Việt Nam có bao nhiêu lễ hội?

Chủ đề   RSS   
  • #486102 01/03/2018

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Việt Nam có bao nhiêu lễ hội?

    Năm nào cũng vậy, vào tháng giêng cũng là mùa bắt đầu của lễ hội, hầu như  tỉnh nào cũng có lễ, có hội . Đố các bạn biết cả nước ta có bao nhiêu lễ hội?

    AN GIANG

    1. Hội Đền Bảo Sanh

    Thời gian: 15/1 âm lịch. 
    Địa điểm: Xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 
    Đối tượng suy tôn: Lão Gia (danh y cổ Trung Quốc). 
    Đặc điểm: Lễ hội cầu sự việc tốt lành.    

    Hội thờ một vị thần gốc Trung Hoa, dân chúng quen gọi là chùa Lào Yá. Chùa tọa lạc tại xã Long Sơn, cách quận lỵ Tân Châu (An Giang) độ 4 cây số, ở hữu ngạn rạch Cái Vùng, mặt chùa hướng ra vàm rạch. Lào Yá đã được triều đình nhà Thanh sắc phong là Bảo Sanh Đại Đế.

    Lào Yá chính là tiếng Triều Châu đọc theo hai chữ Lão gia. Tên thật của ông không ai rõ, dân chúng trong vùng quen dùng hai tiếng Triều Châu Lào Yá để gọi và cũng có người gọi kính cẩn là Quan Lớn hoặc Lão Y nghĩa là một danh y từng trải, và thói quen này đã hầu như át hẳn bốn chữ Bảo Sanh đại đế, xa lạ với quần chúng.

    Chùa Lào Yá được lập nên gần một thế kỷ rồi và người dân rất tôn sùng ông. Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, dân chúng có cử hành lễ tại chùa rất long trọng, còn quanh năm chùa có người tới lễ, khói hương nghi ngút.

    Hội đền bảo sanh

     

    2. Hội đền Nguyễn Trung Trực

    Thời gian: 18 - 19/ 10 âm lịch.
    Địa điểm: Xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
    Đối tượng suy tôn: Nguyễn Trung Trực, thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ.
    Đặc điểm: Lễ dâng hương, lễ cúng tưởng niệm.  
     
    Đền Nguyễn Trung Trực ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới. Ông là thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam bộ, với chiến thắng vang dội là  đã đánh chìm một tàu của Pháp trên sông Nhật Tảo (thế kỷ 19). Lễ hội mở ra vào ngày 18, ngày 19 tháng 10 âm lịch hàng năm để tưởng niệm và ghi nhớ công lao của ông.
    Hội đền Nguyễn Trung Trực
     
    Phần lễ cơ bản có các nghi thức cổ truyền bao gồm: lễ tế đàn cả, lễ tế cụ Nguyễn, lễ dâng hương...
     
    Phần hội với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật với những tiết mục biểu diễn góp phần làm không khí lễ hội trở nên sôi động.Trong đó đáng chú ý nhất là tiết mục diễn lại trận đánh chìm tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, chơi cờ người, thi múa lân sư rồng, thi cộ hoa, thả hoa đăng trên dòng sông Kiên...
     
    Kể từ năm 2003 trở đi, lễ hội đền Nguyễn Trung Trực được xem là một trong những sự kiện văn hoá lớn mang tầm cỡ quốc gia với nhiều hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc, thu hút đông đảo du khách đến tham gia

    3. Hội miếu Bằng Lang

    Thời gian: 15 - 16/3 âm lịch. 
    Địa điểm: Xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 
    Đối tượng suy tôn: Bà Thượng Đồng Cổ Hỷ. 
    Đặc điểm: Dâng lễ vía Bà, hát bội.  
     
    Do chiến tranh, một bộ phận người Chăm thiên di vào Nam, được triều đình nhà Nguyễn chỉ định cư trú tại một số nơi gần bản doanh của quân triều để tiện bảo vệ, che chở. 
    Ban đầu họ ở rải rác nhiều nơi, dần về sau, để thích nghi với sinh kế truyền thống (dệt vải, đánh bắt cá, nuôi dê cừu...), họ quần cư thành những xóm nhỏ cặp theo bờ sông, nhiều nhất là tại Châu Giang (ngang Châu Đốc). 
     
