Chào bạn mrtoanwithtvpl.
Như vậy, câu kết thế nào là chặt chẽ? Ví dụ: a, b, c là 3 đứa trẻ 14 tuổi bàn bàn kế hoạch rất chi tiết (người canh gác, người lấy trộm tiền, người chuyển dịch tiền). Số tiền trộm được là 300 triệu. Như vậy, khi xét xử có được xem là có tổ chức hay không? Cũng là ví dụ này nhưng có sự bàn bạc qua loa đại khái thì có tổ chức không?
Ví dụ của bạn thì đó không phải là tổ chức mà chỉ là đồng phạm giản đơn, có dự mưu (có bàn bạc).
Không phải chỉ cần có bàn bạc, phân công là phạm tội có tổ chức. Trái lại, phạm tội có tổ chức nhiều khi những người đồng phạm không hề biết nhau, không hề bàn bạc, việc ai nấy làm: các tổ chức tôi phạm ma túy; các tổ chức khủng bố. . .
Tính "câu kết chặt chẻ" về mặt lý thuyết thì tương đối khó phân biệt; tuy nhiên trong thực tế xét xử thì tương đối rỏ: so với "tổ chức" của ông trùm Năm Cam thì sẽ thấy "tổ chức" của 4 đứa bé ăn trộm là "giản đơn".
- Đồng phạm giản đơn không quy định tại Điều 20 như bạn hungmaiusa nói.
Khoản 3 Điều 20 BLHS quy định: "Phạm tội có tổ chức la hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm"
Nếu đồng phạm không "có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm" thì đó là đồng phạm giản đơn nếu phân loại theo tiêu chí "có tổ chức"
Vài ý kiến trao đổi!
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 27/04/2015 06:47:14 SA