúng tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam. Quy định trên đã thể hiện sự khoan hồng trong pháp luật, góp phần răn đe những hành vi nguy hiểm cho xã hội.

     

     
    1621 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận