[/quote]
Hôm nay mới thi học kì xong 1 môn nên bây giờ mới có thể lên trả lời được. Do những kiến thức này là phần lí luận NN và PL, triết học mà cháu đã học 3 năm rồi, hơn nữa hồi năm nhất mới vào nhà trường đã bắt học nên còn học ngơ ngơ không hiểu nên rất nhiều kiến thức đã quên. Nên là những gì còn nhớ và biết chắc chắn cháu mới trả lời. Còn những cái khác ngờ ngợ thì cháu không trả lời. hì. Nếu có gì không đúng có thể trao đổi lại. Cảm ơn và chúc thi tốt, thành công! ![](http://danluat.thuvienphapluat.vn/ckeditor/smiley/10.gif)
I. Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội.
Câu này sai. Bởi PL chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. NN và PL là 2 phạm trù luôn luôn tồn tại song hành. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể điều hòa dẫn tới hình thành NN, để duy trì sự tồn tại của NN thì giai cấp cầm quyền đã ban hành PL, PL trở thành công cụ để duy trì tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền.
2. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội.
Câu này giải thích tương tự câu 1 ạ.
3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.
PL là những quy tắc xử sự chung, do NN ban hành hoặc thừa nhận. Nhà nước có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách pháp điển hóa, ghi nhận trong luật thành văn. Chẳng hạn như K4 Đ 409 BLDS 2005: "Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng".
4. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.
Sai. Bởi vì PL là phạm trù thuộc về ý thức, kiến trúc thượng tầng, trong khi đó kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng. Cho nên khi ban hành PL cần thiết phải dựa trên nền tảng về quan hệ trong xã hội về điều kiện cơ sở vật chất: quan hệ về tư liệu sản xuất, quan hệ sở hữu, về nhu cầu, phương hướng phát triển của xã hội...Điều này sẽ quyết định nội dung, bản chất của PL. Tức là vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng đấy
5. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.
6. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật.
Câu này cháu nghĩ là đúng: Bởi PL là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. PL duy trì trật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng trong xã hội (điểm này thì thể hiện rõ hơn trong các NN XHCN, bởi theo như NN VN là NN của dân, do dân, vì dân)
7. Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của kinh tế.
Câu này tương tự câu 4 ạ. PL phải ban hành phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội (có ăn mới làm luật được), PL phải phản ánh thực trạng xã hội. Ví dụ cụ thể như là sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991: Gocbachop chỉ chú trọng tới việc củng cố quyền lực chính trị, chủ trương đa nguyên đa đảng mà không xem xét các điều kiện kinh tế, PL không phù hợp với thực tiễn. Hoặc là gần đây nhất là nước ta có những văn bản QPPL không đi vào thực tiễn: xe chính chủ, xe chẵn đi ngày chẵn, xe lẻ ngày lẻ, xử phạt mũ bảo hiểm dỏm...
8. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Điều này là sai. Nếu PL tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.
9. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người.
Cái này sai. Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.
10. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
Cái câu này trong phần lí thuyết về đặc điểm, phân loại QPPL có nói tới mà.
11. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
Hình thức chặt chẽ của PL thể hiện ở ngôn từ pháp lí, cách sắp xếp các điều luật, ...
12. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
cái này sai. Rất nhiều nước tiến bộ trên thế giới bây giờ trong hệ thống PL của họ chủ yếu là tồn tại dưới dạng không thành văn, thừa nhận rất nhiều Án lệ: những nước trong hệ thống luật Anh- Mĩ.
13. Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quy tắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật.
14. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp.
15. Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
16. Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được.
Tính giai cấp tức là NN bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp nào?
17. Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị.
Câu này là đúng. Bởi kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Ai sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có quyền tổ chức, quản lí kinh doanh và phân phối sản phẩm. Hơn nữa kinh tế là phạm trù thuộc về vật chất, về cơ sở hạ tầng, sinh ra thì phải có ăn cái đã, không có cái ăn thì chẳng thể làm nổi chính trị. Và mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp trong xã hội chẳng phải cũng xuất phát từ kinh tế đó sao?
18. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.
Câu này sai. Chẳng hạn trong NN XHCN thì tính giai cấp và tính xã hội song hành và hỗ trợ nhau. Vì là NN của giai cấp công nhân và nông dân nên một mặt thể hiện tính giai cấp: ý chí của giai cấp cầm quyền; một mặt thể hiện tính xã hội đó là NN với công cụ là Pháp luật phải nhằm phục vụ quần chúng nhân dân, là NN của dân, do dân, vì dân (đôi khi chỉ là trên lí thuyết vì thực tế thì người dân vẫn chưa tham gia tích cực vào việc quản lí NN cho lắm )
19. Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm.
Câu này cháu nghĩ là đúng. Nhưng chỉ là vai trò quan trọng thôi chứ không phải là quyết định (quyết định vẫn là quyền lực kinh tế). Chẳng hạn trong các NN phương Đông cổ đại chủ yếu là NN quân chủ chuyên chế, vua được xem như là Thiên tử, tư tưởng, tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn. Quyền lực của Vua được duy trì một phần cũng bởi tâm lí "sợ" các thế lực siêu nhiên của người dân. Điều này cũng thể hiện rõ nét trong Nghệ thuật kiến trúc của văn minh phương Đông cổ đại: chủ yếu là các vị thần không có thật, mang sức mạnh siêu nhiên... Ví dụ điển hình như truyện Sơn Tinh- Thủy Tinh của VN vậy.
20. Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế và tư tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị, là phương thức để giành chính quyền về tay giai cấp thống trị.
giải thích tương tự câu 17.
21. Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của thị tộc là tù trưởng.
Xem lại xã hội thời kì công xã nguyên thủy.
22. Tính xã hội của nhà nước chỉ thể hiện ở những nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu này sai bởi tính giai cấp và tính xã hội luôn cùng thể hiện trong PL của các Nhà nước. Chỉ là phụ thuộc vào từng thời kì thì bản chất nào được thể hiện rõ nét, nổi trội hơn thôi. Chẳng hạn trong thời kì chiếm hữu nô lệ thì tính giai cấp thể hiện rất mạnh mẽ, PL công khai bảo vệ quyền lợi cho giai cấp trên, tính xã hội cũng được thể hiện nhưng rất mờ nhạt, nó phản ánh thực trạng xã hội, dù ở mức độ rất ít nhưng cũng có một số quy định bảo vệ quyền lợi cho giai cấp dưới, người phụ nữ và một số giá trị đạo đức trong xã hội: ví dụ như trong quan hệ hôn nhân gia đình có quy định người vợ được quyền li hôn khi chồng ngoại tình (Bộ luật Hamurabi của Lưỡng Hà).
23. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật nên nhà nước không cần phải tuân thủ pháp luật.
Rõ ràng sai nhé. Nhà nước là phạm trù thuộc về ý thức, NN chỉ là dạng thức, phương tiện thể hiện sự tồn tại của quyền lực (tương tự như cái chai nước: vỏ chai là NN, nước trong chai là quyền lực). NN của dân, dân thực hiện quyền lực thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức được NN trao quyền. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân này vẫn phải tuân thủ PL.
24. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.
Cái này đúng. Các QPXH khác như QP đạo đức thể hiện phong tục tập quán, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Nếu QPPL được ban hành hợp tình, hợp lí thì việc thực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn. Nó đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ thực hiện PL.
25. Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước.
Câu này sai: ví dụ điển hình như Việt Nam chẳng hạn, VN không trải qua NN Tư bản chủ nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN. Trong Cương lĩnh của Nguyễn Ái Quốc 3-2-1930 có đề cập. Thực tiến cũng chứng minh như thế: sau CM T8, Nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt sự tồn tại của chế độ PK ở VN, VN xây dựng NN XHCN, bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa.