Vướng mắc về chủ thể có quyền thông qua Hiến pháp

Chủ đề   RSS   
  • #509139 30/11/2018

    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Vướng mắc về chủ thể có quyền thông qua Hiến pháp

    Cho mình hỏi rằng :
    a) chủ thể có quyền thông qua Hiến pháp cụ thể là như thế nào?
    b)Chủ thể có quyền thông qua Hiến pháp là ai. Ai có quyền phủ quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp?

    Trả lời:

    a)Theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Hiến pháp 2013: "Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành"

    b) Chủ thể có quyền thông qua Hiến pháp cụ thể: 
    - Chủ trương xây dựng Hiến pháp được biểu thị bằng Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội);

    - Việc xây dựng dự thảo Hiến pháp được một cơ quan soạn thảo Hiến pháp do chính Quốc hội lập ra (Ủy ban dự thảo Hiến pháp) tiến hành;

    - Việc lấy ý kiến nhân dân được tiến hành rộng rãi; việc thông qua Hiến pháp thường được tiến hành tại một hoặc một số kỳ họp đặc biệt của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất;

    - Việc sửa đổi Hiến pháp thường được thực hiện theo một trình tự đặc biệt được quy định tại Hiến pháp. Đặc biệt, ở nước ta, quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp còn đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam và thu hút sự tham gia đông đảo, rộng rãi của mọi tầng lớp Nhân dân.

    Ngoài ra, tại các khoản 2, 3, 4, và 5 Điều 120 Hiến pháp năm 2013 quy định:

    Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

    Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
    Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

     

     
    4007 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận