Chào bạn
Theo luật TTHS:
Điều 248. Bản án phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm
2. Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b) Sửa bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Điều 245. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm
2. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa. Nếu có người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt. Trong các trường hợp khác thì phải hoãn phiên tòa.
Thời hạn hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này hoặc tại các điều 45, 46, và 47 của Bộ luật này không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy theo k 2 điều 245 của bộ luật TTHS: Trong trường hợp "Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa. Nếu có người vắng mặt mà có lý do chính đáng" tòa án vẫn tiến hành xét xử bình thường.
a-Nếu thuộc trường hợp điểm a khoản 2 điều 248 thì vẫn xét xử và ra bản án bình thường.
b1-Nếu thuộc trường hợp điểm b khoản 2 điều 248 và bản án hoặc quyết định có lợi cho người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì vẫn xét xử và ra bản án bình thường.
b2-Nếu thuộc trường hợp điểm b khoản 2 điều 248, bản án hoặc quyết định không có lợi người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì phải hõa phiên tòa.
c,d- Nếu thuộc trường hợp thuộc khoản c,d khoản 2 điều 248 thì phải hõa phiên tòa.
Do các trường hợp b2,c,d là "các trường hợp khác" nên phải hoãn phiên tòa.