vợ chồng đã ly hôn, đang trong giai đoạn phân chia tài sản tại Tòa, chồng vẫn tiếp tục bạo hành vợ

Chủ đề   RSS   
  • #423805 06/05/2016

    thaonhi29685

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    vợ chồng đã ly hôn, đang trong giai đoạn phân chia tài sản tại Tòa, chồng vẫn tiếp tục bạo hành vợ

    Nhờ các anh chị tư vấn trường hợp gia đình em như sau:

    Ba mẹ em năm nay 60 tuổi. Đã có quyết định ly hôn của Tòa vào cuối 2015. Nhưng nay do tài sản chưa thỏa thuận đươc nên tiếp tục nhờ Tòa phân chia tài sản.

    30 năm chung sống, ông thường xuyên nhậu nhẹt, chửi đánh mẹ tôi. Những năm gần đây ông thường có hành vi chửi bới và đe dọa đến bà. Hành động này ngày càng nhiều và mức độ cũng tăng theo. Ban đầu chỉ là sự chửi bởi, gào thét, rồi đến đập phá đồ đạc trong nhà, đỉnh điểm là hăm dọa giết mẹ tôi, cả gia đình tôi. Tình trạng này diễn ra hàng tuần. Ông thường hay mượn rượu về để quạy phá, gào thét kinh khủng. Những lúc như vậy, tôi có mời công an phường sang làm việc, yêu cầu họ lập biên bản nhưng công an họ ko làm, mà chỉ khuyên lơi vài câu rồi đi về.

    Mẹ tôi đã chịu đựng 30 năm nay,bây giờ tuổi già sức yếu, lại bệnh cao huyết áp, tinh thần lúc nào cũng lo sợ, hồi hộp, dẫn đến lên tăng sông. Hiện tại ba tôi ko chịu phân chia tài sản với mẹ tôi (2 ông bà chỉ có 1 căn nhà). Tuy ly hôn nhưng vẫn phải sống chung 1 nhà.

    Năm nay mẹ tôi 60 tuổi rồi, ko còn sức chịu đựng đc nữa, ko thể chịu đc sự bạo hành của ba tôi, mẹ tôi đã nộp đơn ra Tòa nhờ /tòa phân chia ts giúp.

    Xin cách anh chi tư vấn giùm các vấn đề sau:

    1/ Trường hợp ĐÃ CÓ QUYẾT ĐỊNH LY HÔN, đang trong thời gian chờ Tòa phân chia tài sản, nếu người chồng thường xuyên có hành vi gào thét, chửi bới, gây áp lực về tinh thần,, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm,đe dọa tính mạng của vợ, đập phá tài sản chung của gia đình. Có vi phạm pháp luật ko ạ? Có đc liệt kê vào là bạo hành gia đình ko ạ?

    2/ Có biện pháp nào để bảo vệ người vợ ko ạ? Nhà nước/ pháp luật ta có cách nào trừng trị những kẻ chồng bạo hành vợ ko ạ?

    P/s: Ba em là công chức nhà nước mà khốn nạn chẳng thua kém thằng vô học

    Rất mong được các anh chị chỉ bảo để em đấu tranh giành tự do, giải phóng cuộc đời mẹ em. Tội nghiệp lắm ạ! 60 tuổi mà chẳng đc cuộc sống bình an

     

     
    3418 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #423809   06/05/2016

    thaonhi29685
    thaonhi29685

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 0 lần


    vợ bị chồng đe dọa tính mạng dù vợ chồng đã có quyết đinh ly hôn & đang chờ Tòa phân chia tài sản

    Ba em là công chức nhà nước mà khốn nạn chẳng thua kém thằng vô học

    Rất mong được các anh chị chỉ bảo để em đấu tranh giành tự do, giải phóng cuộc đời mẹ em. Tội nghiệp lắm ạ! 60 tuổi mà chẳng đc yên thân.

    Ba mẹ tôi năm nay 60 tuổi. Đã có quyết định ly hôn của Tòa vào cuối 2015. Nhưng nay do tài sản chưa thỏa thuận đươc nên tiếp tục nhờ Tòa phân chia tài sản.

    30 năm chung sống, ông thường xuyên nhậu nhẹt, chửi đánh mẹ tôi. Những năm gần đây ông thường có hành vi chửi bới và đe dọa đến bà. Hành động này ngày càng nhiều và mức độ cũng tăng theo. Ban đầu chỉ là sự chửi bởi, gào thét, rồi đến đập phá đồ đạc trong nhà, đỉnh điểm là hăm dọa giết mẹ tôi, cả gia đình tôi. Tình trạng này diễn ra hàng tuần. Ông thường hay mượn rượu về để quạy phá, gào thét kinh khủng. Những lúc như vậy, tôi có mời công an phường sang làm việc, yêu cầu họ lập biên bản nhưng công an họ ko làm, mà chỉ khuyên lơi vài câu rồi đi về.

    Mẹ tôi đã chịu đựng 30 năm nay,bây giờ tuổi già sức yếu, lại bệnh cao huyết áp, tinh thần lúc nào cũng lo sợ, hồi hộp, dẫn đến lên tăng sông. Hiện tại ba tôi ko chịu phân chia tài sản với mẹ tôi (2 ông bà chỉ có 1 căn nhà). Tuy ly hôn nhưng vẫn phải sống chung 1 nhà.

    Năm nay mẹ tôi 60 tuổi rồi, ko còn sức chịu đựng đc nữa, ko thể chịu đc sự bạo hành của ba tôi, mẹ tôi đã nộp đơn ra Tòa nhờ /tòa phân chia ts giúp.

    Xin cách anh chi tư vấn giùm các vấn đề sau:

    1/ Trường hợp ĐÃ CÓ QUYẾT ĐỊNH LY HÔN, đang trong thời gian chờ Tòa phân chia tài sản, nếu người chồng thường xuyên có hành vi gào thét, chửi bới, gây áp lực về tinh thần,, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm,đe dọa tính mạng của vợ, đập phá tài sản chung của gia đình. Có vi phạm pháp luật ko ạ? Có đc liệt kê vào là bạo hành gia đình ko ạ?

    2/ Có biện pháp nào để bảo vệ người vợ ko ạ? Nhà nước/ pháp luật ta có cách nào trừng trị những kẻ chồng bạo hành vợ ko ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #432197   30/07/2016

    daothithutra
    daothithutra

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2016
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào bạn, mình xin tư vấn cho bạn như sau:

     Thứ nhất, hành vi của cha bạn trong thời gian chờ tòa phân chia tài sản là gào thét, đánh đập, chửi bới đối với mẹ của bạn là có vi phạm pháp luật. Theo mình nếu chưa có quyết định ly hôn thì tội của cha bạn sẽ liệt kê là tội bạo hành gia đình còn trường hợp bạn kể là đã có quyết định ly hôn thì tôi nghĩ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi thì cha bạn có thể phạm vào tội làm nhục người khác và tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 121 và điều 104 của bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.

     Thứ hai, các biện pháp để bảo vệ các nạn nhân của bạo hành gia đình được quy định rõ trong luật phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể: cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân, sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân, chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu và nơi tạm lánh.... Nhà nước ta đã quy định rõ những quy định xử lý hành vi bao lực gia đình tại luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi thì có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như hành chính, hình sự...

    Trên đây là ý kiến cá nhân của mình chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daothithutra vì bài viết hữu ích
    thaonhi29685 (05/08/2016) phuongland (25/08/2016)