Chúng ta thường thấy khi xử phạt về hôn nhân và gia đình thì thông thường nổi bật lên những hành vi như Vi phạm chế độ một vợ, một chồng; Cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân, ly hôn tự nguyện, tiến bộ; hay Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ Cản trở kết hôn, ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
Tuy nhiên , liệu trường hợp hai vợ chồng đã cưới mà có nhẫn đính hôn trước đó nhưng trong quá trình chung sống thì cả hai đều không đeo nhẫn cưới thì liệu về nguyên tắc có vi phạm về pháp luật hôn nhân và gia đình không
Tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa của vợ chồng là:
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Như vậy, pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào về vấn đề xử phạt hay vi phạm về hành vi sau khi cưới mà các bên không đeo nhẫn cưới, hơn nữa nhẫn cưới không phải là cơ sở để chứng minh quan hệ vợ chồng về mặt pháp luật. Do đó, việc đeo hay không đeo thì pháp luật không quy định về chế tài. Tuy nhiên, trong đời sống gia đình thì cả hai vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.