VPF v.s VFF và AVG hay Bản quyền truyền hình giải bóng đá QG

Chủ đề   RSS   
  • #159186 05/01/2012

    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    VPF v.s VFF và AVG hay Bản quyền truyền hình giải bóng đá QG

     

    Chào mọi người,

    Một tranh chấp pháp lý vui như thế mà thấy chẳng thành viên nào đưa lên để bình luận nhỉ. Thôi thì mình mạn phép đưa một số ý kiến cá nhân mong mọi người cùng trao đổi cho vui.

    Theo mình thì để tấn công vào bản hợp đồng bản quyền truyền hình dài đằng đẳng 20 năm bất hợp lý như th��� (mục đích làm cho nó vô hiệu hoặc thay đổi một số điều khoản có lợi cho VPF) thì có thể theo các lý lẽ sau:

    - Dựa vào luật cạnh tranh để cho rằng bản hợp đồng này đã tạo ra sự độc quyền trong lĩnh vực truyền hình các giải bóng đá quốc gia vì vậy áp dụng điều 15 của Luật cạnh tranh để đề nghị nhà nước xác định lại giá mua cũng như giá bán dịch vụ này (dĩ nhiên phải theo hướng có lợi cho VPF).

     

    - Tìm cách chứng minh rằng bản quyền truyền hình tại thời điểm bán và hiện nay đã có sự thay đổi quan trọng về chất do chất lượng giải đấu đã được nâng lên và hấp dẫn hơn ?! dẫn đến hợp đồng đó không còn phản ảnh đúng thực tế, gây thiệt hại cho bên bán. Việc thay đổi này là có lợi cho xã hội, cụ thể là người tiêu dùng (khán giả xem các trận đấu) và nền bóng đá của VN nói chung, nên bắt buộc phải thực hiện. Từ đó, dựa trên nguyên tắc công bằng, đề nghị bên mua phải thanh toán thêm phần gia tăng do sự đổi mới đó (phần chưa được tính đến khi ký kết hợp đồng). Giá trị gia tăng này có thể được xác định bằng doanh thu quảng cáo gia tăng, tỷ lệ khán giả đến sân gia tăng …. Theo mình để giải quyết êm đẹp thì khả năng đi theo hướng này là cao nhất, bên cạnh việc rút thời hạn hợp đồng xuống.

     

    - Hợp đồng được ký kết khi AVG chưa có giấy phép kinh doanh truyền hình nên vi phạm về thẩm quyền của doanh nghiệp (ký kết hợp đồng ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh được pháp luật cho phép theo luật doanh nghiệp nên hợp đồng vô hiệu). Tuy nhiên theo mình nếu tòa xử vô hiệu theo lý lẽ này thì tòa hơi máy móc vì hợp đồng đã được thực hiện một thời gian và AVG đã có đầy đủ giấy phép sau đó.

     

    Bạn nào có lý lẽ hay lập luận nào thì bổ sung thêm nhé.

     

    Thân

    Cập nhật bởi chaulevan ngày 04/08/2012 04:12:14 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    29404 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (05/01/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang «<2345>
Thảo luận
  • #167372   22/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    unjustice viết:
    "1/ Tôi cũng đồng ý VFF không phải là chủ sở hữu duy nhất, nhưng việc VFF ký kết hợp đồng như thế là chấp nhận được vì các câu lạc bộ thay đổi liên tục (do lên xuống hạng)."

    Lí này không ổn bác ạ. CLB thay đổi liên tục không ảnh hưởng gì, chỉ cần tại thời điểm kí hợp đồng, tất cả các CLB đang hiện hữu đồng ý là được. CLB nào trong liên đoàn cũng đều phải chấp nhận Điều lệ của Liên đoàn nên không làm thay đổi được hợp đồng nữa. Đồng thời nếu cần thì hợp đồng thương quyền cũng có thể thêm điều khỏan xác định việc có đội lên xuống hạng cũng sẽ không làm ảnh hưởng hợp đồng đã kí, rất đơn giản.

    Tôi đã đọc đâu đó thấy nói về khỏan phạt hủy hợp đồng  8% tương đương khoảng 24 tỉ. Chắc là vì hợp đồng không có quy định cho nên vận dụng theo Điều 301 Luật Thương mại quy định mức phạt do các bên tự thoả thuận nhưng không được vượt quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này)
     
    Báo quản trị |  
  • #167385   22/02/2012

    congtyluatvlg
    congtyluatvlg

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi nghĩ các bác ý đang đấu tranh để chứng tỏ rằng là mình đang đóng ghóp vào chu trình biến đổi, cải cách bóng đá ở Việt Nam. Nhưng mà qua đây cũng thấy rằng quy chế ở Việt Nam quá lỏng lẻo, kí gì mà 20 năm trời O_O


    --------------------------
    ao cuoi, du lich hong kong, du lich tho nhi ky
    Cập nhật bởi congtyluatvlg ngày 22/02/2012 05:37:12 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #167094   22/02/2012

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Phó Chủ tịch VFF đã “chơi” VFF ra sao?

    Khi VFF ra công văn đề nghị các CLB cùng các BTC địa phương phải tôn trọng hợp đồng chuyển giao thương quyền giữa VFF với AVG thì ngay lập tức ông Viễn đã đại diện cho VPF ký các công văn với nội dung cho phép VTV và các đài truyền hình địa phương vào sân mà không cần thông qua ý kiến của AVG.
     
    Ông Phạm Ngọc Viễn

    Ông là Phạm Ngọc Viễn- PCT VFF, lại là PCT chuyên môn - một trong những vị trí xung yếu nhất trong bộ máy tổ chức, điều hành của VFF. Ông được VFF cử tham gia VPF, và sau đó đã được Hội đồng quản trị VPF bầu làm Tổng Giám đốc. Vì là người của VFF được cử sang VPF nên trước khi sang, ông đã được Thường trực VFF nhắn đi nhắn lại là phải bảo vệ quyền lợi của VFF tới cùng. Nhưng nhìn lại những gì ông đã làm, đã nói và đã ký trong hàng tháng trời diễn ra vụ tranh chấp thương quyền V.League, người ta chợt giật mình nhận ra: Không những không bảo vệ quyền lợi của VFF mà ông còn “chơi” VFF tới mức đau điếng. Chỉ riêng chi tiết này thôi đã có những câu hỏi tế nhị cần phải đặt ra cho chính ông và cho cả cái tổ chức VFF của ông.
     
    Nói cho công bằng thì trong văn bản mới nhất (ngày 17/2) gửi cho Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng để thể hiện sự không đồng tình với những phản ứng thái quá của VPF mà 3 nhân vật của VFF tham gia bộ máy VPF cùng “đứng tên” cũng có tên ông. Cái văn bản mà ở đó ông- TGĐ VPF Phạm Ngọc Viễn cùng với ông Lê Hùng Dũng - PCT VPF và bà Đinh Thu Trang – thành viên Hội đồng Quản trị VPF viết rõ: “Liên đoàn bóng đá Việt Nam nhất trí với nội dung kết luận của đoàn Thanh tra quanh hợp đồng chuyển giao thương quyền giữa VFF với AVG. Chúng tôi trong tư cách là đại diện góp vốn của VFF tại Công ty VPF tán thành với kết luận của Đoàn Thanh tra. Chúng tôi không đồng ý khiếu nại vấn đề này tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền”.

    Nhưng những nguồn tin thân cậy cho hay, ông Phạm Ngọc Viễn không chủ ý viết văn bản phản đối như vậy, cũng không chủ động, tự nguyện ký tên vào văn bản này. Ông chỉ ký khi được Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cùng PCT VFF Nguyễn Lân Trung nhắc nhở về việc phải ý thức lại “mình là ai?” – “mình đang đứng ở đâu?” – và “mình phải làm gì?”.

    Sự thực thì cái văn bản phản đối mà 3 thành viên của VFF trong ngôi nhà VPF cùng “đứng tên” cũng không thể ngăn nổi ý chí của VPF trong vấn đề thương quyền truyền hình, nếu những nhân vật chóp bu của VPF như các ông Chủ tịch Võ Quốc Thắng, PCT Nguyễn Đức Kiên muốn đấu tới cùng, và đấu đến nơi đến chốn...

    Nếu sự thực muốn phản đối VPF để đứng về hẳn phía VFF thì trong buổi gặp gỡ báo chí sau khi Thanh tra Bộ VH-TT&DL công bố kết luận Thanh tra hợp đồng chuyển giao thương quyền giữa VFF với AVG ông Viễn đã không có những luận điểm bênh VPF chằm chặp.

    Hôm đó, khi phía VPF cứ khăng khăng cho rằng VFF và các CLB là đồng sở hữu giải VĐQG, cũng đồng thời là đồng sở hữu bản quyền truyền hình giải VĐQG thì một phóng viên đã đặt cho ông Viễn câu hỏi: “Thực tế là các giải đấu do FIFA, AFC tổ chức, chỉ có FIFA hay AFC là những người sở hữu duy nhất mà thôi. Vậy thì với những giải đấu do VFF tổ chức, sao có thể coi cả VFF lẫn các CLB đều có quyền sở hữu như VPF đang suy nghĩ?”.  

    Ngay lập tức, ông Viễn đã phân tích những điểm khác biệt trong các giải đấu của FIFA, AFC với các giải đấu của VFF với mục đích là không thể đem cái khuôn FIFA-AFC vào đây mà áp dụng, so sánh được.

    Nhưng đấy không phải là lần duy nhất ông Viễn công khai chống lại VFF để bênh vực VPF. Trước đó, khi VFF ra công văn đề nghị các CLB cùng các BTC địa phương phải tôn trọng hợp đồng chuyển giao thương quyền giữa VFF với AVG thì ngay lập tức ông Viễn đã đại diện cho VPF ký các công văn với nội dung cho phép VTV và các đài truyền hình địa phương vào sân mà không cần thông qua ý kiến của AVG.

    Ngoài ra, khi Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ kêu ca là VFF không nhận được các văn bản báo cáo chuyên môn của VPF sau mỗi vòng V.League thì ông Viễn đổ tại cho “công tác văn thư” chậm trễ, dù ai cũng hiểu phòng làm việc của ông Viễn với ông Hỷ chỉ cách nhau vài bước chân.

    Khi VFF đề nghị ông Viễn sớm gửi điều lệ thi đấu của V.League và giải hạng Nhất cho mình thì ông Viễn đã liên tục “khất lần”, để rồi bản điều lệ sau đó đã được gửi thẳng lên Tổng cục TDTT, không thông qua VFF. Rồi khi VPF cho in áo Bib phóng viên cùng hàng loạt những tài liệu khác liên quan tới V.League nhưng tuyệt nhiên không cho in logo của VFF trên đó thì ông Viễn cũng không hề lên tiếng, chấn chỉnh gì.

    Qua một loạt các dẫn chứng nói trên, bắt buộc phải đặt ra một câu hỏi: Ông Viễn đã không trung thành với VFF hay cơ cấu tổ chức của VFF thiếu thông minh, dân chủ tới mức phải đợi tới khi có thêm một chỗ ngồi mới, thay vì chỉ ngồi khư khư ở VFF thì ông Viễn và những người như ông Viễn mới dám chỉ ra những cái sai, cái yếu của tổ chức này?

    Nếu câu trả lời nằm ở vế thứ nhất thì xét cho cùng nó chỉ là câu chuyện của cá nhân ông Viễn. Còn nếu câu trả lời nằm ở vế thứ hai thì cần phải cảm ơn ông Viễn, vì nhờ sự “chống đối” của ông mà người ta mới chợt thấy nội bộ VFF vốn đã bất đồng, và chỉ cần đợi “thời cơ thích hợp” thì mọi bất đồng sẽ lập tức nổ xung thiên. Rõ ràng, việc một ông Phó, lại là Phó chuyên môn ở VFF đã quay ra “chơi” VFF khiến cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc đều phải đặt tay lên trán mà... tư duy!

    Theo CAND

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
  • #167096   22/02/2012

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Bầu Kiên: 'Gã' trọc phú lắm tiền, ít... tình?!

    Ăn nói bề trên, hành xử thì theo cảm tính, bộc phát làm người đối diện có cảm giác ông bầu Nguyễn Đức Kiên của CLB bóng đá Hà Nội như gã trọc phú lắm tiền, ít... tình?!

    Xây dựng hay ném đá VFF?

     

    Đến tận bây giờ, không ít phóng viên thể thao vẫn còn rùng mình khi nghĩ lại có tới gần nửa giờ bầu Kiên “cướp” trắng diễn đàn buổi họp tổng kết mùa giải V-League 2011. Khi cơn bức xúc lên cao trào, ông này lôi ra hết đường ngang, lối tắt của BTC giải, của giới trọng tài và cao hơn cả là lãnh đạo chóp bu VFF phơi bày trước bàn dân thiên hạ.

    Những “đóng góp” đầu tiên của bầu Kiên với VFF chính là về hợp đồng bản quyền truyền hình V-League. Một loại ngôn từ mạnh, bắt lỗi trực tiếp lãnh đạo Liên đoàn như “bản hợp đồng kỳ lạ”, “nhiều khuất tất”, “bản hợp đồng này khiến VFF ràng buộc lớn, gây ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng đến bóng đá Việt Nam” hay “không tin nơi nào trên thế giới có một bản hợp đồng dài đến vậy”… khiến VFF nóng mặt và không dễ dàng đón nhận. Điều đáng buồn là việc tranh chấp bản quyền truyền hình được VPF tung đi hứng lại đã nửa năm nay, lên đến cả Chính phủ, gây rất nhiều bức xúc trong dư luận, làm xấu hình ảnh của cả ngành TDTT.

    Về cung cách làm việc của BTC V-League (cũ), bầu Kiên cho rằng: “Bóng đá là sân khấu mà người ta có thể xem được cả bốn mặt. Ai diễn tuồng ở đấy, mọi người đều biết hết, chỉ người có trách nhiệm có chịu MỞ MẮT ra nhìn không, hay cố tình cho qua…” – đây có lẽ là viên đá nặng nhất bầu Kiên ném thẳng vào trụ sở VFF.

    Tham gia xây dựng ở mức độ nào, tâm huyết đến đâu thì chỉ người trong cuộc mới hiểu. Các phóng viên thể thao còn ghi lại được cảnh Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ liên tục rút khăn mùi-xoa lau mồ hôi túa ra mướt trán vì thái độ hằn học, hai mắt đảo như rang lạc, hai tay chém mạnh vào không khí của bầu Kiên. Trước khi trở thành Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam, chả gì ông Hỷ cũng là từng là Phó chủ nhiệm một Ủy ban trực thuộc Chính phủ, hàm thứ trưởng. Tựu chung, hình ảnh đó rất phản cảm và thực tế là không hợp với một Ủy viên BCH VFF tham gia phát biểu tại Hội nghị tổng kết mùa giải (như lời ông Nguyễn Đức Kiên tự nhận).

    Bầu Kiên - người nắm giữ trọng trách trong Ngân hàng ACB phán, cơ chế vận hành VFF xưa nay mafia (?!), không thay đổi được. Cụm từ “có mắt mà ngơ” tiếp tục được ông đề cập khi nhắc đến chuyện VFF để bầu Hiển sở hữu 2 CLB Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng cùng một hạng đấu. Hơn thế, ông này còn đề nghị Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ lấy tư cách cá nhân ra để “tái cơ cấu” VFF, ngăn chặn sự suy đồi đạo đức của đội ngũ cán bộ trong Liên đoàn.

    Đến thời điểm hiện tại, khi bình tĩnh lại, nhiều người hâm mộ chân chính không khỏi lo lắng cho VFF khi tổ chức này để Chủ tịch CLB Hà Nội ngang nhiên chiếm diễn đàn, phát ngôn văng mạng như vậy. Đây có thể trở thành tiền lệ rất xấu đối với các buổi Lễ tổng kết mùa giải về sau. Nếu nói phát ngôn của bầu Kiên là ngông cuồng, mang tính chất cay cú đả kích cá nhân, quan trọng nhất là vô căn cứ… thì có lẽ cũng không quá.

    Mang tiền ra gây sức ép với VFF mới chính là hình ảnh bầu Kiên làm xấu mặt bóng đá việt Nam nhất. Đây là LĐBĐ Việt Nam chứ không phải… LĐBĐ ACB. Uy tín LĐBĐ của cả 1 quốc gia không phải chuyện đùa. Chả lẽ ai cũng có quyền buộc tội VFF, ai cũng có quyền công khai chỉ trích VFF mà không cần bằng chứng, không cần lý do? Hay là ông bầu này cho rằng, một khi có tiền, lời nói con người ta có gang có thép, và hơn hết trở thành chân lý, buộc mọi người phải nghe theo…!?

    VPF tồn tại để làm gì?

    Rồi VFF thỏa hiệp, rồi công ty VPF của các bầu ra đời. Tuy nhiên, công việc chính được giao là quản lý, cải tổ V-League thì chưa đi đến đâu, dư luận chỉ thấy bầu Kiên đăng đàn đấu khẩu, rồi phát hành cả văn bản xung quanh bản quyền truyền hình hay tên giải, thay vì nhiệm vụ tổ chức, điều hành giải đấu ngày càng chất lượng, trong sạch hơn. Nói tóm lại là sau khi VPF ra đời, nhiều người càng bất ngờ hơn bởi sự phức tạp mà công ty này gây ra.

    Dưới sự điều hành của bầu Kiên, người ta thấy, VPF đang vượt mặt VFF dù về nguyên tắc, VPF không thể ngang hàng VFF được. Vụ bản quyền truyền hình chưa ngã ngũ dù Bộ Tư pháp đã có văn bản thông báo bản hợp đồng trên không sai, nhưng VPF vẫn làm ầm ĩ vụ việc trả lại tên cho giải đấu. Thay vì cải tổ trên sân cỏ, bầu Kiên lại xuất hiện nhiều hơn ở bên ngoài thảm đấu. Thế nên, khi giải diễn ra với tình trạng bạo lực gia tăng, bầu Kiên vẫn không có hành động ngăn chặn tương xứng, khiến mọi thứ ở VPF càng như mớ bòng bong.

    Khi rời khỏi Việt Nam lần đầu tiên sau Tiger Cup 98, HLV Alfred Riedl từng nói: “Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc!” Nhưng bây giờ, cái nóc của ngôi nhà bóng đá Việt Nam rõ ràng cũng xập xệ, bộ máy quản trị phình to, sứt mẻ, cấp trên cấp dưới sẵn sàng to tiếng chỗ đông người.

    Trên thực tế, VFF và VPF lao vào cuộc tranh cãi nẩy lửa đều với mục đích riêng của mình. VFF là đơn vị chủ quản, nên buộc phải giữ nền nếp, thể hiện tinh thần của người đi tiên phong, làm đúng và trúng để gìn giữ khuôn mặt chung của rất nhiều thành phần xung quanh. Nói một cách chính xác, LĐBĐ Việt Nam đang tìm mọi cách để giữ nhịp trong cách đối nhân xử thế dễ gây khó chịu của VPF. Đến thời điểm hiện tại, dư luận bắt đầu có cảm tình với VFF, ít nhất là việc họ đã tuân thượng lệnh từ Chính phủ, Bộ VH, TT và DL cũng như lãnh đạo Tổng cục TDTT trong mọi chuyện.

    Kết luận cuối cùng của Thanh tra Bộ VH, TT và DL sắp được công bố. Tất nhiên, một khi đã lôi nhau ra Thanh tra, mọi trắng đen và những góc khuất sẽ bị lột trần. Đến mức như vậy, không biết đã ai hình dung mối quan hệ giữa VFF-VPF trôi dạt về đâu hay chưa? V-League (hay V-Super League) còn ai muốn bắt tay để điều hành, để “nâng tầm” giải đấu như cái ngày VPF hân hoan chào đời?
     
    Theo banquyenbongda

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
  • #167401   22/02/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Định không viết thêm gì nữa bởi những gì cần nói thì tôi cũng nói cả rồi. Vả lại, mục đích của tôi chỉ hướng đến hiệu lực của hợp đồng bản quyền truyền hình AVG và VFF chứ cũng không quan tâm tương lai vấn đề sẽ giải quyết thế nào nên chẳng có gì để bàn luận. Tuy nhiên, thấy mọi người tranh luận một số vấn đề nên tôi muốn nhấn mạnh một vài ý:

    1) Hợp đồng giữa VFF và AVG chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2005 và Luật sở hữu trí tuệ 2005 mà không chịu sự chi phối của Luật thương mại 2005 bởi VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Nếu tranh chấp hợp đồng này được đưa ra giải quyết tại Tòa án thì sẽ giải quyết theo hướng là tranh chấp về một quan hệ pháp luật dân sự, trừ trường hợp VFF (và các câu lạc bộ bóng đá liên quan) thống nhất lựa chọn áp dụng Luật thương mại 2005 điều chỉnh thì mới được giải quyết theo hướng là tranh chấp về một quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại.

    2) Luật thương mại 2005 chỉ cấm thương nhân hoạt động ngoài phạm vi ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, việc AVG mua bản quyền truyền hình hoàn toàn hợp pháp, vấn đề là khi chưa được phép thì không được sử dụng cái quyền đó thôi. Chúng ta nếu chỉ xem xét khía cạnh pháp lý mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội thì sẽ thấy điều này. Nếu tôi (chẳng phải thương nhân) mà đề nghị VFF (cùng các câu lạc bộ bóng đá) bán cho quyền sở hữu quyền phát sóng giải bóng đá quốc gia thì chẳng có vấn đề gì, tuy nhiên, tôi sẽ không thể giữ khư khư nó mà không dùng bởi cơ quan có thẩm quyền sẽ nhảy vào và yêu cầu tôi phải chuyển giao quyền đó cho người có thể sử dụng để phục vụ xã hội.

    Unjustice viết:
    1/ Tôi cũng đồng ý VFF không phải là chủ sở hữu duy nhất, nhưng việc VFF ký kết hợp đồng như thế là chấp nhận được vì các câu lạc bộ thay đổi liên tục (do lên xuống hạng).

    3) Ý này tôi đồng ý một phần, nhưng cái lý do ở sau thì tôi không đồng ý. Nếu như đúng như anh #00b0f0; font-size: 16px;">Unjustice dự đoán, khi có sự thay đổi về thành phần các câu lạc bộ thì vấn đề sẽ khác. Giả sử rằng trong thời gian hợp đồng AVG và VFF còn hiệu lực mà có 1 câu lạc bộ mới trở thành thành viên của VFF thì nếu thiếu sự đồng ý của câu lạc bộ mới đó thì hợp đồng của VFF và AVG đương nhiên vô hiệu từ thời điểm đó, tuy nhiên, điều này chắc không xảy ra bởi với sức ép từ số đông (là VFF + các câu lạc bộ cũ) thì câu lạc bộ mới cũng sẽ không phản đối. Tôi nghĩ, lý do vẫn phải là "các câu lạc bộ đã đồng ý với nội dung hợp đồng đó bằng việc biết mà không có ý kiến mà chúng ta đã tranh luận" (cái này tôi chỉ nói lại nên miễn tranh luận về vấn đề này).

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #167446   22/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần



    1/ Về việc hủy hợp đồng, tờ SGTT cung cấp thông tin sau:
    "Hợp đồng giữa AVG và VFF vừa bị tiết lộ về điều khoản thanh lý hợp đồng. Trong đó ghi rõ: “VFF có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu chấp nhận thanh toán cho An Viên 8% giá trị phần còn lại của thoả thuận”. Với mức 10% luỹ tiến mỗi năm và những khoản doanh thu phụ khác thì tổng giá trị hợp đồng còn lại khoảng 300 tỉ đồng. Theo con tính nhẩm, VPF muốn thanh lý hợp đồng sẽ phải đền vào khoảng 24 tỉ đồng"
    Không rõ hợp đồng căn cứ vào luật nào (dân sự hay thương mại) nhưng nó có điều khoản như vậy.

    2/ Chi tiết thú vị về diễn tiến thời gian của các sự kiện:

    Về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của AVG, Thanh tra Bộ kết luận: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên được Sở KH&ĐT Khánh Hòa cấp ngày 7/12/2010 có nội dung thứ 03 (mã ngành 74909) ghi rõ “Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Mua bán, nhận chuyển nhượng bản quyền các công trình khoa học - kỹ thuật, sự kiện trong các lĩnh vực giải trí, thể thao, văn hóa xã hội, ca nhạc)”.


    ĐKKD của An Viên được cấp 7/12/2010 nhưng trước khi đó VFF đã làm gì?

    - Ngày 8.6.2010, VFF đã có Công văn513/CV-LĐBĐVN-2010 gửi Bộ VH-TT&DL báo cáo về việc hợp tác khai thác bản quyền truyền hình, và đã được Bộ VH-TT&DL chấp nhận (Công văn số2026/BVHTTDL-VP ngày 15.6.2010).

    - Ngày 5.7.2010, BCH VFF đã ra Nghị quyết số280/NQ-LĐBĐVN ủy quyền cho Thường trực BCH VFF đàm phán hợp đồng với An Viên về việc khai thác bản quyền truyền hình trong 20 năm.

    - Ngày 30.11.2010, Thường trực BCH VFF đã ra Nghị quyết số444/NQTT-LĐBĐVN, trong đó đã thống nhất chủ trương hợp tác với AVG trong thời hạn 20 năm (2011-2030) và ủy quyền cho Ban Tiếp thị vận động tài trợ tiếp tục đàm phán một số điểm còn vướng mắc liên quan đến quyền lợi của các CLB.

    - Ngày 7.12.2010, Đại hội thường niên VFF 2010 đã ra Nghị quyết số446/NQ-ĐHTNLĐBĐVN 2010-VI, trong đó có nội dung biểu quyết thông qua việc cho phép VFF ký kết hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình cho An Viên trong giai đoạn 2011-2030.

    - Ngày 8.12.2010, VFF ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá do VFF tổ chức cho An Viên giai đoạn 2011 – 2030


    Kể cũng tài các bác nhỉ? Đàm phán với đối tác chưa có đăng kí kinh doanh trước nửa năm trời!

    3/ Hậu hiệp 1 AVG/VFF vs VPF- TGĐ của VPF bị trảm?:

    Hôm nay 22.2, VFF sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn mà nội dung đã được tiết lộ.

    Thứ nhất, ông Phạm Ngọc Viễn hiện đang là tổng giám đốc VPF, phó chủ tịch phụ trách chuyên môn của VFF có khả năng sẽ bị VFF rút về lại. Lý do là vì ông Viễn đã không thể hiện “ý chí của VFF trong vụ tranh chấp bản quyền”. Thậm chí ông Viễn còn ủng hộ VPF bằng nhận định, VFF hiểu sai khi cho rằng họ có toàn quyền mua bán thương quyền bóng đá Việt Nam.

    Cập nhật bởi nvdcyah ngày 23/02/2012 01:54:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #167489   23/02/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    nvdcyah viết:
    1/ Về việc hủy hợp đồng, tờ SGTT cung cấp thông tin sau:
    "Hợp đồng giữa AVG và VFF vừa bị tiết lộ về điều khoản thanh lý hợp đồng. Trong đó ghi rõ: “VFF có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu chấp nhận thanh toán cho An Viên 8% giá trị phần còn lại của thoả thuận”. Với mức 10% luỹ tiến mỗi năm và những khoản doanh thu phụ khác thì tổng giá trị hợp đồng còn lại khoảng 300 tỉ đồng. Theo con tính nhẩm, VPF muốn thanh lý hợp đồng sẽ phải đền vào khoảng 24 tỉ đồng"
    Không rõ hợp đồng căn cứ vào luật nào (dân sự hay thương mại) nhưng nó có điều khoản như vậy.

    Chế tài phạt hợp đồng do hai bên thỏa thuận, Luật thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự 2005 đều có, chỉ có điều mức phạt của Luật thương mại 2005 bị giới hạn ở 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm còn theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì không giới hạn. AVG quy định như vậy là khá cẩn trọng nhưng theo tôi cẩn trọng quá mức, bởi như tôi đã phân tích, nếu hợp đồng này tranh chấp ra giải quyết tại Tòa, do yếu tố đặc biệt về chủ thể trong hợp đồng không phải "thuần thương mại" hay "thuần dân sự" nên việc áp dụng Luật thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự 2005 làm cơ sở giải quyết còn phụ thuộc vào các bên yêu cầu Tòa giải quyết như thế nào. Thực ra, AVG có thể yêu cầu mức phạt cao hơn 10-20% chẳng hạn, nếu BLDS được áp dụng thì AVG sẽ được hưởng mức phạt 10-20%, còn LTM được áp dụng thì AVG sẽ được hưởng mức phạt 8% theo quy định (phần vượt quá bị vô hiệu), cũng chẳng thiệt hại gì so với việc chỉ quy định mức phạt 8%.

    nvdcyah viết:
    Về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của AVG, Thanh tra Bộ kết luận: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của An Viên được Sở KH&ĐT Khánh Hòa cấp ngày 7/12/2010 có nội dung thứ 03 (mã ngành 74909) ghi rõ “Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Mua bán, nhận chuyển nhượng bản quyền các công trình khoa học - kỹ thuật, sự kiện trong các lĩnh vực giải trí, thể thao, văn hóa xã hội, ca nhạc)”.

    Cái này sao tôi tìm trong Quyết định số 337/QĐ-BKH không thấy nhỉ:
    Quyết định số 337/QĐ-BKH viết:
    74909: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu
    Nhóm này gồm: Các dịch vụ đa dạng phục vụ khách hàng tiêu dùng. Gồm những hoạt động có kỹ năng chuyên môn, khoa học và công nghệ:
    - Hoạt động phiên dịch;
    - Hoạt động của các tác giả sách khoa học và công nghệ;
    - Hoạt động của những nhà báo độc lập;
    - Hoạt động môi giới thương mại, sắp xếp có mục đích và bán ở mức nhỏ và trung bình, bao gồm cả thực hành chuyên môn, không kể môi giới bất động sản;
    - Hoạt động môi giới bản quyền (sắp xếp cho việc mua và bán bản quyền);
    - Hoạt động đánh giá trừ bất động sản và bảo hiểm (cho đồ cổ, đồ trang sức...);
    - Thanh toán hối phiếu và thông tin tỷ lệ lượng;
    - Tư vấn chứng khoán;
    - Tư vấn về nông học;
    - Tư vấn về môi trường;
    - Tư vấn về công nghệ khác;
    - Hoạt động tư vấn khác trừ tư vấn kiến trúc, kỹ thuật và quản lý.
    Nhóm này cũng gồm: Hoạt động bởi các đại lý hoặc các đại lý thay mặt cá nhân thường liên quan đến việc tuyển dụng người cho điện ảnh, âm nhạc hoặc thể thao, giải trí khác hoặc sắp xếp sách, vở kịch, tác phẩm nghệ thuật, ảnh… với nhà xuất bản hoặc nhà sản xuất…

    Theo quy định thì chỉ hoạt động môi giới bản quyền mới cần đăng ký, nhưng ở đây AVG là một bên trong hợp động chuyển nhượng chứ đâu có làm trung gian trong hợp đồng.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    nvdcyah (23/02/2012)
  • #167597   23/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    @Imlawyer

    Ngoài quyết định 337, mã ngành còn được thực hiện theo công văn 8311/BKH-ĐKKD 19/11/2010, trong đó có đoạn:

    "3. Việc mã hóa ngành, nghề kinh doanh

    Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký kinh doanh ngành, nghề chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn nêu trên thì Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sau đó ghi chi tiết ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn."

    Như vậy có thể là do không có mã ngành mua bán bản quyền ở đâu khác cho nên họ vận dụng đưa vào nhóm này???

     
    Báo quản trị |  
  • #167639   23/02/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Mã ngành 74909 đã là mã ngành cấp 5 và là cấp nhỏ nhất trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân (chỉ có 5 cấp, lớn nhất là cấp 1) và đã liệt kê khá cụ thể những hoạt động mà nó chứa đựng. Vì thế, chúng ta chỉ có thể căn cứ vào đó để xác định cho phù hợp, chỉ duy nhất dòng cuối cùng:
    Quyết định số337/QĐ-BKH viết:
    74909: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác còn lại chưa được phân vào đâu
    Nhóm này cũng gồm: Hoạt động bởi các đại lý hoặc các đại lý thay mặt cá nhân thường liên quan đến việc tuyển dụng người cho điện ảnh, âm nhạc hoặc thể thao, giải trí khác hoặc sắp xếp sách, vở kịch, tác phẩm nghệ thuật, ảnh… với nhà xuất bản hoặc nhà sản xuất

    là có thể mở rộng một số hoạt động chưa được liệt kê, và việc mua bán bản quyền mà chúng ta đang bàn đến rõ ràng là không cùng tính chất với nhóm này. Về bản chất, đây cũng giống như việc doanh nghiệp bỏ tiền ra mua tài sản, khác biệt duy nhất, tài sản ở đây là quyền sở hữu trí tuệ, còn dùng được hay không (hợp pháp) thì còn phải xem luật có hạn chế hoặc bắt buộc phải thỏa mãn những điều kiện gì.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #169173   29/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Hiệp 2 thương thảo đã kết thúc, chuẩn bị sang hiệp 3. Các ông bầu sẽ ra đòn cuối cùng để hạ màn?

    Thất vọng với AVG, VPF tiếp tục cuộc chiến

    VPF thất vọng với công văn trả lời của AVG, và cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại để tránh cho bóng đá Việt Nam “một bản hợp đồng gây tổn hại”. Một số ông bầu tính chuyện bỏ bóng đá.
    VPF sẽ tiếp tục "chiến đấu" để có bản hợp đồng tốt hơn. Ảnh: Q.T.

    Phản ứng về công văn trả lời của AVG, Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF Võ Quốc Thắng dùng hai từ “thất vọng”. Theo ông Thắng, công văn này cho thấy, AVG không thay đổi quan điểm và buổi làm việc kéo dài ba giờ đồng hồ hôm 21/2 gần như không có tác dụng.

    “Nếu hợp đồng giữa VFF và AVG được bảo lưu, các CLB gần như không có tiền thương quyền bởi số tiền thực nhận là không đáng kể. Cứ theo tinh thần của bản hợp đồng 20 năm thì các CLB chỉ nhận được từ vài chục đến hơn một trăm triệu đồng mỗi năm. Đem so với vài chục tỷ đầu tư trong một năm, các ông chủ có thể thu lại gì ? Tiền thương quyền là nguồn thu chủ yếu của bóng đá chuyên nghiệp. Cứ như thế, liệu còn ai dám đầu tư vào bóng đá nữa không ?" - ông Thắng nói.

    Theo nội dung công văn chiều 28/2 của AVG trả lời VPF, AVG sẽ không bàn giao thương quyền, không trả tiền thương quyền các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam cho VPF, và chỉ đàm phán về thương quyền nếu VPF đáp ứng các yêu cầu: Được VFF ủy quyền khai thác thương quyền các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam; Bộ Văn hóa Thể thao phê duyệt Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi, bổ sung. VFF và VPF phải tôn trọng hợp đồng mà VFF đã ký với AVG.

    Sau khi xem nội dung công văn này, ông Võ Quốc Thắng nói với báo chí: "Chúng tôi rất thất vọng với câu trả lời của AVG. Buổi làm việc hôm 21/2 được họ ghi hình toàn bộ. Nếu băng hình ấy được phát đến đông đảo công chúng, mọi người chắc sẽ hiểu thêm về việc mà chúng tôi đang làm”.

    Sự xa cách giữa hai bên thể hiện trong những diễn biến hai ngày qua khá khác biệt so với tinh thần buổi làm việc cách đây hơn một tuần. Ngày 21/2, đại diện VPF là các ông Võ Quốc Thắng, Nguyễn Đức Kiên và Phạm Ngọc Viễn đến trụ sở AVG để làm việc về bản quyền các giải đấu. Sau ba giờ làm việc, theo đánh giá của VPF, AVG tỏ ra thiện chí, sẵn sàng hợp tác. Đó là thời điểm đôi bên có vẻ tiến gần tới nhau nhất, thậm chí sắp tìm được tiếng nói chung. AVG đồng ý hai nguyên tắc mà VPF đưa ra: Để VTV được truyền hình trực tiếp V-League nhiều nhất. Số tiền mà bóng đá Việt Nam nhận được cao hơn con số 6 tỷ đồng (lũy tiến 10% theo năm).

    Chủ tịch HĐQT VPF cho biết, công ty này sẽ tiếp tục khiếu nại để tránh cho bóng đá Việt Nam “một bản hợp đồng tổn hại”. “Chúng tôi sẽ khiếu nại đến cùng theo những nguyên tắc đã định. Năm mười năm nữa, thế hệ con cháu chúng ta nếu thấy bản hợp đồng khủng khiếp này, chắc chắn chúng sẽ phản ứng dữ dội và trách cứ cha anh: Biết mà không phản ứng để thay đổi. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình và dù kết quả có thế nào, nỗ lực của chúng tôi vẫn sẽ được ghi nhận”. Ông Thắng chia sẻ.

    Theo tiết lộ của một ông bầu nổi tiếng, nhiều ông chủ sẵn sàng bỏ bóng đá ngay từ thời điểm này vì bản hợp đồng 20 năm mà VFF đã ký với AVG. “Các CLB có thể đầu tư thêm đôi ba năm nữa. Nhưng về lâu dài, nếu không thu lợi được, chắc chắn họ sẽ bỏ. Trong quá khứ, đã có nhiều ông chủ tháo chạy khỏi địa hạt bóng đá. Ngân hàng Đông Á, Tôn Hoa Sen, Hàng không Việt Nam và mới đây nhất là Hòa Phát Hà Nội đều bỏ làm bóng đá. Có những ông chủ khi tâm sự đã chia sẻ sẵn sàng bỏ ngay bóng đá nếu bản hợp đồng giữa VFF và AVG là không thể thay đổi”. Ông bầu đề nghị giấu tên tiết lộ.

    Theo Khoa Nguyễn 
    VnExpress

     
    Báo quản trị |  
  • #169249   29/02/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà, thế là lá bài cuối cùng của các ông bầu đã được "nhá" ra, nghỉ chơi nếu không thay đổi được bản hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình này. Nếu đi đến bước này thì ai sẽ là người chịu thiệt hại nhỉ?

    Nếu các ông bầu đủ sức vận động các đại gia khác không đầu tư vào bóng đá nữa thì rõ ràng là tất cả các bên đều bị thiệt hại từ chính các ông bầu (các khoản đầu tư đã bỏ ra cho đội bóng sẽ mất trắng) cho đến nền bóng đá VN (không biết thụt lùi mất mấy năm hay cả chục năm), người hâm mộ chỉ còn có thể xem các giải bóng đá làng, xã, AVG ôm bản quyền truyền hình mà hổng biết có bán được quảng cáo đồng nào không hay lại phải bỏ tiền thành lập đội bóng để tham gia vào giải do VFF tổ chức , VFF còn đội bóng nào nữa đâu để mà quản lý, thôi cũng tự giải tán đi là vừa.

    Túm lại là chưa biết mèo nào cắn mỉu nào nếu hai bên tiếp tục như thế này không khéo VN lại giống Indo mất thôi có đến hai giải vô địch cấp quốc gia. Xã hội hóa bóng đá mà thế cũng vui chứ nhỉ, lúc đó không khéo lại có thêm trận đấu giữa hai đội vô địch của mỗi giải để phân định nhà vô địch của các nhà vô địch ấy chứ. 

    Cứ chờ xem.  

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #169256   29/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Làm gì có chuyện các ông bầu bỏ bóng đá hả bác? Ai dại gì đốt tiền như vậy. Tổ chức giải khác song song thì thời thế chưa cho phép.

    Theo tôi AVG dại, lẽ ra phải nhượng bộ 1 chút, đẹp mặt cả làng (AVG, VFF, VPF, VTV, VTC), làm căng có thể sẽ mất cả chì lẫn chài. Đã mất quyền lợi lại vẫn còn bị mang tiếng xấu.

    Có một vài khả năng có thể xảy ra:

    1/ VPF tiếp tục khiếu nại quyết định thanh tra vì rằng bản quyền truyền hình là đồng sở hữu (điều lệ VFF cũng ghi rõ như vậy); bán hết thương quyền là không được...

    2/ Hợp đồng sắp được bàn giao cho VPF, VPF tổ chức hội nghị Diên Hồng các CLUB quyết định hủy và bồi thường cho AVG 8%=24 tỉ, thật là đơn giản.

    3/ Chiêu nào đó của bầu Kiên, phải đợi mới biết được


     
    Báo quản trị |  
  • #169769   03/03/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    AVG bỗng dưng chấp nhận nhân nhượng để tránh bị hủy hợp đồng? 
     

     

    http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/AVG-chia-se-70-hop-dong-cho-VTV-VTC/77410

    AVG chia sẻ 70% hợp đồng cho VTV, VTC

    Thứ Sáu, 2.3.2012 | 11:13 (GMT + 7)

    Truyền thông An Viên (AVG) đã lên phương án chia sẻ lại bản hợp đồng bản quyền truyền hình bóng đá đã ký với LĐBĐ Việt Nam (VFF) theo hướng: VTV nhận 40% hợp đồng, VTC nhận 30% hợp đồng và AVG là 30%.

    Theo cách chia này, phí thương quyền trả cho VFF sẽ được 3 đơn vị nói trên chia sẻ theo đúng tỷ lệ nêu trên. VTV, VTC và AVG sẽ cùng đứng tên nhận chuyển nhượng thương quyền từ VFF đối với toàn bộ các giải bóng đá do Liên đoàn tổ chức (bao gồm V-League, hạng Nhất, Cúp QG, Giải VĐBĐ nữ QG, Giải U.19, các trận đấu ĐTQG ở những giải do VFF tổ chức…) chứ không chỉ riêng đối với Giải V-League.

    Số lượng các trận đấu mà các bên được nhận thương quyền cũng được chia theo công thức 40-30-30 nêu trên. Chẳng hạn, nếu V-League có 182 trận đấu thì VTV sẽ được nhận 40% số trận đấu và chịu trách nhiệm sản xuất đối với các trận đấu này. Việc xác định bên nào được sản xuất trận nào sẽ được quyết định bằng bốc thăm. Để bù đắp phần chi phí thương quyền và chi phí sản xuất cho các đài thì các đơn vị mua sóng sẽ nhận sóng sạch kèm theo quảng cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #170115   05/03/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chiêu này của AVG cũng ác nhỉ! chẳng đề cập gì đến việc tăng tiền bản quyền gì cả chỉ nói là chia sẻ bản quyền cho các đài VTV và VTC thôi. Với chiêu này thì:

    - Thứ nhất AVG không bị mang tiếng là độc quyền phát sóng giải bóng đá nữa nhé (cái mà các ông bầu sử dụng để lôi kéo dư luận chống lại AVG). Đồng minh của VPF (VTV, VTC) đã bị AVG lôi kéo về phía mình (được phát sóng bản quyền sạch với giá rẻ trong 20 năm ai mà không ham. Bây giờ VTV muốn bỏ 70 tỷ để mua toàn bộ bản quyền cũng khó)

    - Thứ hai các ông bầu cũng chẳng có thêm được đồng nào. Nếu khiếu nại tiếp hay yêu sách tiếp thì chắc chắn cửa thua sẽ nhiều hơn.

    Hãy chờ xem bầu Kiên và VPF trả đòn thế nào.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #174062   25/03/2012

    Xem bóng đá VIệt Nam thì phát buồn ngủ phát chán.
    VFF chẳng thể lảnh đạo đc như nước ngoài.
    Quản lý yếu kém
    Ông chủ tich VFF làm như vậy thì ai ai cũng làm đc chứ cần ji phải có chuyên môn.
    giờ lại thêm VPF lại thêm 1 con "gà" nữa. chỉ là tranh chấp thứ "vớ vẫn"
    thật chán đấy

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #176233   04/04/2012

    Bóng đá VN có cho mh thêm tiền mh cũng ko xem nữa?
    Bóng đá VN gà vãi
    xem bóng đá Vn thà chơi game sướng hơn

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |  
  • #176705   06/04/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chờ mãi mà chẳng thấy bầu Kiên ra chiêu gì cả. Thôi thế là buông súng đầu hàng rồi. Giải năm nay mà không thành công nữa thì lúc đó tha hồ cho các quan chức VFF phản pháo nhé.

    Bác #0072bc; font-size: 13px;">nvdcyah đâu rồi, ông Hỉ đến giờ này vẫn còn ung dung tại vị trên ghế có bị "sa thải" đâu. Tôi sắp ra HN công tác rồi đấy, không liệu mà mua trà mua đá (đá uống chứ không phải đá xây dựng nhé) để sẵn để tiếp đón.

    Bao hi vọng thay đổi thế là giờ tan thành mây khói. hic hic. Kiểu này thì 20 năm nữa mục tiêu của bóng đá VN vẫn chỉ quanh quẩn ở ao làng ĐNA thôi.

    Đúng là muốn thay đổi cũng khó thật. Bao giờ cho đến tháng 10?

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #176781   06/04/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Ông Hỷ vẫn còn ngồi đó thì có bất kì thứ nào có thể làm mát ruột mát gan hơn trà đá thì tôi cũng sẵn sàng đãi bác theo đề xuất. Xin cho biết lịch công tác để chuẩn bị!

    Kịch đang cao trào bỗng màn hạ. Khán giả thảy đều ngơ ngác. Không hiểu kịch hết rồi hay tay phụ trách màn trướng nửa mê nửa tỉnh buông nhầm?
     
    Báo quản trị |  
  • #178728   16/04/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Màn đã chính thức hạ. Có lẽ có ai đó đằng sau đã dàn xếp việc này. Người hưởng lợi là ông Hỷ? Báo hại tôi ở giữa mất 1 chầu trà đá cho bác Unjustice :D
     
    Báo quản trị |  
  • #178818   16/04/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Có lẽ hạ màn thật rồi theo thông tin này
    http://thethao.vietnamnet.vn/vn/v-league/13279/ong-pham-nhat-vu---bau-kien-va-toi-da-giang-hoa-.html

    Hòa đàm trên thế thắng vẫn tốt hơn cho AVG chứ nhỉ.

    Còn vụ trà đá của bác nvcdyah thì chắc để lần sau vì lần này tôi ra là vào ngay thôi do bận việc quá phải ra vào ngay trong ngày.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |