Vướng mắc các vấn đề về Giám định

Chủ đề   RSS   
  • #28261 22/08/2008

    ducminhmhx

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vướng mắc các vấn đề về Giám định

    Trong Bản kết luận giám định pháp y, mà người ký tên dưới chức danh Giám định viên chỉ là Bác sỹ chứ chưa phải là giám định viên (cũng không phải là người giám định tư pháp theo vụ việc), đồng thời có thêm chữ ký và đóng dấu của Giám đốc Trung tâm pháp y thì có được xem là hợp lệ không?
    Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 04:35:34 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 09:18:47 AM Cập nhật bởi navelvu ngày 16/03/2010 03:17:17 PM
     
    11466 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #28262   22/08/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Không! Chắc chắn là không đúng quy định. Bản giám định trên không có giá trị pháp lý.

    Nói khơi khơi vậyhẳn là không thuyết phục và có vẻ... bất lịch sự? Xin lỗi, tôi đang bận! Bạn nào tìm giúp các qui định cụ thể về vấn đề này chút coi! Nhưng tôi chắc chắn là bản giám định trên không có giá trị pháp lý!
     
    Báo quản trị |  
  • #28263   22/08/2008

    bennytruc
    bennytruc

    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2006
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 5438
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    giám định

     
    Báo quản trị |  
  • #25765   09/01/2009

    amatuer
    amatuer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giám định

    Xin kính chào thư viện pháp luật !
    Tôi có thể tự mình yêu cầu cơ quan chức năng giám định chứng cứ không ? và giám định ở đâu ? Khi viết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm có kèm theo chứng cứ mới thì người kháng nghị có giám định chứng cứ trước khi quyết định tái thẩm hay giám đốc thẩm không hay để trong phiên tòa tái thẩm hay phúc thẩm mới tiến hành giám định ? kính mong thư viện pháp luật chỉ giúp !!! Xin chân thành cảm ơn !
     
    Báo quản trị |  
  • #25766   09/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Khoản 1 điều 90 bộ Luật tố tụng dân sự qui định đương sự có quyền làm đơn yêu cầu Thẩm phán ra Quyết định trưng cầu giám định chứng cứ. Như vậy, việc trưng cầu ở cơ quan hay cá nhân nào giám định là chuyện của Thẩm phán theo qui định trong Ngành Toà án.
    Muốn được kháng nghị GĐT hay tái thẩm bạn phải có chứng cứ thuyết phục chứng minh rằng yêu cầu xin kháng nghị của mình là có căn cứ. Nếu chứng cứ của bạn không thuyết phục thì không được xem xét kháng nghị. Ở đây bạn đã không mấy tin tưởng vào tính thuyết phục của chứng cứ mới thu thập của mình và nhận thấy có một kết luận giám định hợp pháp mới yên tâm chứ gì ? Tiếc rằng vụ việc của bạn đã qua hết 2 cấp Toà có quyền xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm để bạn có thể yêu cầu thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định chứng cứ, còn GĐT hay Tái thẩm là xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì vi phạm pháp luật hay xuất hiện tình tiết mới, không phải là 1 cấp xét xử, và pháp luật cũng chỉ qui định Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao có thẩm quyền ra kháng nghị GĐT hoặc tái thẩm, không qui định 2 ông này được ra quyết định trưng cầu giám định chứng cứ.
    Nhưng với phương châm có còn hơn không, bạn cứ mạnh dạn gởi đơn khiếu nại xin kháng nghị tái thẩm kèm theo chứng cứ mới là biên nhận đặc cọc tiền mua nhà, biết đâu "may thầy phước chủ" vụ việc của bạn sẽ được xem xét ? Tôi nghe nói ở Hà Nội có 1 cơ sở tư nhân giám định gien đề xác định quan hệ huyết thống giữa ông, bà, cha, mẹ, con, cháu với nhau nổi tiếng lắm, bạn thử tìm hiểu xem cơ sở này có giám định thứ khác, như giấy đặt cọc của bạn chẳng hạn để nhờ họ giám định rồi kèm kết luận giám định theo chứng cứ để gởi đơn xin kháng nghị tái thẩm cho yên tâm.

     
    Báo quản trị |  
  • #25767   09/01/2009

    amatuer
    amatuer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trần Văn Năm là luật sư giỏi !

    Dưa vào câu hỏi của tôi, luật sư đưa ra suy luận thì cũng hợp lý. Nhưng đây là dấu vân tay thì không thể nào không thuyết phục được, tôi chỉ sợ đối phương nghi ngờ yêu cầu giám định lại thì mất công mình thôi (vì trước đây thất lạc không tìm được). Tôi muốn chắc ăn là mình giám định đưa kết quả cho tòa án để phòng 2 trường hợp: Thứ nhất, khi xét xử xong họ yêu cầu thẩm định lại thì lại mất công cho mình (không biết thẩm định lại rồi cho kết quả luôn hay phải kháng nghị, kháng cáo lên cấp trên gì nữa không ?). Thứ hai, phòng ngừa "vụ án bỏ túi" thì lại oan cho mình thôi ! Theo kinh nghiệm của luật sư có trường hợp nào dấu vân tay của chủ nhân mà khi giám định kết luận không phải không ? Như theo lời luật sư nói thì "GĐT hay Tái thẩm là xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì vi phạm pháp luật hay có tình tiết mới". Trong trường hợp này tình tiết mới là giấy đặt cọc tiền, vậy cấp Tái thẩm hay Giám đốc thẩm khi xét xử theo như lời luật sư thì họ không yêu cầu giám định chứng cứ mới (chỉ có cấp Sơ Thẩm hay Phúc thẩm mới được yêu cầu giám định) thì trong phiên tòa xét xử họ dựa vào đâu đưa ra bản án mới hay hủy án ?  Không lẽ chứng cứ quan trọng đó không có hiệu lực trong giai đoạn này ? Xin cảm ơn !
     
    Báo quản trị |  
  • #25768   10/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Không phải theo kinh nghiệm của Luật sư mà theo kinh nghiệm của toàn thế giới thì hình như phải vài tỉ người mới có thể có 1 trường hợp trùng dấu vân tay ! Chính vì tỷ lệ quá nhỏ đó mà việc lưu giữ dấu vân tay trong hồ sơ quản lý con người được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng. 

    Khi vụ án còn giải quyết ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, pháp luật qui định đương sự có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ cho Toà, nếu không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả về sự cung cấp chứng cứ của mình. Đáng tiếc là bạn đã không cung cấp được chứng cứ của mình ở 2 cấp toà có quyền xét xử đó nên phải nhận hậu quả là Toà tuyên cho phía bên kia thắng kiện và án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Bây giờ bạn xin kháng nghị ở cấp GĐT, vì đó không phải là cấp xét xử nên bạn đâu thể khi có yêu cầu gì mới hay rút bỏ yêu cầu, cũng như cung cấp thêm chứng cứ này, rút lại chứng cứ kia là cứ đến gặp Thẩm phán hay Thư ký Toà án nộp đơn, nộp chứng cứ rồi nhận biên nhận là coi như Toà phải xem xét yêu cầu mới của bạn. Ngắn gọn là nếu người có thẩm quyền kháng nghị xem chứng cứ mới của bạn có giá trị để ra kháng nghị thì bạn nhờ, nhược bằng ngược lại thì bạn phải chịu, lổi không phải do Toà mà là do bạn không cung cấp được chứng cứ ở giai đoạn Toà có nhiệm vụ xét xử. Chuyện này na ná như mình hoàn toàn đúng nhưng quá thời hiệu mới khởi kiện nên bị Toà bác đơn thì không thể vu rằng Toà đã không bênh vực lẽ phải. 

    Như bạn trình bày, hai cấp Toà Sơ và Phúc thẩm đều nhận định bạn không xuất trình được giấy biên nhận đặt cọc tiền nên việc bạn khẳng định mình có mua nhà là không cơ sở, từ đó Toà quyết định giao lại nhà cho người mà bạn cho rằng đã bán nhà cho mình. Bây giờ bạn tìm được giấy biên nhận đặt cọc tiền thì chứng cứ này có giá trị "bằng vàng" chứ sao lại không quan trọng ? Đó là chứng cứ làm thay đổi hoàn toàn bản chất của vụ án : từ chổ không phải người đã mua nhà, bạn trở thành là người đã mua nhà, chắc chắn nó phải được người có thẩm quyền kháng nghị xem xét cẩn thận. Hơn nữa, trong hợp đồng mua bán nhà, Công chứng viên thường có ghi câu : Việc giao nhận tiền giữa hai bên được viết bằng biên nhận và nằm ngoài sự chứng kiến của Công chứng viên, hiểu là sau khi có Hợp đồng công chứng, việc thanh toán tiền giữa hai bên chỉ cần làm giấy biên nhận là được, khỏi phải công chứng hay chứng thực chữ ký cho nên giấy biên nhận đặt cọc của bạn chỉ có chữ ký và dấu vân tay của hai bên là không sai pháp luật nên giấy này có giá trị.

    Sau khi có kháng nghị tái thẩm ( đối với trường hợp của bạn ), Hội đồng tái thẩm sẽ huỷ bản án có hiệu lực pháp luật để yêu cầu xét xử sơ thẩm lại từ đầu ( khoản 2 điều 309 BLTTDS ) và bắt đầu từ đó bạn có quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của 1 đương sự theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự, gồm cả quyền yêu cầu Thẩm phán toà sơ thẩm quyết định trưng cầu giám định chứng cứ của mình nếu thấy cần thiết.

    Tôi đã tư vấn quá cặn kẽ, vấn đề của bạn là bạn có biết cách thực hiện sao cho hiệu quả nhất cho mình hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #29011   07/04/2009

    karaokecaonguyen
    karaokecaonguyen

    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:19/03/2009
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 445
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi điều trị bác sĩ tư ( ngoài) vậy cơ sở nào giám định thương tật của tôi?

    tôi bị tai nạn gãy chân cách đây đã 3 tháng nhưng tôi lại đến bác sĩ tư (ngoài) để khám và điều trị nên không có hồ sơ bệnh án gì cả. Công an bảo tôi cung cấp hồ sơ tài liệu khám điều trị nhưng tôi không có ( vì lý do trên) vậy có giám định thương tật cho tôi được hay không? có người nói không giám định vẫn có cơ sở để biết thương tật của tôi, có đúng không? và tại sao lại như vậy?
     
    Báo quản trị |  
  • #29012   07/04/2009

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    chứng minh thiệt hại sức khỏe.

    Công an hướng dẫn bạn như vậy là đúng: vì
    Bnạ hiện không có hồ sơ bệnh án để chứng minh thiệt hại về sức khỏe để yêu cầu bồi thường , hay thưa kiện người gây tai nạn ra tòa.
    Thì cách duy nhất để chứng minh và xác định thiệt hại, thương tất đó là làm giám định thương tật.
    kết quả giám định là căn cứ để xem xét và khởi kiện.
     
    Báo quản trị |  
  • #29091   11/06/2009

    botatgioi
    botatgioi

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tính pháp lý của kết quả giám định tài chánh

    Bản Giám định Tài chánh trong 1 vụ án hình sự được cho giám định lại, nhưng bản kết quả giám định mới lại vẫn có 1 giám định viên cũ tham gia và ký vào, VKS cho là hợp pháp vì áp dụng theo Pháp lệnh Giám định Tư pháp điều 33 khoản 1. Tuy nhiên theo Bộ luật Tố tụng Hình sự điều 159 khoản 2: ...Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành. Và Toà án vẫn áp dụng theo ý kiến của VKS. Vậy xin hỏi các Luật sư: ai đúng, ai sai và áp dụng theo Bộ luật hay Pháp lệnh để xử lý sinh mạng và sự nghiệp của một người?

     
    Báo quản trị |  
  • #29092   11/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


         Bạn có thể nêu rõ hơn được không: Bản giám định tài chánh ( chính) như bạn nêu chính xác là loại giám định gì, về cài gì, vì hiện nay có rất nhiều lĩnh vực liên quan đến giám định hoặc từ ngữ làm người ta hiểu nhầm là giám định như: ĐỊnh giá tài sản trong tố tụng hình sự, cứ tưởng Hội đồng định giá là hội đồng giám định nhưng thực tế không phải. Hội đồng định giá trường hợp này tuân theo điều chỉnh của Nghị định 26 về định giá .... ko chịu điều chỉnh của tố tụng hình sự mặc dù cũng là một hoạt động góp phần định tội danh rất quan trọng ( VD: trộm cắp..).
        Bạn cung cấp thêm thông tin để có góp ý rõ hơn về ai đúng, ai sai.

     
    Báo quản trị |  
  • #45868   10/03/2010

    GiangCao
    GiangCao

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cộng lùi hay cộng thẳng trong giám định pháp y

    cách cộng lùi hay cộng thẳng trong giám định pháp y đối với vụ án hình sự được áp dụng thế nào? được quy định theo văn bản pháp luật nào?
     
    Báo quản trị |