Vụ 06 học sinh thương vong do điện giật: ai có thể bị xem xét trách nhiệm?

Chủ đề   RSS   
  • #504986 16/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Vụ 06 học sinh thương vong do điện giật: ai có thể bị xem xét trách nhiệm?

    Như các báo đã thông tin, chiều ngày 13/10/2018, tại cổng trường THCS An Lục Long (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đã xảy ra vụ tai nạn điện giật nghiêm trọng khiến nhiều học sinh thương vong. Theo điều tra ban đầu, dây điện trước cổng bị đứt do mưa to kèm với sét đánh trúng vào đúng thời điểm các em học sinh ra khỏi trường. Mặc dù nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định là do thiên tai gây ra và nằm ngoài ý muốn, nhưng không thể không đặt câu hỏi về trách nhiệm của các bên có liên quan.

    Về phía nhà trường: trong vụ việc này nhà trường có trách nhiệm hay không khi trời còn đang mưa kèm theo sấm chớp nhưng không nhắc nhở vẫn để học sinh ra về. Hơn nữa, vụ tai nạn diễn ra tại khu vực ngoài cổng trường (nằm ngoài khuôn viên trường) thì có xem xét trách nhiệm nhà trường trong quản lý học sinh hay không?

    Về phía điện lực: hiện nay đang trong mùa mưa bão, thời tiết diễn biến thất thường, phía điện lực đã kiểm tra các đường dây điện xung yếu hay chưa. Nếu đã kiểm tra an toàn mà nguyên nhân tai nạn là do sét đánh gây ra thì có xem xét trách nhiệm của điện lực trong vụ tai nạn này.

    Theo bạn, trong vụ tai nạn đáng tiếc trên ai có thể bị xem xét trách nhiệm? 

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 16/10/2018 05:16:44 CH

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    2385 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504997   16/10/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình nghĩ đây hoàn toàn là sự kiện bất khả kháng nên chẳng ai biết trước được để đề phòng cả, việc 06 học sinh thương vong trên hoàn toàn là một việc ngoài ý muốn. Sở dĩ mình nói như vậy bởi mình dựa vào quy định sự kiện bất khả kháng tại Bộ luật Dân sự 2015 của nước ta để giải thích, cụ thể tại Bộ luật này có quy định như sau:

    Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

    ……..

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Theo quy định này thì một sự kiện được coi là bất khả kháng nếu nó thỏa đủ 03 điều kiện sau đây:

    + Thứ nhất, sự kiện xảy ra phải là sự kiện khách quan;

    + Thứ hai, sự kiện đó không lường trước được;

    + Thứ ba, đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để ngăn sự việc.

    Dựa vào điều này và hoàn cảnh xảy ra lúc ấy có thể thấy nó thỏa các điều kiện về sự kiện bất khả kháng:

    + Thứ nhất, trời mưa và sấm chớp thì thỏa điều kiện về sự kiện khách quan;

    + Thứ hai, việc sét đánh trúng đường dây điện là điều hoàn toàn không thể nào lường trước được

    + Thứ ba, việc trời mưa mà học sinh ra về thì cũng không thuộc phạm vi của nhà trường nữa.

    Từ các phân tích trên thì mình nghĩ với vụ việc này thì không bên nào có trách nhiệm cả, đây là một vụ việc đau lòng và các bên nên rút kinh nghiệm để tương lại không xảy ra những vụ việc tương tự như vậy.

    Trên đây là quan điểm của mình về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #504998   16/10/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    VIêc để dây điện đứt rơi xuống đường nhiễm điện, rõ ràng người quản lý điện tại địa phương quá thiếu trách nhiệm. Theo mình, cần khởi tố vụ án để làm rõ trách nhiệm những người liên quan.
     
    Cơ quan điều tra cần nhanh chóng khởi tố điều tra vụ án để xử lý theo Điều 199 về Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện của BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Trong sự vụ này, rõ ràng phía điện lực đã chậm chạp, thiếu trách nhiệm mà trì hoãn việc khắc phục sự cố rơi đường dây để dẫn đến hậu quả thương tâm
     
    Theo quy định tại Điều 199 BLHS 2015, người nào có trách nhiệm mà trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng gây hậu quả chết người thì có thể bị phạt tiền từ 150 triệu đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm. Trường hợp làm chết 2 người như vụ việc này thì có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
     
    Chuyện dây điện rơi mà không có biện pháp khắc phục kịp thời để xảy ra hậu quả thương vong thì rõ ràng đây là trách nhiệm của bên điện lực. Bởi khi thuê trụ điện, công ty này phải có trách nhiệm kiểm tra sự an toàn, khi nhận thấy sự cố phải khắc phục kịp thời.
     
    Còn việc truy cứu trách nhiêm nhà trường thì theo mình không hợp lý vì học sinh đã ra khỏi sự quản lý nhà trường, còn việc để học sinh về khi trời còn mưa là do học sinh chứ nhà trường không thể quản lý được.
     
    Báo quản trị |