    Để có chỗ dựa tinh thần, định cư tại đâu họ cũng dựng miếu thờ Bà, gọi “Thiên Y” hay “Thánh mẫu”, nói đủ là “Thiên Y nương nương”, “Thánh mẫu nương nương”. Dần về sau, do toàn bộ người Chăm ở An Giang đều theo đạo Islam (Hồi giáo – theo luật của đạo này, tín đồ chỉ thờ độc nhứt thánh Alla), do đó họ không tín ngưỡng “thờ Bà” nữa. 
     
    Chính vì vậy, mỗi khi trò chuyện nếu ai đó cố nhắc mãi những chuyện cũ không còn hợp thời, người dân lớp trước vùng sông nước Nam Bộ đã gọi trại “bà Thiên Y” thành “bà Cố Hỉ” (nói đủ là “Thượng Động Cố Hỉ”): “Chuyện đâu hồi đời bà Cố Hỉ mà cứ nói hoài!”. Vậy bà Cố Hỉ là ai?
     
    Bà là một vị nhiên thần, được xem là “thần tối cao” của người Chăm, “nguyên quán” tận Nha Trang, do từng tỏ ra linh ứng nên được các vua triều Nguyễn sắc phong (Gia Long, 1901; Duy Tân, 1909...).
    Về thần tích, theo Đào Thái Hanh “Những người bạn cố đô Huế”, ngày xưa ở núi Đại Điền có một ông già nhà quê và bà vợ cùng chung sống bằng nghề trồng dưa. Nhưng lần nào dưa sắp chín thì có người đến đánh cắp hết. Bực mình ông già nấp để canh dưa mong bắt được kẻ trộm.
    Một đêm ấm áp, ông thấy bên bụi cây, một cô thiếu nữ tuổi độ 13,14 đưa tay xinh đẹp hái dưa, vừa ngắm nghía vừa khen ngợi, vuốt ve và ăn ngon lành dưới ánh trăng. Ông già bắt lấy, hỏi cô và biết được cô là kẻ đánh cắp thường xuyên mùa dưa của ông. Ông rất ngạc nhiên về cách đi đứng khoan thai và mỹ miều của cô gái và ông quyết định đưa về chòi để nuôi nấng như con nuôi
    .
    Suốt thời gian ấy cô ở nhà ông nông dân; sắc đẹp huyền diệu, sự trong trắng và tình yêu cảnh yên tĩnh làm cho cha mẹ nuôi cô rất mến và xem như con trời cho vậy.
    Có một hôm, thình lình vùng ấy bị trận lụt lớn, Thiên Y tự nhiên buồn bã có vẻ nhớ quê hương, đem lượm đá và chất lên như một hòn núi nhỏ và trồng hoa xung quanh để dựng lại cảnh đẹp của quê hương cô là “Đảo tam thần” xứ hoan lạc vĩnh cửu. Người cha nuôi thấy cách chơi này không vừa ý mình nên mắng quở làm cô mủi lòng và buồn nản.
    Trong lúc đó thì trôi qua một cây cổ thụ Đà Nam, gỗ rất thơm, bị trốc gốc, nước cuốn trôi giữa dòng. Thiên Y bám lấy thân cây và để trôi ra biển theo làn sóng.
     
    Cái xác cây bị cuốn ra Bắc và dạt vào bờ. Dân chúng ở miền đó rất ngạc nhiên thấy cây gỗ và xúm lại để lôi vào bờ. Nhưng mất công vô ích, cây gỗ quá nặng mặc dầu số lượng người bao nhiêu cũng không sao đẩy cây gỗ được.
     
    miếu bà cố hỉ
    Tin này chẳng bao lâu được truyền đi khắp nước. Vị hoàng tử sắp lên thái tử, thấy việc lạ, đến tò mò xem vào cuộc câu bắt lạ lùng này. Vị thái tử cũng xuống nước và bỗng một tay nhấc nổi cây gỗ kéo vào bờ, và truyền cho đem vào vườn trong hoàng cung. 
     
