Việt Nam nợ nước ngoài 32,5 tỷ USD

Chủ đề   RSS   
  • #125053 21/08/2011

    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Việt Nam nợ nước ngoài 32,5 tỷ USD

    Bộ Tài chính vừa công bố bản tin nợ nước ngoài số 7. Theo đó, trong năm 2010, nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng thêm gần 4,6 tỷ USD, đứng thứ hai về mức tăng dư nợ trong khoảng 5 năm gần đây, đưa tổng dư nợ đến cuối năm ngoái lên con số 32,5 tỷ USD.


    Việt Nam nợ nước ngoài 32,5 tỷ USD


     

    Những năm gần đây, nợ nước ngoài đang tăng lên khá nhanh, để bù đắp bội chi ngân sách. Nợ nước ngoài đến cuối năm 2010 là 32,5 tỉ USD, cao gấp 2 lần so với số liê%3ḅu cách đây 5 năm.

    Mô%3ḅt chỉ tiêu quan trọng, là tổng dư nợ nước ngoài so với GDP đã lên mức 42,2%. Trong khi đó, dấu hiê%3ḅu tốt lên là chỉ tiêu về nghĩa vụ trả nợ trung và dài hạn so với xuất khẩu chỉ ở mức 3,4%.

    Đa số các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất thấp, khoảng 21,85 tỷ USD vay nợ với lãi suất dưới 3%. Chủ nợ của Việt Nam khá đa dạng gồm 15 quốc gia và 8 tổ chức. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ nước ngoài chủ yếu là 4 đồng tiền, bao gồm Yen Nhật, USD, Euro, và đơn vị tiền tê%3ḅ SDR của IMF. Điều này cũng cảnh báo rằng, với mức lạm phát cao trong mấy năm gần đây, rủi ro tỷ giá là vấn đề lớn.

    Tổng trả nợ năm 2010 là trên 1 tỉ 672 triê%3ḅu USD. Như vậy, tỷ lệ trả nợ nước ngoài của Việt Nam so với tổng thu ngân sách vào khoảng 5,5%. Như vâ%3ḅy, nghĩa vụ trả nợ vẫn trong ngưỡng an toàn theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, mức bình thường là từ 12% trở xuống.

    Nguồn: http://vtv.vn/Article/Get/No-nuoc-ngoai-2010-tang-gan-46-ty-USD-cfdb56a497.html


    Tác giả : Trần Việt


    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 26/08/2011 07:27:19 SA Dẫn nguồn

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    8083 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #126117   26/08/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    tớ thấy việc nợ nước ngoài là hoàn toàn bình thường. trong ngưỡng an toàn nữa lại chả có gì đáng bàn cả. ai mà chả có lần đi vay cơ chứ! emoticon
     
    Báo quản trị |  
  • #126216   26/08/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Nhưng mọi nó lại là cái cục chì kéo dần mọ thứ xuống bạn ạ, nhìn thẳng vào  sự thật trong xh có gì là bền Vững không ạ. Đây chẳng phải là nguyên nhân làm cho mọi thứ nhanh chóng sụp đổ hơn hay sao?

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #126283   26/08/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    caythongnoel viết:
    Nhưng mọi nó lại là cái cục chì kéo dần mọ thứ xuống bạn ạ, nhìn thẳng vào  sự thật trong xh có gì là bền Vững không ạ. Đây chẳng phải là nguyên nhân làm cho mọi thứ nhanh chóng sụp đổ hơn hay sao?


    Em nhìn nhận vấn đề hơi phiến diện.

    Không cần phải phân tích gì nhiều. Anh giả sử hoàn cảnh của gia đình anh lâm vào khó khăn. Anh có những ý tưởng nhằm cực dây khả năng kinh tế của gia đinh mình. Nhưng không có vốn nên anh phải vay mượn của em hay những người khác để biến ý tưởng đó thành hiện thực.

    Vậy thì đó là nguyên nhân làm cho nền tảng kinh tế của gia đình anh phát triển hay nhanh chóng sụp đổ?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #126469   27/08/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Đấy là giả dụ như thế thôi anh ạ. Nhưng không thể không tính đến chuyện anh sẽ phải lam vào những khó khăn nào, thậm trí bể nợ. Việc sử dụng ngồn vốn đo có hợp lí hay không thì lại là một chuyện khác. Nhìn vào thực tế cũng có mà anh, nguồn vốn vay( nhất là ODA) bị sử dụng không được hợp lí, công trình xây dựng không mang lại hiệu quả đã phải tu sưa và gây hậu quả. Vậy mười lần vay cho mười dự án như vậy thì lấy gì ra mà trả ạ.Vì không sinh lời ra đủ để bù lỗ.đấy chỉ là một mặt nhỏ thôi đấy ạ.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #126482   27/08/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Đất nước nào mà chả phải đi vay để bù đắp bội chi ngân sách hả bạn. Ngay cả một nền kinh tế hùng mạnh như Mỹ hay Nhật cũng phải đi vay nước ngoài.
    Hơn nữa, việc vay chủ yếu là để xây dựng các công trình công cộng, không có nguồn thu.
    Chúng ta có đi vay và cũng có viện trợ.
          Việc vay nguồn vốn ODA để chi cho xây dựng các công trình đều được thực thực hiện dưới sự giám sát của bên cho vay. Vì đây là nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài nên để được cho vay thì chúng ta cũng phải đáp ứng được những điều kiện nhất định, chứ không phải cứ vay là được đâu bạn ạ. Mà một trong những điều kiện tiên quyết đó là chúng ta vay để làm gì? và sử dụng nguồn vay như thế nào? đều bị bên cho vay giám sát hết.
          Ngay như Cầu Bãi Cháy ở Quảng Ninh cũng được xây dựng dựa trên nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản, việc xây dựng mặc dù do bên Việt Nam tiến hành nhưng đều phải chịu sự quản lý, giám sát thi công của bên Nhật Bản.
    Mình không phủ nhận là có những công trình xây dựng gây lãng phí, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có lợi ích gì. Hiệu quả ở đây cần đánh giá không chỉ về mặt kinh tế mà còn phải dựa trên cả lợi ích xã hội nữa bạn ạ.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #126542   27/08/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Em đồng ý là nươc nào xũng phải nợ, vốn ODA phải thỏa mãn những dieu kiện nhất định, nhưng có ông nào ngoài mấy ông chủ thầu nhà ta đâu ạ, em đã chưng kiến tận mắt những công trình xây dựng và tu sửa đường vắt qua nhà em, vốn ODA Nhật Bản đàng hoàng, nhưng khi xây xong thì đường ray đi dường ray, mương nước xối mòn lộ ra toàn cát,đường bắt đầu ổ gà, ổ voi. Hỏi mấy ông chủ thầu đâu thì trốn đâu mất rồi.Rồi vốn đầu tư cho hẹ thống nước sinh hoạt cho anh em dân tộc thiểu số, nghe nói số vốn lên đến 0.8 triệu $ của Nhật đầu tư, nhung chỉ được vài trăm hộ dân gần đó, thung inoc gắn trên cái giá đỡ không phù hợp, mới dùng có hai năm mà đã dỉ xét, ông nước nhiều chỗ rò rỉ,thậm chí xì nước ra. Người dân thấy chỉ biết hỏi vì sao thì trả lời đơn giản đây là của chô không đó mà, mỗi xã là một công trình như vậy, huyện em có đến 4 xã như vậy. Công trình như thế vậy ai sẽ là người trả nợ cho đây ? Đâu phải vốn ODA là không phải nợ đâu. Nhìn trên phạm vi nhỏ như vây đã như thế rồi thì còn hàng nghìn công trình khác sẽ còn tiêu hao bao nhiêu tiền của nữa đây.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #126579   28/08/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Thì vì ODA là viện trợ không hoàn lại. Vì là không hoàn lại nên mới bị làm ăn như thế. Đâu chả có chỗ này chỗ kia. Chung quy lại là chỉ dân nghèo khổ thôi.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #126581   28/08/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3510
    Được cảm ơn 5366 lần


    anhdv352 có nhầm không vậy. ODA = Official Development Assistance, là một dạng cho vay lãi suất thấp thôi, đâu phải là viện trợ không hoàn lại ?

    Xem thêm ở đây
     
    Báo quản trị |  
  • #126617   28/08/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    ODA  dịch nghĩa là viện trợ phát triển chính thức. ODA có 2 dạng là Grant và Lending. Grant là khoản viện trợ không hoàn lại. Lending là khoản cho vay với lãi suất thấp hoặc không lại suất. Thời hạn vay là khoảng từ 20 tới 40 năm. Với khoản vay lending thì cũng có trường hợp được xóa nợ.
    Chính vì vậy mà m hiểu ODA như một khoản viện trợ không hoàn lại.
    Với những khoản vay này, chúng ta có thể không phải trả lại, nhưng đổi lại là việc mở rộng thị trường, tạo các điều kiện thuận lợi cho nước viện trợ và các thương nhân của họ trong hoạt động kinh tế....
    Nguồn vốn này được dùng vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thôi.

    Em không chuyên về bên tài chính nên chỉ có thể hiểu ODA như thế thui. Cái này chắc thuộc mảng của chị BV thì phải. hihi.
    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 28/08/2011 06:58:06 CH Cập nhật bởi anhdv352 ngày 28/08/2011 06:56:23 CH

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #126687   29/08/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    anhdv352 không nhầm đâu anh Điều à. Official Development Assistance (ODA) nghĩa là hỗ trợ phát triển chính thức. Đây là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gói hỗ trợ ODA bao gồm có hai dạng: dạng thứ nhất là dạng viện trợ không hoàn lại và dạng thứ hai là cho vay với lãi suất cực thấp (0.75%/năm), thời gian hoàn trả cực dài: 20 - 40 năm.

    Vốn ODA là của các chính phủ các nước phát triển hoặc của các tổ chức viện trợ cho các chính phủ có nền kinh tế đang phát triển. ODA do các chính phủ viện trợ gọi là viện trợ song phương, còn ODA do các tổ chức như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, EU viện trợ gọi là viện trợ đa phương.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 29/08/2011 10:22:16 SA

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (29/08/2011) ntdieu (29/08/2011)
  • #126824   29/08/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3510
    Được cảm ơn 5366 lần


    Cám ơn anh Bạch Thành, như vậy những thông tin ở wikipedia là sai hay sao ?

    Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

    Mặc dù một phần của ODA là viện trợ, nhưng nói ODA là viện trợ không hoàn lại e rằng hơi chủ quan.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (29/08/2011)
  • #126834   29/08/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Vậy thì wikipedia không chính xác anh Điều à.

    Nhưng nói ODA là viện trợ không hoàn lại thì cũng không chính xác luôn. Bởi viện trợ không hoàn lại chỉ là một dạng của ODA thôi. Ngoài viện trợ không hoàn lại thì nó còn có cả cho vay ưu đãi nữa.

    Anh tham khảo Điều 1 Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP nhé:


    #ffffff;">

    Điều 1. Phạm Vi Điều Chỉnh

    1. Quy Chế Này điều chỉnh công tác quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

    Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) trong Quy chế này được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.

    2. Hình thức cung cấp ODA bao gồm:

    a) ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ;

    b) ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc;

    c) ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.

    3. Các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm có:

    a) Hỗ trợ dự án;

    b) Hỗ trợ ngành;

    c) Hỗ trợ chương trình;

    d) Hỗ trợ ngân sách.

    4. Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng ODA:

    a) Cấp phát từ ngân sách nhà nước;

    b) Cho vay lại từ ngân sách nhà nước;

    c) Cấp phát một phần, cho vay lại một phần từ ngân sách nhà nước.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ntdieu (09/09/2011) anhdv352 (29/08/2011)
  • #126858   29/08/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Theo em đơn giản là thế này thôi ạ. Người ta lấy đâu ra số tiền đó cho mình mượn? Chẳng phải là từ dân, kinh tế của người ta mà ra không? nói chung là của người ta chứ không phải của mình. Ông bà ta có câu:" của biếu là của lo, của cho là của nợ". Người ta cho mình không đi chăng nữa nhưng chắc chắn một điều là người ta sẽ tìm đến cái lớn hơn, thực tế thì bày ra đó rồi.dù có là vốn viện trợ không hoàn lại thì cũng là nợ, nợ thì phải trả, không bằng cách này thì cách kia thôi ạ. Trong bộ luật dân sự nhà ta cũng quy định việc trả nợ bằng nhiều cách mà.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |