Vụ Sky Music: Quyền tác giả chưa bao giờ là “AN TOÀN”

Chủ đề   RSS   
  • #510528 20/12/2018

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Vụ Sky Music: Quyền tác giả chưa bao giờ là “AN TOÀN”

    Vụ Sky Music: Quyền tác giả chưa bao giờ là “AN TOÀN”

    Ngày 19-12, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã tổ chức họp báo thông báo về tình hình vi phạm bản quyền của Công ty Cổ phần Sky Music (Sky Music), trụ sở tại số 7/1 Thành Thái, phường 14, quận 10, TP.HCM.

    Cụ thể, Công ty Cổ phần Sky Music đã vi phạm quyền tác giả trên 90% tác phẩm của gần 700 tác giả âm nhạc trong nước, quốc tế do Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam bảo hộ quyền. 

    Cụ thể, các hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009  bao gồm:

    – Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

    –  Mạo danh tác giả.

    – Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trong trường hợp có đồng tác giả.

    – Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

    – Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

    – Làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

    – Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp có quy định khác).

    – Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

    – Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

    – Xuất bản tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả.

    – Cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền thực hiện để bảo vệ quyền.

    – Cố ý xoá bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

    – Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình.

    –  Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

    – Xuất khẩu, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép

     

    Căn cứ các quy định của pháp luật trường hợp  VCPMC đủ cơ sở xác định Sky Music có hành vi xâm phạm quyền tác giả thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, hành vi có thể:

    Sẽ bị xử lý hành chính:

    Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức được quy định cụ thể như sau:

    - Mức xử phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng

    - Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.

    - Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e và g Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

    + Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm, tên người biểu diễn.

    + Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

    + Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường in-tơ-nét và kỹ thuật số.

    + Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

    Hoặc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự:

    Điều 225 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

    1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: 

    a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

    d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

    đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

    c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Chưa có thông tin mới về vụ kiện này nên nội dung bài viết dưới dạng phân tích các quy định pháp luật trong trường hợp vi phạm quyền tác giả

     

     
    2284 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510531   20/12/2018

    Chúng ta không nên vội vàng võ đoán. Lý do: Trung tâm này thuộc một cái Hội gọi là Hội nhạc sĩ Việt Nam, không phải đại diện cơ quan nhà nước. Nên không thể kết luận là: vi phạm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510564   21/12/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    phamcongthanh1985 viết:

    Chúng ta không nên vội vàng võ đoán. Lý do: Trung tâm này thuộc một cái Hội gọi là Hội nhạc sĩ Việt Nam, không phải đại diện cơ quan nhà nước. Nên không thể kết luận là: vi phạm.

     

    Tổ chức này hiểu nôm na là đại diện bảo vệ quyền cho các nhạc sỹ, ca sỹ. Hay nói nôm na là đi đòi tiền tác quyền giùm nhạc sỹ, ca sỹ, không đòi được thì kiện ^^

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |