Việc ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TP.HCM) nộp đơn xin từ chức chỉ vài giờ kể từ khi nhận quyết định điều chuyển về làm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH Một thành viên đang gây chú ý trong dư luận.
Ông Hải trở thành cái tên không quá xa lạ với chiến dịch giành lại vỉa hè, "tuyên chiến" nạn tiểu bậy nơi công cộng, xử lý nạn chó thả rông, đột xuất kiểm tra PCCC... trên địa bàn Q.1., nhưng vì lý do "không dẹp được vỉa hè, không thực hiện được lời hứa trước nhân dân" ông nộp đơn từ chức sau đó, được lãnh đạo thành phố động viên, ông rút đơn từ chức.
Văn hóa từ chức từ trước đến nay vẫn hay nhắc đi nhắc lại trong bộ máy công quyền, lãnh đạo thấy mình có khuyết điểm, thiếu sót với nhiệm vụ, vai trò hiện tại mà từ chức thể sự hiểu biết về bổn phận, và trách nhiệm của người nắm giữ chức vụ, không phải đây là điều mà một đất nước dân chủ như chúng ta vẫn đặt ra hay sao?
Với quan điểm của tôi, đây là chuyện hết sức bình thường, khi một lãnh đạo nhận thức được trình độ chuyên môn của mình không đủ hoặc chưa phù hợp thì việc từ chối để người khác tốt hơn là thể hiện trách nhiệm cũng như sự hiểu biết của lãnh đạo, còn việc chấp hành các quyết định điều động của tổ chức và việc tổ chức có xem xét nguyện vọng, trình độ chuyên môn không là một chuyện nội bộ khác (ở đây mình không tiện nói tới cũng không có cơ sở để nói)
Vậy, có nên đặt vấn đề ngược lại như ĐB. Dương Trung Quốc nêu: "Ông Ngọc Hải từ chức sau khi nhận việc cho thấy sắp xếp cán bộ có vấn đề"?
Nói đến đây tôi bỗng nhớ đến câu nói của Martin Luther:
Bạn không chỉ phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói, mà cả những gì mình không nói.
Trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào thì còn lâu mới biết