Vụ việc thực tế về nghĩa vụ dân sự hoàn lại

Chủ đề   RSS   
  • #397694 26/08/2015

    lovechelsea

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2015
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 285
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Vụ việc thực tế về nghĩa vụ dân sự hoàn lại

    Có thể cho cháu một vụ việc về nghĩa vụ dân sự hoàn lại được không ạ.Cháu cần 1 vụ việc diễn ra trong thực tế ạ.Cháu cảm ơn

     
    11274 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448138   27/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Chào bạn

    Điều 274 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.

    Nghĩa vụ dân sự hoàn lại phát sinh trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thanh toán phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
    Đặc điểm:
    Thứ nhất, phát sinh từ 1 nghĩa vụ khác
    Thứ hai, trong quan hệ nghĩa vụ bao giờ cũng có 1 người có liên quan tới  cả hai quan hệ nghĩa vụ. Nếu trước đó họ là người có quyền thì sau đó họ là người có nghĩa vụ và ngược lại.
    Thứ ba, nếu nghĩa vụ hoàn lại là nghĩa vụ có nhiều người người thì nó sẽ là nghĩa vụ riêng rẽ. Vì người có quyền chỉ có thể yêu cầu mỗi người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
    Thứ tư, nếu một người đã yêu cầu thay cho nhiều người thì có nghĩa vụ hoàn lại cho những người đã yêu cầu thay phần của họ.
    Ví dụ: A, B và C là hàng xóm, cùng nhau thuê một chiếc ô tô 24 chỗ của D để cả 3 gia đình cùng đi du lịch. A, B và C thống nhất tiền thuê ô tô mỗi người chịu một phần. Tuy nhiên, A là người có điều kiện kinh tế tốt nên đứng ra thanh toán luôn tiền thuê ô tô. Lúc này, quan hệ NVDS hoàn lại xuất hiện, B và C có nghĩa vụ phải thanh toán lại phần của mình cho A.

     
    Báo quản trị |