Vụ 7 học sinh bị đuổi học: Đâu phải là cô, là thầy thì muốn làm gì thì làm

Chủ đề   RSS   
  • #506484 01/11/2018

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Vụ 7 học sinh bị đuổi học: Đâu phải là cô, là thầy thì muốn làm gì thì làm

    Vụ 7 học sinh bị đuổi học: Đâu phải là cô, là thầy thì muốn làm gì thì làm

    Sự việc tại trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), do điện thoại của một nữ sinh bị thu trong giờ học không khóa nên cô giáo chủ nhiệm thấy màn hình hiện cuộc nói chuyện nhóm qua Facebook. Kiểm tra, cô đọc được nội dung nói xấu thầy cô, nhà trường...

    Cho rằng học sinh đã "dùng mạng xã hội xúc phạm danh dự và uy tín của giáo viên, gây ảnh hưởng xấu tới công tác giáo dục của nhà trường", hiệu trưởng đã xử lý kỷ luật. Ba học sinh lớp 10 sau đó bị buộc thôi học một năm do vi phạm đạo đức. Bốn em khác bị đuổi học một tuần, một nữ sinh bị cảnh cáo trước toàn trường.

    Theo Vnexpress

    Không đọc hết Hiến pháp 2013 nhưng nắm được tinh thần về quyền riêng tư, bí mật cá nhân là quyền cơ bản của con người và bất khả xâm phạm, mà đã gọi là bất khả rồi thi thì ngay cả phụ huynh còn không có quyền xâm phạm nhá. Đã lên đến ngưỡng dạy bảo là người đưa đò rồi tối thiểu phải hiểu được câu chuyện này chứ.:D

    Học sinh vi phạm sử dụng điện thoại thì cứ theo quy chế mà làm nhưng quy chế cũng có giới hạn và người ban hành quy chế phải có kiến thức cơ bản, chưa kể đến đó là trong môi trường giáo dục.

    Ở nước ngoài việc bảo vệ đời tư cá nhân được thực hiện triệt để, ví như mới đây một trường cấp 3 ở Mỹ phải hòa giải 33.000 USD do giáo viên Kiểm tra điện thoại của học sinh khi không có căn cứ chính đáng,.

    Nói thẳng: Giáo viên tự ý đọc tin nhắn hoặc những hành vi tương tự liên quan đến vấn đề thông tin qua lại giữa cá nhân với cá nhân bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác khi chưa được sự cho phép hoặc không có căn cứ chính đáng là HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT chưa kể lại báo cáo, xử lý học sinh lên ban giám hiệu dẫn đến hậu quả nêu trên thì ôi thôi nghiêm trọng chồng chất nghiêm trọng nhá.

    Xin trích:

    Thấy màn hình hiện cuộc nói chuyện nhóm qua Facebook. Kiểm tra, cô đọc được nội dung nói xấu thầy cô, nhà trường...

    Xin thưa đó là quyền cá nhân, đừng ai nói là cả thanh xuân của mình chưa bao giớ nói xấu người khác nhá. (Nhưng tùy theo mức độ vi phạm mà sẽ có hình thức xử lý kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật).

    Rõ ràng, nếu cố ý hành vi có dấu hiệu phạm tội theo điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.Mức phạt sẽ từ cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đến 50.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến ba năm. (Hành vi này chỉ bị xử lý hình sự khi người vi phạm trước đó đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính. )

    Đừng lên án tại sao bao nhiêu trường hợp học sinh hay kể cả là những người đã thành niên bị xâm hại về quyền cá nhân thậm chí là thân thể nhưng họ lại không lên tiếng, bộ phận không hiểu về pháp luật chưa bàn đến nhưng nhìn nhận thực tế khách quan họ có đủ niềm tin để lên tiếng bảo vệ cho chính mình khi hàng loạt các trường hợp tương tự nêu trên không được xử lý triệt để.

    Không lẽ là cô, là thầy rồi tự cho mình cái quyền đó sao? Bao giờ học sinh nói riêng và công dân nói chung mới ý thức, bảo vệ và tự bảo vệ cái gọi là “ĐỜI TƯ CÁ NHÂN” 

    ------đang cảm thấy bức xúc--------

     

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 01/11/2018 03:15:33 CH
     
    24246 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    SAdmin (22/02/2021) Caolam266 (18/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang «<456
Thảo luận
  • #594329   27/11/2022

    Vụ 7 học sinh bị đuổi học: Đâu phải là cô, là thầy thì muốn làm gì thì làm

    Có thể nói đây là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội, khi nền tri thức nước nhà bị ảnh hưởng nặng nề của một số bộ phận giáo viên biết chất, làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai con em nước nhà, thử hỏi các bậc phụ huynh có thể yên tâm giao con mình cho những người giáo viên thiếu đạo đức nghề nghiệp như vậy được không. 

     
    Báo quản trị |  
  • #594670   29/11/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Vụ 7 học sinh bị đuổi học: Đâu phải là cô, là thầy thì muốn làm gì thì làm

    Cảm ơn thông tin của bạn! Tuy nhiên theo bản thân mình cần xem xét nhiều khía cạnh, nhiều mặt của một vấn đề. Bởi khi chỉ nghe một hướng rằng học sinh có hành vi nói xấu thầy cô qua các nhóm chat. Tuy nhiên không biết được mức độ nói xấu, ngoài việc nói xấu ra thì còn xúc phạm danh dự của Thầy Cô hay không. Biết rằng việc đuổi học là quyết định nóng vội, hoặc không thể hiện sự giáo dục đến các em còn nhỏ. Nhưng mình nghĩ rằng cần có biện pháp để khắc phục tình trạng học sinh không tôn trọng thầy cô.

     
    Báo quản trị |  
  • #594740   30/11/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Vụ 7 học sinh bị đuổi học: Đâu phải là cô, là thầy thì muốn làm gì thì làm

    Vấn đề này nếu nhìn nhận lại thì không ai là người đúng cả. Đứng trên góc độ của mỗi bên thì đều có quy định xử lý khi bị vi phạm. Việc học sinh bị xử lý kỷ luật hình thức cho thôi học thì đã căn cứ vào quy chế kỷ luật của nhà trường. Nhưng đối với hành vi của giáo viên thì vẫn có khả năng bị xử phạt liên quan đến việc xâm phạm đời tư. Ở nước ta còn quá xem nhẹ vấn đề này nên không có ai đại diện cho các em học sinh đặt vấn đề xử lý giáo viên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2022)
  • #594783   30/11/2022

    Vụ 7 học sinh bị đuổi học: Đâu phải là cô, là thầy thì muốn làm gì thì làm

    Kỷ luật là một biện pháp giáo dục. Nhưng khi áp dụng hình thức kỷ luật nào đó thì hàm lượng giáo dục chiếm tỉ lệ rất ít, còn hàm lượng mang tính trừng trị chiếm tới 80%. Khi áp dụng hình thức kỷ luật thì nội hàm trừng trị hành vi đó là chính. Vì thế, kỷ luật không nên áp dụng ngay, áp dụng nhanh quá mà cần phải có thời gian. Bởi nhà trường không phải là cơ quan hành chính thuần túy như công an phường.

     
    Báo quản trị |