Vụ công dân thua kiện cảnh sát giao thông ở Hà Nội: Sở GTVT và CSGT nói gì về... ngã ba?

Chủ đề   RSS   
  • #132746 21/09/2011

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Vụ công dân thua kiện cảnh sát giao thông ở Hà Nội: Sở GTVT và CSGT nói gì về... ngã ba?

    Vụ công dân thua kiện cảnh sát giao thông ở Hà Nội:

    Sở GTVT và CSGT nói gì về... ngã ba?

    Thứ Ba, 20.9.2011 | 08:30 (GMT + 7)

    Mặc dù toà đã tuyên án công dân Nguyễn Đức Đông thua kiện Công an quận Cầu Giấy, nhưng phán quyết của toà đã đẩy dư luận dấy lên câu hỏi vì sao việc xác định ngã ba đường lại khó đến mức mà cả Sở GTVT lẫn Phòng CSGT - Công an TP.Hà Nội (CAHN) cũng “lấp lửng” không trả lời nổi khi phúc đáp công văn của toà án (ảnh).

    Người dân tham gia giao thông không biết phải hiểu Luật Giao thông đường bộ thế nào cho đúng. Các ý kiến gửi về toà soạn đề nghị phải làm rõ ngã ba quy định trong luật và ngã ba trong thực tế, cụ thể như trường hợp khởi kiện của công dân Nguyễn Đức Đông.

    Hiểu luật sao khó thế

    Theo đại diện Công an quận Cầu Giấy - bị đơn - thì giao điểm của đường Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy không phải là ngã ba vì không có biển báo, đúng theo luật thì ngã ba phải có biển báo. Để có cơ sở phán quyết TAND quận Cầu Giấy đã có văn bản số 654 ngày 31.5.2011 gửi Phòng CSGT CAHN. Phúc đáp yêu cầu của TAND quận Cầu Giấy, ngày 8.6.2011, Phòng CSGT CAHN đã có văn bản số 511/PC67 do Phó Trưởng phòng CSGT - thượng tá Nguyễn Văn Ngoàn ký. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích nguyên văn nội dung trả lời của Phòng CSGT CAHN:
    1-Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 28.11.2008, quy định về hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường phố quy định tại điều 18,19. Hành vi vi phạm những quy định này đều được xử lý theo Nghị định 34/NĐ-CP ngày 2.4.2010 của Chính phủ.

    2-Theo quy định số 2053 ngày 27.5.2008 của UBND TP.Hà Nội, quy định tuyến đường Xuân Thủy là một trong 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố và lòng đường đã được ngành giao thông tổ chức cắm biển báo “Cấm đỗ xe” (biển số 13 la). Việc có phải bắt buộc đặt biển “Cấm đỗ xe” hoặc “Cấm đỗ xe” nhắc lại tại vị trí quý toà nêu hay không? Đề nghị quý toà tham khảo thêm ý kiến của ngành giao thông.

    Với nội dung phúc đáp này, Phó Trưởng phòng CSGT - CAHN  đã đẩy “quả bóng trách nhiệm” sang sân ngành GTVT. Đó là: Việc có bắt buộc đặt biển “ Cấm đỗ xe” hoặc: “Cấm đỗ xe” nhắc lại tại vị trí quý toà nêu (tức là ngã ba-PV) thì hỏi ngành giao thông.

    Không phải người dân nào cũng “thuộc lòng” luật, luật sư Vũ Thái Hà - Cty luật YouMe (trụ sở 132 Kim Mã, Hà Nội) cho biết: Chấp hành báo hiệu đường bộ đã được quy định tại khoản 1, Điều 11 Luật GTĐB:

    1-Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

    Về hiệu lực và tác dụng của biển cấm đỗ xe theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ cũng đã nêu rất rõ và cụ thể tại điểm a,e,f - điều 31:

    a) Biển báo cấm được đặt ở các ngã ba, ngã tư hoặc một vị trí nào đó trên đường cần cấm hoặc hạn chế thích hợp. Biển có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa chỗ định cấm hoặc hạn chế thì phải đặt biển phụ số 502 để chỉ rõ từ sau khoảng cách ghi trên biển phụ thì biển bắt đầu có hiệu lực.

    f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đường ấy thì các biển cấm phải được nhắc lại.
    Luật quy định biển cấm phải được nhắc lại tại ngã ba , ngã tư, trong khi đó Phó Trưởng phòng CSGT –CAHN lại không trả lời mà đề nghị quý toà hỏi ngành giao thông? Vậy CSGT có nắm được Luật GTĐB không?

    TAND quận Cầu Giấy ký văn bản số 652 ngày 31.5.2011 gửi Sở GTVT Hà Nội để hỏi tiếp về “ngã ba” và việc có hay không phải cắm biển cấm nhắc lại. Ngày 9.6.2011, ông Nguyễn Xuân Tân – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký văn bản số 1529 gửi TAND quận Cầu Giấy. Ý kiến của sở nguyên văn như sau:

    1-Tất cả các nội dung của TAND quận Cầu Giấy đều đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ và những quy định khác dưới luật ( văn bản hướng dẫn).

    2- Tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy là tuyến đường cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường theo Quyết định 2053 của UBND TP.Hà Nội. Người lái xe ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hiểu biết về các khái niệm đã được giải thích trong luật, quy tắc báo hiệu đường bộ còn phải biết thêm các văn bản quy định của Chính phủ, UBND TP.Hà Nội đã công khai nhiều năm như Nghị định 34 của Chính phủ, Quyết định 2053 của UBND TP.Hà Nội. Căn cứ các quy định trên, đề nghị Chánh toà phán sử (sai lỗi chính tả, phải là phán quyết - PV) bắt đầu bằng việc xử lý đúng người đúng lỗi nhằm giáo dục chung.

    Do thấy khó phán quyết giữa lý lẽ của cả hai phía: Nguyên đơn khẳng định là ngã ba, phải có biển báo như Luật GTĐB quy định. Bị đơn thì khăng khăng đã là ngã ba thì phải có biển báo, nếu không có biển báo thì không phải ngã ba, TAND quận Cầu Giấy bèn “trưng” ý kiến của hai cơ quan có trách nhiệm triển khai thi hành Luật GTĐB (ngành GTVT) và cơ quan giám sát việc người dân thực thi pháp luật- ngành CA, thế nhưng hai cơ quan lại trả lời “chung chung” như vậy khiến toà đi đến phát quyết người dân thua kiện.

    Chuyển câu hỏi của người dân đến Bộ GTVT

    Không đồng ý với phán quyết của TAND quận Cầu Giấy, công dân Nguyễn Đức Đông kháng cáo bản án sơ thẩm. Hai văn bản trả lời của Sở GTVT Hà Nội và Phòng CSGT- CAHN khiến HĐXX toà phúc thẩm cũng thấy khó có căn cứ phán quyết nên đã đi thực địa đến tận nơi mà nguyên đơn bảo là ngã ba, không có biển báo - bị đơn lại bảo không phải là ngã ba vì không có biển báo. Toà cũng nhận thấy tại nơi “ngã ba hay không phải ngã ba” không hề thấy có biển báo, nên đã hỏi tiếp bị đơn “Nếu không phải là ngã ba thì là ngã gì?”. Bị đơn vẫn quả quyết: Không phải ngã ba, còn là ngã gì thì không biết.

    Cuối cùng thì HĐXX toà phúc thẩm không biết hỏi ai để xác định đó có đúng là ngã ba hay không, nên phán quyết rằng nguyên đơn “nhầm lẫn về ngã ba”.

    67 cuộc điện thoại gọi về toà soạn đề nghị phải làm rõ giao tiếp của đường Phan Văn Trường và Xuân Thủy có phải là ngã ba hay không để người dân chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp mà lại không bị phạt oan như trường hợp ông Nguyễn Đức Đông. Chúng tôi chuyển ý kiến người dân đến LS Vũ Thái Hà - Cty luật YouMe, ông Hà trả lời: Luật quy định rõ, người dân có trách nhiệm chấp hành luật pháp. Còn việc xác định giao tiếp giữa đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy có phải là ngã ba hay không, chúng tôi không phải là cơ quan có thẩm quyền để trả lời cụ thể trường hợp này. Còn cụ thể trong trường hợp mà nguyên đơn bảo là ngã ba, bị đơn thì bảo không phải là ngã ba thì cơ quan có thẩm quyền trả lời không ai khác, đó là Bộ GTVT.

    Lê Huân

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 21/09/2011 07:50:12 CH sửa link cho hình

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    9752 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #132903   22/09/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Việc đó có phải là ngã ba hay không thì tôi có thể tra lời ngay đó chính là ngã ba.
    Cả nước việt nam có biết bao người đã học lái xe, không lẽ chưa ai được giảng giải thế nào là ngã ba???
    Pháp luật mà như thế mà kêu gọi người dân "Sống và làm việc theo ..." sao được???

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #133032   22/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Tôi đồng ý với quan điểm của #fff8df;">#ca0002;">hovanhong129 về vấn đề này. Cứ từ một điểm có thế xuất phát theo 3 hướng thì nó là ngã 3. Đơn giản thế thôi, chứ sao lại phải giả thích bằng luật. Mà cũng chẳng thể giải thích được vì có luật nào quy định đâu.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #134721   27/09/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    BachThanhDC viết:
    Tôi đồng ý với quan điểm của hovanhong129 về vấn đề này. Cứ từ một điểm có thế xuất phát theo 3 hướng thì nó là ngã 3. Đơn giản thế thôi, chứ sao lại phải giả thích bằng luật. Mà cũng chẳng thể giải thích được vì có luật nào quy định đâu.

    @ BachThanhDC: Lâu rồi, không có dịp thảo luận cùng bạn, tuy nhiên hôm nay thì xin phép với bạn rằng không phải "Cứ từ một điểm có thế xuất phát theo 3 hướng thì nó là ngã 3".
    Chỉ những đường, phố có đặt tên mới được gọi là ngã ba:
    Ví dụ như từ đường Phan Văn Trường ra đường Nguyễn đình Chiểu thì đúng là ngã 3
    Nhưng nếu từ trong các ngõ (ở phía đối diện vopwis đường Phan Văn Trường) ra đường Nguyễn Đình Chiểu thì không được gọi là ngã 3
    Mặc dù từ đường Phan Văn Trường hay từ trong ngõ ra đều cùng " từ một điểm có thế xuất phát theo 3 hướng " nhưng không phải tất cả đều là ngã 3.
    Trong vụ này theo tôi ( ý kiến cá nhân) đây chẳng qua là kẽ hở của Luật GTĐB mà thôi.
    Lâu nay quan niệm biển báo hết hiệu lực khi qua ngã 3, ngã 4. Nếu muốn biển báo tiếp tục có hiệu lực phải cắm biển nhắc lại. Khổ nỗi, thường người ta chỉ xác định ngã 3 ngã tư ở bên phải chiều đi mới cắm biển nhắc lại, chứ ít để ý đến các ngã 3, ngã tư ở bên trái chiều đi. Do vậy trong trường hợp này từ đường Phan văn Trường rẽ qua mới không cắm biển nhắc lại.
    Các bạn cứ tự kiểm tra các trường hợp khác mà xem.

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #133059   22/09/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em thấy vấn đề không chỉ ở cái ngã ba. Cái chỗ đó có phải là ngã ba không là chuyện nhỏ, còn cái lý luận bảo vệ cho mình của cơ quan nhà nước mới là chuyện lớn.

    Theo bên giao thông, thì chỉ cần Nhà nước ban hành quy phạm điều chỉnh lĩnh vực giao thông, thì người tham gia giao thông bắt buộc phải biết. Không cần biết cơ quan mình có xây dựng hệ thống biển báo tín hiệu chỉ dẫn theo quy định hay không. Còn theo bên cảnh sát, thì người dân cứ vi phạm quy định của pháp luật là có quyền phạt, không cần biết nguyên do của vi phạm.

    Điều này loại bỏ hoàn toàn vai trò của hệ thống biển báo, tín hiệu chỉ dẫn. Vì nếu theo lập luận dạng này, thì dân phải biết quy định của pháp luật trước khi tham gia giao thông, chứ không cần tham gia giao thông theo chỉ dẫn của hệ thống biển báo tín hiệu. Và Tòa án thì đang chấp nhận lập luận này.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #133313   23/09/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Theo suy nghĩ cs nhân tôi thì trong vụ này Công an và tòa án đã hoàn toàn sai. Người tham gia giao thông chỉ chấp hành biển báo ( trừ khi có người điều khiển giao thông thì phải theo người điều khiển giao thông). Tại ngã ba đó không có biển báo thì làm sao công an phạt được? Tòa án với vai trò cầm cân nảy mức "Nhân danh nước CHXHCNVN" mfa lị phán quyết không đúng theo luật. Thực ra việc này tòa án chỉ cần hỏi 1 câu: Ở đó có biển báo cấm hay không? là có thể tuyên được rồi.
    Tôi không hiểu tòa án xét xử kiểu gì mà không mới ngành giao thông tham gia. Trả lời tòa án bằng văn bản thì còn có thể nói này nói kia chứ khi trả lời trước tòa thì sẽ khác, các nước còn có thủ tục thề chỉ nói sự thật trước tòa nữa kia mà.
    Xem xét diễn biến tại tòa thì thấy rằng cả Tòa án và công an đều sai ( nhất là Tòa án với vai trò xét xử phán quyết đúng sai). Giả sử ông giao thông lại nói 1 câu là ở đâu không có biển cấm tức là không cấm ( câu này đúng hoàn toàn, chứ ko giống cái câu ở đâu không cám biển cấm thì ko phải ngã 3) thì Toà án biết phán quyết thế nào???
    Rõ ràng cái sai và cái yếu kém ở đây là của Tòa án (trước đó là cái sai của Công an).
    Còn anh Đông không sai 1 chút nào cả. Về cái Quyết định của TPHN thì như các ý kiến khác đã phân tích rồi, xin ko nói đến nữa.
    Rõ ràng đây là vụ án oan sai. Vấn đề là khắc phục và sửa sai như thế nào?
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 23/09/2011 08:20:21 SA

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #133484   23/09/2011

    nghesicaydan
    nghesicaydan

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2011
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cái này hỏi một đứa trẻ nó cũng biết có phải là ngã ba hay không.

    Tư Vấn Pháp Luật Miễn Phí - Niềm Tin Pháp Lý Email: tuvanluat123@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #134761   27/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    hovanhong129 viết:
    @ BachThanhDC: Lâu rồi, không có dịp thảo luận cùng bạn, tuy nhiên hôm nay thì xin phép với bạn rằng không phải "Cứ từ một điểm có thế xuất phát theo 3 hướng thì nó là ngã 3".
    Chỉ những đường, phố có đặt tên mới được gọi là ngã ba:
    Ví dụ như từ đường Phan Văn Trường ra đường Nguyễn đình Chiểu thì đúng là ngã 3
    Nhưng nếu từ trong các ngõ (ở phía đối diện vopwis đường Phan Văn Trường) ra đường Nguyễn Đình Chiểu thì không được gọi là ngã 3
    Mặc dù từ đường Phan Văn Trường hay từ trong ngõ ra đều cùng " từ một điểm có thế xuất phát theo 3 hướng " nhưng không phải tất cả đều là ngã 3.
    Trong vụ này theo tôi ( ý kiến cá nhân) đây chẳng qua là kẽ hở của Luật GTĐB mà thôi.
    Lâu nay quan niệm biển báo hết hiệu lực khi qua ngã 3, ngã 4. Nếu muốn biển báo tiếp tục có hiệu lực phải cắm biển nhắc lại. Khổ nỗi, thường người ta chỉ xác định ngã 3 ngã tư ở bên phải chiều đi mới cắm biển nhắc lại, chứ ít để ý đến các ngã 3, ngã tư ở bên trái chiều đi. Do vậy trong trường hợp này từ đường Phan văn Trường rẽ qua mới không cắm biển nhắc lại.
    Các bạn cứ tự kiểm tra các trường hợp khác mà xem.


    Chào anh Hồng!

    Về cái tên gọi như thế nào là ngã 3 thì tôi lại có quan điểm khác anh rồi. Tôi không đồng ý với anh là chỉ những con đường, phố nào có đặt tên thì mới được gọi là ngã 3. Bởi có một thực tế là từ xưa đến nay chẳng hề có một văn bản nào (thậm chí là kể cả từ điển) định nghĩa thế nào là ngã 3 cả. Mà cách gọi ngã 3, ngã 4 hay 5, 6... là cách gọi thông thường theo nghĩa số học được xã hội chấp nhận. Ngay cả ở vùng nông thôn, đường sá có ai đặt tên đâu nhưng khi gặp những ngã đường có nhiều hướng đi thì cứ thế theo phương pháp số học mà gọi là ngã 3, 4, 5... chứ nó làm gì có tên gọi nào khác. 


    Chỉ đến khi có cái vụ án này xảy ra thì người ta mới đem cái gọi là khái niệm về ngã 3 ra để mà phân tích, mà mổ xẻ. Nhưng khổ nổi có ai dám khẳng định như thế nào thì được gọi là ngã 3, như thế nào thì không được gọi là ngã 3 đâu. Vì tuyệt nhiên nó chẳng được quy định ở bất cứ đâu với hình thức như thế nào cả. Nếu là tôi, tôi chỉ có thể khẳng định một ngã rẽ không phải là ngã 3 khi nó là ngã 4, ngã 5... thôi.

    Tôi dám khẳng định cách hiểu về ngã 3, ngã 4... trong đời sống hàng ngày là vậy, còn ở góc độ pháp lý thì chẳng có quy định nào về khái niệm ngã 3, ngã 4... cả. Và khi luật đã không có khái niệm thì cứ hiểu theo nghĩa thông thường mà áp dụng đi chứ. Luật GTĐB đã quy định việc cắm biển nhắc lại hiệu lực khi qua ngã 3, ngã 4 thì có nghĩa là nếu ngã 3, ngã 4 nào thuộc quy định đó thì phải cắm biển. Chứ không thể lý lẽ như mấy ông CSGT là vì không có cắm biển nên không phải là ngã 3, nghe nó ngược đời quá. Luật cũng chỉ quy định chung về việc cắm biển tại các ngã 3, ngã 4 mà không có sự phân biệt là bên trái chiều đi hay bên phải chiều đi, vậy thì bất cứ ngã 3, ngã 4 nào thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định cắm biển thì phải cắm tất mà không kể chiều nào.

    Về quan điểm cá nhân thì tôi hoàn toàn không đồng tình với phán quyết của Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm về vụ án này. BLDS đã quy định trường hợp pháp luật không quy định hoặc các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán cơ mà. Khi luật đã không quy định thế nào là ngã 3 thì cứ thế mà áp dụng cách hiểu thế nào là ngã 3 theo tập quán. Cớ gì mà một cơ quan nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật lại phải đi hỏi ông này ông khác về khái niệm thế nào là ngã 3 cho mệt, vì các ông cũng có biết đâu mà trả lời. Để rồi khi không nhận được câu trả lời thỏa đáng thì đứng ở giữa không biết làm sao nên phán bừa rồi muốn đến đâu thì đến. Thử hỏi nếu nhà các vị nằm trên đường Phan Văn Trường mà khi sai con ra đầu đường để mua cái gì đó thì các vị nói thế nào. Tin chắc rằng chẳng có vị nào nói là "Con ra chỗ đầu đương Phan Văn Trường tiếp giáp với đường Xuân Thủy mua cho bố cái này cái kia" đâu, mà phải là "Con ra đầu ngã 3…". Rõ ràng trong vụ án này, Tòa đã không thể hiện được vai trò là người cầm cân nảy mực đứng ở vị trí trung gian, và cũng không quán triệt được nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

    Thân ái!


    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/09/2011 05:18:33 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #134885   28/09/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    @bachthanhdc:
    Về vấn đề phiên tòa thì tôi hoàn toàn nhất trí với anh, Tôi cũng không nói rằng ở nơi không cắm biển báo thì không phải ngã 3 ( đấy lời của ông Công an tại phiên tòa). Mà ngay cái lý luận này của ông Công an và ông tòa cũng không đúng nốt. Vì nếu bạn xem lại sơ đồ sẽ thấy rằng
     

    Sơ đồ mô tả giao thông do ông Nguyễn Đức Đông cung cấp

    nếu đi từ đường Phan Văn Trường rẽ trái sang đường Nguyễn Đình Chiểu đúng là không có biển báo ( theo ông Công an nói là không phải ngã 3), nhưng nếu rẽ sang bên phải sẽ có ngay biển báo cấm. Vậy đấy có phải ngã 3 không ( theo lý luận có biển báo cấm tức là ngã 3).
    Như vậy cũng là cái ngã 3 ấy không thể rẽ phải là ngã 3, rẽ trái lại không phải là ngã 3. Cả ông Tòa và ông Công an đã cố tình lờ đi cái ngã 3 ấy.
    Còn về ý kiến của tôi về vấn đề cắm biển nhắc lại tại ngã 3 đường bên phải chiều đi thì bạn cứ nhìn sơ đồ và kiểm nghiệm trên thực tế sẽ rõ. Tôi xin nói thêm là nếu từ trong ngõ đi ra thì đấy không phải là ngã 3 ( kể cả việc chạy xe trong ngõ cũng chưa hẳn được gọi là tham gia giao thông, vì đó không phải là đường bộ). Cũng lưu ý bạn về cách dùng từ theo quy định pháp luật và dùng từ trong dân gian nó cũng có sự khác nhau đấy. Xin ví dụ: dân gian dùng từ cưới xin vợ chồng, nhưng pháp luật dùng từ kết hôn vợ chồng. C
    Xin mạn phép trao đổi cùng bạn. Mong được trao đổi thêm
    Trân trọng kính chào.
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 28/09/2011 08:39:47 SA

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |