Chào các bạn!
1/ Quả là cái ví dụ 1 có vấn đề.
Đối với tội "Vô ý làm chết người", về khách quan, người phạm tội cũng có những hành vi tương tự hành vi của tội "Giết người", đó là bao gồm cả hành động và không hành động. Hậu quả xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng tương tự như tội giết người. Đó là hành vi khách quan phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người. Tức là bản thân hành vi tự nó sinh ra kết quả, nó có tính chất quyết định rõ rệt đối với hậu quả. Cũng có những trường hợp hậu quả chết người do nguyên nhân gián tiếp gây ra (tức là nguyên nhân chỉ góp phần gây nra hâu quả). Và chỉ có hành vi là nguyên nhân trực tiếp mới phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả, còn nguyên nhân gián tiếp thì không.
Ở ví dụ 1 ta thấy, cứ cho là có căn cứ chứng minh A là người đụng xe, thì nguyên nhân trực tiếp làm cho B chết cũng không phải là do hành vi đụng xe của A (đây là hành vi do A thực hiện), mà là do con dao trong giỏ xe của A bay ra (A không thực hiện hành vi này).
Về ý thức chủ quan, đối với tội "Vô ý làm chết người" thì lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý bao gồm cả vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin (đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt với tội giết người).
Theo Điều 10 BLHS thì vô ý phạm tội có 2 trường hợp.
Một là, người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Hai là, người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù có thể thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Ở ví dụ 1 ta thấy, A không thể thấy trước, cũng không buộc phải thấy trước hành vi để dao ở giỏ xe của mình (hành vi không hành động) có thể gây ra hậu quả chết người được.
Vì vậy, xác định A phạm tội "Vô ý làm chết người" là thiếu căn cứ. Ở đây, nếu chứng minh được A có lỗi trong hành vi đụng xe (lỗi khi tham gia giao thông) thì hành vi của A là dấu hiệu của tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" chứ không phải là tội mà A bị bắt như bài báo nêu.
Cũng lưu ý với các bạn rằng, có thể khi bị bắt, công an xác định hành vi của A có dấu hiệu của tội "Vô ý làm chết người", nhưng sau đó chưa chắc A đã bị xử lý về tội này.
2/ Về ví dụ thứ 2 thì lại khác hoàn toàn. Người thợ hồ phải tuân thủ các quy tắc về an toàn trong xây dựng. Anh ta phải thấy trước và có thể thấy trước viên gạch để ở vị trí đó có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Nhưng đã quá tự tin mà cho rằng sẽ không btheer có hậu quả xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Nhưng kết quả là hậu quả đã xảy ra và anh ta phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!