Vướng mắc tỷ lệ thương tật trong việc xác định tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #463760 06/08/2017

    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Vướng mắc tỷ lệ thương tật trong việc xác định tội phạm

    Viện kiểm sát bảo có tội, luật sư bảo không, còn ý kiến của bạn thế nào?

    Tình huống trong một vụ án cố ý gây thương tích, thông tin về kết luận giám định:

    Về kết luận giám định: Kết luận giám định căn cứ vào Thông tư số 20/2014/TTBYT:

    1. Phần sẹo mềm vùng mặt trái là 2%,

    2. Phần gãy xương gò má là 9% (trong khu từ 8%-10%),

    Tổng thương tật11%.

    Viện kiểm sát cho rằng đủ tỷ lệ thương tật để truy tố và khẳng định có tội.

    Luật sư cho rằng không có tội:

    1.  Phần sẹo mềm vùng mặt trái là 2%,

    2. Phần gãy xương gò má trong khu từ 8%-10%, tính cụ thể: (100-2) x 9 = 8,82%.

    Tổng thương tật = 2% + 8,82 = 10,82%

    Về Điều luật: khoản 1, Điều 104 BLHS:

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%

    Ý kiến của bạn thế nào?

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    3901 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463852   07/08/2017

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Đồng ý với quan điểm của Luật sư, tổng tyr lệ tổn thương cơ thể trong trường hợp này là 10,82%. Nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS thì không phạm tội.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (09/08/2017)
  • #463928   08/08/2017

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Vấn đề là Kết luận giám định là một chứng cứ, và kết luận đã kết luận là 11%, Viện kiểm sát xác định đây là chứng cứ để truy tố. Giám định viên cũng thừa nhận tỷ lệ là 10,82% nhưng giám định viên làm tròn số là 11% vì căn cứ vào khoản 6, điều 2, Thông tư 28:

    Điều 2. Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

    6. Tỷ lệ % TTCT là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị.

    Tình huống cũng quá khó cho các luật sư và giải pháp trong trường hợp này là thế nào khi mà VKS nhất định với việc buộc tội, Giám định viên khẳng định mình làm đúng Nguyên tắc còn người bào chữa (ls) thấy rằng bị cáo không phạm tội mới đúng.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    LSHoangPhuong (08/08/2017)
  • #463933   08/08/2017

    LSHoangPhuong
    LSHoangPhuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2017
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 13 lần


    luatsungothethem viết:

    Vấn đề là Kết luận giám định là một chứng cứ, và kết luận đã kết luận là 11%, Viện kiểm sát xác định đây là chứng cứ để truy tố. Giám định viên cũng thừa nhận tỷ lệ là 10,82% nhưng giám định viên làm tròn số là 11% vì căn cứ vào khoản 6, điều 2, Thông tư 28:

    Điều 2. Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

    6. Tỷ lệ % TTCT là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị.

    Tình huống cũng quá khó cho các luật sư và giải pháp trong trường hợp này là thế nào khi mà VKS nhất định với việc buộc tội, Giám định viên khẳng định mình làm đúng Nguyên tắc còn người bào chữa (ls) thấy rằng bị cáo không phạm tội mới đúng.

    Chào Luật sư.

    Theo quan điểm của tôi là nên bỏ nguyên tắc 6, điều 2 này đi. Bởi vì rõ ràng nguyên tắc xác định tỉ lệ tổn thương này gây ra bất lợi cho bị can. 

     
    Báo quản trị |  
  • #463983   08/08/2017

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Vấn đề nó là vụ án cụ thể, nên cần có căn cứ để bảo vệ cho bị cáo của mình, thường thì mọi người đều hiểu là bất lợi cho bị cáo, nhưng ở phiên tòa phải là căn cứ pháp luật, điều luật cụ thể, đây là việc xảy ra trong thực tế, tòa sơ thẩm vẫn tuyên có tội bạn a.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    LSHoangPhuong (09/08/2017)