VKS còn phân vân, vậy theo các bạn Anh phạm tội gì?

Chủ đề   RSS   
  • #117907 15/07/2011

    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    VKS còn phân vân, vậy theo các bạn Anh phạm tội gì?

    Thủ quỹ giật lương nhân viên, tội gì?
    Cơ quan tố tụng tranh cãi về tội danh khi thủ quỹ vừa phát tiền lương liền giật lại và gây thương tích cho đồng nghiệp.

    Theo hồ sơ, Nguyễn Văn Anh làm công nhân kiêm thủ quỹ của cơ sở sản xuất gạch K. (tỉnh Quảng Bình). Do có quan hệ thâm tình nên Anh đã cho chồng chị B. - người cùng làm chung cơ sở mượn 3 triệu đồng. Anh đã đòi nhiều lần nhưng đều không có kết quả.

    Đánh nhau để lấy tiền lương

    Ấm ức, tiếc tiền nên Anh nghĩ sẽ giữ lại lương của chị B. để trừ món nợ trên. Đến kỳ phát lương, chị B. đến lãnh, Anh không chịu đưa. Đôi co qua lại, Anh vẫn khăng khăng lấy lương của chị B. trừ nợ cho chồng. Hết cách, chị B. đem sự việc lên trình bày với chủ cơ sở. Chủ cơ sở đã buộc Anh phải phát lương cho chị B. ngay ngày hôm sau.

    Sau đó, chị B. đến văn phòng nhận lương. Tại đây, sau khi đưa bản ký nhận lương cho chị B. xác nhận, Anh lấy 2 triệu đồng đưa chị. Chị B. vừa cầm tiền lương trên tay thì Anh bất ngờ chụp lấy tay của chị để giật tiền. Chị B. giằng lại, nhất định không đưa. Bực tức, Anh nắm tóc chị B. rồi vật chị ngã xuống nền nhà. Hai bên giằng co qua lại đến khi mọi người chạy đến can ngăn mới dừng. Khi chị B. chạy ra ngoài phòng, Anh đuổi theo và tiếp tục hành hung. Chị B. bị bất ngờ nên té ngã và bị Anh lao đến đánh, giật tiền...

    Thấy vậy, lực lượng bảo vệ đến can ngăn. Chị B. được đưa đi cấp cứu với tỉ lệ thương tật 28%.

    Cướp hay gây thương tích?

    Vào cuộc, ban đầu cơ quan điều tra và phía VKS đồng ý khởi tố Anh về tội cố ý gây thương tích nhưng sau đó lại phát sinh những quan điểm khác nhau.

    Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng hành vi của Anh phạm tội cướp tài sản. Theo quan điểm này, khi chị B. vừa cầm tiền trên tay thì Anh đã có hành vi chụp lấy tay chị để giật lấy tiền. Khi không giật được tiền thì Anh đã dùng vũ lực ngay tức khắc với chị B. Hành vi của Anh trong toàn vụ án có thể thấy là bằng mọi cách phải lấy được tiền lương trên tay chị B. Sau khi đã được can ngăn lần thứ nhất, Anh vẫn đuổi theo để đánh chị này té và xông vào giật tiền trên tay chị nhưng không được nên hành vi rất quyết liệt.

    Do đó, hành vi của Anh rõ ràng côn đồ hung hãn, nhất là khi nó diễn ra giữa nơi đông người. Và dù đã được can ngăn, hết lần này đến lần khác Anh vẫn đuổi theo chị B. để đánh và lấy tiền, dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.

    Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng Anh chỉ phạm tội cố ý gây thương tích. Bởi thực tế Anh có dùng vũ lực nhưng việc dùng vũ lực ở đây chỉ là nhằm gây thương tích cho chị B. Việc Anh giành lại tiền là chỉ để cho hả giận chứ không phải nhằm mục đích chiếm đoạt. Hơn nữa, Anh vẫn chưa lấy tài sản là tiền của chị B. Vì thế căn cứ vào thương tật Anh đã gây ra thì chỉ có thể xác định Anh phạm tội cố ý gây thương tích mà thôi.

    Do có sự tranh cãi này nên hiện VKS vẫn chưa ra cáo trạng truy tố đối với Anh…


     Theo các bạn thì Anh phạm tội gì? Rất vui được các bạn nêu quan điểm của mình!
     Chúc mọi người vui vẻ!

    Nguồn:

    http://phapluattp.vn/20110714120952660p1063c1016/thu-quy-giat-luong-nhan-vien-toi-gi.htm

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    5402 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #118237   17/07/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào Khắc Duy,
    Theo quan điểm của chị thì người thủ quỹ trong trường hợp này phạm tội cố ý gây thương tích. Không thể hình thành tội cướp bởi lý do sau đây:
        Tội cướp tài sản là người thực hiện hành vi phạm tội dùng vũ lực với mục đích là chiếm đoạt, cướp tài sản của nạn nhân. Trong trường hợp này, nếu xét trên toàn bộ diễn tiến sự việc thì ta thấy người thủ quỹ dường như chỉ muốn giữ lại khoản tiền đó để trừ khoản nợ mà anh B đã vay chứ không có ý định cướp. Rõ ràng anh B đã giải thích với chị B về việc giữ lại tiền lương của chồng chị để trừ nợ. Việc dùng vũ lực trong trường hợp này cũng chỉ có tính chất giống như việc không chịu phát lương mà thôi. Nó là việc sử dụng các phương thức bất hợp pháp để đòi khoản nợ của mình.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #118805   20/07/2011

    Tranthungvp
    Tranthungvp

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 33 lần


    Mình theo quan điểm thứ 2. Bởi vì:

    Thứ 1: Mình xác định trong tình huống trên có hành vi chiếm đoạt tài sản trái phép. Cụ thể tiền lương là tài sản của chị B, mặc dù chồng chị có vay tiền c.Anh tuy nhiên chưa thể xác định chị B có trách nhiệm liên đới trong việc trả tiền cho  Anh hay không. Hơn nữa giả sử c.B có nghĩa vụ liên đới trả nợ thì Anh cũng không được phép chiếm đoạt lương c.B để trừ nợ. Hơn nữa Tội cướp không yêu cầu chiếm đoạt được tài sản.

    Thứ 2: Hành vi sử dụng vũ lực
    trong tình huống Anh đã dùng vũ lực nhiều lần với chị B. Mục đích nhằm lấy  (chiếm doạt tài sản) tiền lương của chị B. Theo chaulevan : "Việc dùng vũ lực trong trường hợp này cũng chỉ có tính chất giống như việc không chịu phát lương mà thôi" ko có cơ sở vì Anh không phát lương là không hoàn thành nvụ do cơ quan giao. Còn việc dùng vũ lực là nhằm chiếm đoạt tài sản. Mục đích đó rõ ràng như ban ngày khi "Chị B. bị bất ngờ nên té ngã và bị Anh lao đến đánh, giật tiền..."

    Tóm lại với hậu quả thương tật 28% như trên, Anh nên được lĩnh một mức án từ 7 - 15 năm theo khoản đ Điều 133 BLHS.

    VPI LAW

    Chuyên về tư vấn kinh doanh thương mại, bất động sản và tố tụng.

    Hotline: 093.633.1826

    Email: tranthunglaw@gmail.com

    website: www.vpilaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #118814   20/07/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!
    Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn #0072bc;">Tranthungvp

    Có thể bạn #ff8c00; font-size: 13px;">chaulevan đã có chút nhầm lẫn về số tiền 2 triệu đồng kia là tiền lương của chồng chị B chứ không phải là tiền lương của chị B. Nhưng dù đó có là tiền lương của chồng chị B đi chăng nữa thì kể từ thời điểm Nguyễn Văn Anh giao tiền cho chị B thì số tiền đó đã thuộc quyền quản lý của chị B. Và cũng kể từ thời điểm này, mọi hành vi nhằm chiếm đoạt trái phép số tiền này đều là hành vi vi phạm pháp luật, nếu có đủ yêu tố cấu thành thì nó là tội phạm chiếm đoạt.

    Ở đây, hành vi dùng vũ lực của Anh là quá rõ ràng. Anh không chỉ một lần mà sau khi đã được can ngăn, Anh vẫn tiếp tục hành vi dùng vũ lực. Mục đích của Anh làm nhằm chiếm đoạt số tiền 2 triệu đồng từ chị B, nó được thể hiện bằng hành vi "chụp lấy tay của chị B để giật tiền" ở lần thứ nhất và hành vi "lao đến đánh, giật tiền" ở lần thứ hai. Cho dù với động cơ gì đi nữa thì đó cũng là hành vi cướp tài sản chứ không thể lập luận như quan điểm thứ hai là "Anh giành lại tiền chỉ để cho hả giận chứ không phải nhằm mục đích chiếm đoạt và vì Anh vẫn chưa lấy tài sản". Lập luận như vậy là suy diễn chủ quan, không sát với diễn biến khách quan của sự việc.

    Với thương tích 28%, hành vi phạm tội của Anh thuộc điểm đ khoản 2 Điều 133 BLHS. Nếu nghiêm khắc thì Anh còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng" theo điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS.

    P/S: #0072bc;">Tranthungvp, bạn đang theo quan điểm thứ nhất chứ không phải quan điểm thư hai.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #118837   20/07/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Vấn đề lấn cấn ở đây là đối với tội cướp thì thông thường người thực hiện hành vi phạm tội thường lựa chọn đối tượng xa lạ không quen biết chứ ít khi lại chọn người biết rõ mình. Vì nếu thế thì dễ bị cơ quan bảo vệ pháp luật bắt giữ và truy tố ra pháp luật.

    Nhưng đây không phải là yếu tố để có thể biện hộ cho Nguyễn Văn Anh thoát khỏi tội danh này. Bởi vì theo diễn biến sự việc thì ý định chiếm đoạt số tiền này của Anh đã phát sinh trước đó và duy trì trong suốt quá trình diễn ra sự kiện. Các diễn biến đã không cho thấy  Anh chỉ đánh chị B cho "bõ ghét vì không chịu trả nợ thay cho chồng" mà Anh đã đánh chị B vì chị B "kháng cự lại ý định chiếm đoạt số tiền lương của Anh".

    Vì thế mình cũng ủng hộ quan điểm tội danh áp dụng đối với Anh là cướp tài sản.

    Lạm bàn thêm một tý, kể cả nếu đây là chồng chị B và đây là tiền lương của chồng chị B thì Anh cũng không có quyền lấy vì quyền sở hữu tài sản (khoản tiền lương), cụ thể hơn là quyền định đoạt tài sản thuộc về chồng chị B, việc có đồng ý sử dụng tài sản này để trả nợ cho Anh hay không là do chồng chị B định đoạt, trừ trường hợp hai người đã có thỏa thuận trả nợ bằng tiền lương trước đó. Nếu chồng chị B không trả nợ thì Anh có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (20/07/2011)
  • #120153   26/07/2011

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Em thấy mọi người ghét những kẻ dùng vũ lực là tốt , nhưng nếu các bác  theo quan điểm Nguyễn Văn Anh phải chịu tội danh "cướp tài sản" thì vô hình dung đã bao dung cho người chai lì nợ " ta cứ không trả nợ dù ta có tiền ai làm gì được  vậy khác gì phụ lòng người giúp mình cho mượn tiền giải quyết việc khó khăn trước mắt của mình, nếu chi B là người đàng hoàn , thì đã có cách giải quyết ổn thõa rồi , chứ không đến nỗi , người cho mượn tiền lại trở  thành người cướp dựt " pháp luật là công minh, nhưng pải công tâm và suy sét nhiều góc độ " đó là quan điểm của em về mặt cảm tính " , nếu mọi người cho rằng chị B không biết thì vô lý lăm so với tình huông anh Khắc Duy đưa ra , 
    Chúc mọi người thành công trong công việc , hạnh phúc trong cuộc sống !

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #120162   27/07/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Quan điểm của bạn không ổn, và đúng như bạn nói đó chỉ là quan điểm của bạn về mặt cảm tính. 

    Còn xét dưới góc độ pháp luật thì không thể nói như vậy là "bao dung cho người chai lì nợ", là "ta cứ không trả nợ dù ta có tiền ai làm gì được". Bởi một lẽ đơn giản rằng Nhà nước này có nhiệm vụ sử dụng pháp luật để bảo vệ quyefn, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tố chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 

    Chồng chị B nợ anh Anh không chịu trả thì anh Anh có quyền làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án buộc chồng chị B phải trả lại cho mình số tiền nợ đó, có quyền yêu cầu cả khoản lãi suất phát sinh và nếu việc chai lì trả nợ của chồng chị B gây thiệt hại cho anh Anh thì anh Anh còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu chồng chị B không chịu thi hành phán quyết của Tòa án thì Nhà nước có nhiệm vụ sử dụng công cụ thực thi pháp luật khác để buộc phải thi hành. Sự công minh và công tâm của pháp luật chính là ở đó.

    Bất cứ một xã hội nào cũng có trật tự kỷ cương của nó, Nhà nước nào cũng đặt ra pháp luật để đảm bảo cho trật tự kỷ cương của xã hội được thực thi. Mọi công dân sống trong xã hội đó có nghĩa vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành chứ không thể tự ý giải quyết mọi việc theo ý muốn của cá nhân mình mà không bị giới hạn bởi quy định của pháp luật.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #120580   28/07/2011

    giantenshi
    giantenshi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    e lại thấy Anh chỉ nên bị tội gây thương tích mặc dù theo biểu hiện thì có thể khép vào tội cướp đấy.
    Bởi
    Thứ nhất là họ là người lao động, có trình độ hiểu biết có giới hạn, chỉ nghĩ đơn giản là " của chồng công vợ " thế nên sẽ chia hết từ nợ đến lợi.
    Thứ 2 là việc Anh thông báo nhiều lần cho bên kia nhằm trả tiền cho mình mà bên kia chây lỳ có thể ảnh hưởng đến tâm lý và nhận thức của Anh dẫn đến bị kích động và không làm chủ được hành vi do nhận thức kém.
    Thứ 3 là tại sao lại chỉ xem xét về phía Anh mà xem lại phía B là gì ? có cố tình hay không ?
    Chẳng phải ai cũng có quyền được xem là vô tội khi chưa có bản án của toà và được xem xét với quan điểm khách quan hay sao ? e thấy các bác chỉ dựa vào bài báo mà quy kết là hành vi đó của Anh là côn đồ mà không xem xét phía nạn nhân, B phải thế nào mà Anh mới có thái độ ấy chứ  .....
    Thứ 4 là có bác nào chắc chắn việc Anh sẽ thu hồi được tài sản nếu kiện ra Toà hay không hay lại phải tốn thời gian và tiền bạc để kiện ra Toà để rồi phía B lại vẫn chây lì do Thi Hành Án ở ta còn lỏng và chưa kiên quyết hay ko ?
    Từ nhận định ấy e chỉ thấy Anh chỉ có thế phạm vào tội gây thương tích thôi ạ, còn cướp thì cần có nhiều thông tin hơn
     
    Báo quản trị |  
  • #120642   28/07/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn giantenshi,

    Những vấn đề bạn đưa ra chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt chứ không thể xem là yếu tố để chuyển tội danh.

    Bởi vì chị B và chồng chị B là hai thực thể pháp lý khác nhau ta không thể đồng nhất là một. Do đó quan hệ vay mượn giữa chồng chị B và Anh là quan hệ của hai người, chị B không thể là người trả nợ thay trừ khi chị B muốn thế hoặc khi vay mượn có thỏa thuận liên đới chịu trách nhiệm trả nợ. Đó là nguyên tắc hoạt động của pháp luật để bảo đảm tính rõ ràng về trách nhiệm giữa các chủ thể. 

    Nếu xét ở góc độ tình cảm thì mình hoàn toàn đồng ý với bạn, tòa chỉ nên xử nhẹ cho Anh vì các yếu tố như bạn đã nêu nhận thức hạn chế, bức xúc vì không đòi được nợ... Thế nhưng việc xử nhẹ này vẫn phải nằm trong tội danh "cướp tài sản" (có thể xử dưới khung) chứ không thể chuyển sang tội danh khác được.

    Thân



    Cập nhật bởi Unjustice ngày 28/07/2011 08:46:25 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |