Giữa rào chắn và đèn tín hiệu, phải tuân theo cảnh báo nào?
Hôm qua, tại Quảng Ngãi xảy ra một vụ án khá nghiêm trọng. Theo diễn biến được ghi nhận lại, mặc dù đã có đèn báo tín hiệu nguy hiểm, tuy nhiên vì người gác chốt chưa kịp kéo thanh chắn ngang đường và thời gian bật đèn quá gấp, tài xế ô tô đã băng qua đoạn đường ngang dẫn đến hậu quả là một cháu bé tử vong tại chỗ. Trường hợp này, giả sử việc đèn báo hiệu được bật đúng lúc nhưng không có sự điều động rào chắn, tài xế có đượt băng qua đường sắt hay không? Trách nhiệm của mỗi người trong trường hợp này ra sao?
Vượt qua cảnh báo nguy hiểm là vi phạm luật
Hiện nay, có hai văn bản quy định các hành vi bị cấm khi tham giao giao thông tại những đoạn đường có tiếp xúc với đường sắt (đường ngang)
Khoản 6 Điều 9 Luật Đường sắt 2017 quy định một trong số những hành vi bị cấm là:
“6. Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.”
Theo đó, 3 dấu hiệu mà người tham gia giao thông không được vượt khi có tín hiệu cấm là: rào, chắn, đường ngang.
Kế đó, Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định các nguyên tắc giao thông đường bộ trong phạm vi đường ngang như sau:
“…
2. Phải chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác đường ngang và chỉ dẫn của các báo hiệu trong phạm vi đường ngang.
3. Khi có báo hiệu dừng bằng đèn tín hiệu (đèn đỏ sáng nháy), cờ đỏ, biển đỏ, còi, chuông hoặc loa phát âm thanh kêu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, người tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước vạch “Dừng xe”.
…”
Như vậy có thể thấy, khi nhìn thấy bất kỳ trong số những dấu hiệu nào kể trên, người tham gia giao thông phải lập tức dừng xe trước vạch "Dừng xe". Điều này có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi đặt ra ở tiêu đề: Bất kỳ cảnh báo nào xuất hiện cũng đều phải tuân theo, không có chuyện ưu tiên tuân thủ theo cảnh bào nào trước!
Theo ghi nhận tại các trang báo chính thống, nhân viên gác chắn đã bật đèn cảnh báo, tuy nhiên có thể thấy rõ khi người này chạy đến bật đèn thì tầm nhìn của tài xế đã khuất khỏi đèn và không thể dừng kịp.
Người gác chắn vi phạm quy tắc nghiệp vụ
Cũng tại Thông tư, Khoản 4 Điều 23 có quy định về thời gian đóng chắn như sau:
“a) Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất: 60 giây đối với chắn điện và tời; 90 giây đối với chắn thủ công;
b) Không đóng chắn trước quá 3 phút đối với đường ngang cấp I, cấp II và quá 5 phút đối với đường ngang cấp III trước khi tàu đến đường ngang; trừ đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải.”
Theo ghi nhận tại video, rõ ràng con số "90 giây đối với chắn thủ công" đã không được tuân thủ trong vụ việc này.
Xét trên quy định về bồi thường hiệt hại, trường hợp này chúng ta cũng có thể thấy dường như người lái xe không mắc lỗi và hoàn toàn có thể yêu cầu bồi thường!
Về phần người gác chắn, các thành viên DanLuat nhận định như thế nào về trách nhiệm của người này trong vụ việc? Mời đóng góp ý kiến!
Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 09/03/2021 08:03:12 SA