    Vị thái tử này đã đến tuổi nhưng chưa có vợ. Có một đêm vừa đi qua lại gần cây gỗ để nghĩ đến tương lai mình, thình lình dưới ánh trăng mờ ảo, ông thấy một bóng người hiện ra trong sương mờ thơm ngát và đang đi đến. Thấy vậy ông rất rung động.
     
    Đêm sau, khi ông đang trầm ngâm trong cảnh hoang vắng thì lại thấy bóng ấy xuất hiện. Lần này ông đuổi theo thì điều kỳ lạ, từ bóng ấy ông thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp. Người thiếu nữ này lúng túng định trốn nhưng không kịp nữa, ông hoàng đã ôm chặt trong vòng tay mà nàng không thoát nổi.
    Được hỏi tới, Thiên Y kể lại hết những sự kiện đã xảy ra trong đời nàng, trước khi bị trôi đến vùng này. Ông hoàng rất mê say và tâu lại vua cha về cuộc phiêu lưu tình cảm này. Vua sai các vị thiên văn xem tử vi. Họ đều đồng tình và lễ cưới được tổ chức cho Thái Tử và Thiên Y theo phong tục trong nước.
    Sau cuộc tình duyên đẹp đẽ này nàng sinh ra luôn hai đứa con. Đứa trai tên là Tri và đứa gái tên là Quý.
     
    Khi nào cũng bị lôi cuốn trong nỗi buồn bí ẩn, một ngày kia công chúa Thiên Y đưa hai con ra bờ biển, trốn chồng, nàng đưa hai con lên cây gỗ Đà Nam và đi vào hướng Nam.
     
    Khi trở lại cảng Cù Huân nàng bèn đi tìm lại cha mẹ nuôi trước. Mái nhà tranh cũ chẳng thấy nữa, lão nông dân và vợ đã chết từ lâu. Nàng xây một đền thờ hai vị.
     
    Thời kỳ ấy, dân ở Nha Trang đang còn sống lối hoang dã, chưa có phương tiện để sống và để chống lại thiên tai. Thiên Y để thời giờ giáo dục họ, những người xung quanh nàng phải tuân thủ luật pháp và phải tiết kiệm để giàu có.
     
    Nàng khắc hình mình trên tảng đá đẽo ở núi Cù Lao, làm xong cả nàng và con biến mất giữa ban ngày. Ông thái tử, biết sự việc, đem cả một hạm thuyền đi theo tìm. Khi họ đến cù lao, bọn man rợ trên đoàn thuyền của thái tử chém giết dân làng ở đó và đem bôi nhọ các hình chạm trên đá của công chúa. Để xử phạt bọn này, một trận bão lớn, gió xoáy làm trôi các thuyền bè, các mảnh đá vỡ biến thành tảng đá.
     
    Từ ngày ấy trở đi, vị Nữ thần ban bố nhiều "phép lạ" liên tiếp nhau.
    Có nhiều khi người ta thấy công chúa cưỡi con voi trắng đi dạo quanh trên đỉnh núi, và mỗi lần ra đi chơi đều có nổ ba tiếng ầm vang như lệnh đại bác. Có nhiều lần nàng xuất hiện dưới dạng tấm lụa bay vun vút trên trời hay nhiều khi nàng cưỡi đầu con cá sấu và đi lượn quanh hòn cù lao và các đảo lân cận.
     
    Dân làng tôn thờ nàng như vị nữ thần và nhờ nàng ban ơn cho họ hưởng bao nhiêu điều mong ước cầu nguyện.
    Trên núi có hai cái tháp, bên trái là dành cho nữ thần, bên phải là để thờ nàng và thái tử chồng nàng. Sau các tháp ấy là một ngôi chùa thờ cha mẹ nuôi của nàng.
     
    Có một bia mộ trước các tháp ấy chữ theo lối văn tự mà dân bản xứ chẳng hiểu gì ý nghĩa cả. Giờ đây, trong vườn mà các tháp ấy và chùa được dựng lên, nhiều khách đến tham quan hái quả trong vườn để ăn tại chỗ nhưng nếu đem đi thì sẽ bị thần phạt.
     
    Có một ngày trong năm, nhiều thú rừng và cá biển đến chầu yên lặng trước đền của nữ thần như là ngày kỵ giỗ theo kiểu của chúng. 
     
    Khi còn làm quan, đại thần Phan Thanh Giản đã có làm một bài văn tế viết bằng chữ Hán, được chạm khắc trên bia đá trân tàng tại Tháp Bà Nha Trang, nay vẫn còn.
     
    Trong tinh thần tôn kính thần linh, cũng nhằm thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em, hiện không ít nơi bà con người Việt vẫn thường lui tới những nơi thờ Bà để cầu xin những điều may mắn. 
    Vài dấu tích còn sót lại trên vùng đất này là Miếu Bà ở Chợ Vàm (huyện Phú Tân, An Giang – cũng gọi “miếu Bằng Lăng”, vì sau miếu có những cây bằng lăng rất to), miếu Bà ở Thất Sơn (An Giang – trong khuôn viên một ngôi chùa Phật), miếu Bà ở Phong Điền (Cần Thơ – cũng gọi Cổ miếu Giàn Gừa vì trong khuôn viên có những cây gừa rất to)... Tất cả đều được trùng kiến rất khang trang và tất nhiên khói hương không dứt.

    4. Lễ Đôlta và hội đua bò

    Đối tượng tôn vinh: Tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu phúc cho linh hồn người đã chết. 
    Thời gian: Từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch (nếu tháng thiếu sẽ kéo dài sang ngày 2 tháng 9 âm lịch). 
    Địa điểm: Tại chùa, từng gia đình cộng đồng người Kh’mer thuộc huyện Tri Tôn hoặc Tịnh Biên, tỉnh An Giang. 
    Đặc điểm: Cầu phước cho các linh hồn thân nhân đã khuất được đầu thai sang kiếp khác, để người quá cố được sung sướng hơn. Trong dịp lễ Đôlta có hội đua bò theo thể thức truyền thống của người Kh’mer. 
     
    Lễ Đôlta
     
    Lễ Đôlta vào tháng 8 âm lịch (lễ cúng tổ tiên). Thông thường trong dịp lễ Đôlta có hội đua bò kéo bừa truyền thống, một trong 10 sự kiện lớn ở vùng Bảy Núi (An Giang), mang sắc thái văn hoá độc đáo của người dân ở đây.
     
    Người dân vùng Bảy Núi sống chủ yếu bằng cày cấy, vì thế từ muôn đời nay con bò đã trở thành thân thiết với bà con Kh'mer.
     
    Lễ Đôlta tổ chức theo trình tự với các nghi lễ sau:
     
    - Lễ đặt cơm vắt
     
    - Lễ cúng tổ tiên
     
    - Lễ hội linh
     
    - Lễ đưa tiễn ông bà
     
    Hội đua bò
     
    Trường đua bò thường là một khu đất rộng khoảng 60m, dài chừng 170m xung quanh có bờ đất cao đồng thời là nơi dành cho khán giả. Đường đua trên mặt ruộng nước dài khoảng trên 100m, rộng khoảng 4m; hai đầu cắm mốc xuất phát và đích.
     
    Mỗi giải đua ấn định 38 đôi bò được lựa chọn sau các lần đua ở vòng loại tại các xã. Nhiều con tham gia giải nhiều năm, chúng đều to khoẻ, dáng đẹp: đầu to, lưng thẳng, xương chắc, đuôi dài, tai ngắn và nhỏ, cổ tròn và cặp mắt hiền lành. Đối với những người có kinh nghiệm chọn bò lâu năm thì đôi bò tốt còn là tài sản theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng, vì đôi bò thắng trận sẽ có gần 20 triệu đồng. Tuy nhiên chủ bò không bao giờ bán đôi bò của mình nếu giành giải nhất, vì đó là niềm vinh dự của gia đình và cộng đồng.
     
    Vào cuộc đua, đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp bao gồm một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Lúc này các tài xế được phân thành cặp và làm thủ tục chọn cặp đua trước, đua sau. Không giống như đua xe, tất cả xuất phát cùng một lúc. Đua bò lại thi hai đôi một: đôi trước, đôi sau. Mỗi cặp bò đều phải kéo theo một giàn bừa đã được cưa ngắn bớt răng. Người điều khiển đứng trên giàn bừa vung roi như khi đang bừa trên ruộng, do vậy họ phải đứng để không bị ngã, nếu ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa thì phạm luật và thua cuộc. Ngày nay thể thức đua bò đã được cải tiến hơn xưa rất nhiều: cuộc đua diễn ra trên mặt ruộng có nước chứ không phải trên mặt đường như trước đây, vì vậy tính mạng của người điều khiển bò an toàn hơn. Tuy có một số thay đổi nhưng lệ vẫn giữ  nhiều quy ước cũ.
     
    Cuộc đua chia làm hai vòng: vòng hu và vòng thả, hết vòng hu đến vòng thả. Có thể hiểu vòng hu là vòng loại của cuộc đua, còn vòng thả mới phản ánh đầy đủ sức mạnh của cặp bò cùng tay nghề, bản lĩnh của người điều khiển.
     
    Vào vòng hu, mỗi đôi bò phải đi dạo hai vòng quanh trường đua để trình diễn và khởi động. Nếu đôi bò nào đạp vào bừa của đôi bò khác là bị loại.
     
    Ngược lại, lệ quy định ở vòng thả khác với vòng hu, nếu đôi bò nào ở phía sau đạp vào bừa của đôi bò trước thì lại thắng cuộc.
     
    Đua bò ở An Giang đã có từ hàng trăm năm nay. Sự kiện này là dịp những người đàn ông trong phum sóc trổ tài dũng cảm, sự khôn khéo của mình trước cộng đồng. Hàng ngày những tài xế, chủ bò là những nhà nông chân lấm tay bùn, nhưng lúc này họ được tôn vinh là nhân vật chính của ngày hội.

    5. Lễ hội đình Châu Phú

    Thời gian: 9 - 11/5 âm lịch. 
    Địa điểm: Phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. 
    Đối tượng suy tôn: Nguyễn Hữu Cảnh (cháu của Nguyễn Trãi). 
    Đặc điểm: Dâng hương, lễ kỳ yên, hát bội đêm. 
     
    Đình Châu Phú, nơi thờ Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh - một người có công với đất Nam bộ và nhất là có thời gian gắn bó với vùng đất An Giang. Ngoài Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh, trong đình còn thờ Thoại Ngọc Hầu cùng hai ông chánh vệ thủy Đỗ Đăng Tàu và phó vệ thủy Lê Văn Sanh.
     
    Ngay từ sáng ngày mùng 9/5 âm lịch, tiến hành lễ thỉnh "Sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh" từ Nhà lớn về đình. Lễ diển ra rất long trọng, có xe hoa, long đình, chiêng, trống, học trò lễ v.v... các vị trong ban quản trị đình thần mặc áo dài khăn đóng đi hầu phía sau. Sau lễ thỉnh "Sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh" là lễ thỉnh "Sắc thần Thoại Ngọc Hầu", sắc thần của hai ông chánh vệ thuỷ Đỗ Đăng Tàu và phó vệ thuỷ Lê Văn Sanh.
     
    Ngày 10/5 đúng một giờ đêm lễ Túc kết bắt đầu với đầy đủ nghi thức dân gian truyền thống. Lễ vật chính dâng cúng trong buổi lễ Túc yết gồm có một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo sạch, chưa nấu chín), một chén đựng tiết, một ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Các lễ vật được bày trên bàn, riêng con heo trắng được đặt sấp, thân phủ lên một giá gỗ cao. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng.
     
    Sau khi lễ Túc yết xong, là đến lễ Xây chầu và hát bội được tổ chức tại gian võ ca phía trước chính điện.
     
    Ngày 11/5 cuối cùng của lễ hội bắt đầu vào 3 giờ sáng với lễ chính tế, nghi thức diễn lại như lễ túc yết sau phần dâng trà là phần âm thực mang ý nghĩa truyền thống. Đến 13 giờ cùng ngày thì tiến hành nghi thức cuối cùng là lễ Nối sắc. Nghi thức cũng giống lễ thỉnh sắc.
     
    Hội đình Châu Phú vừa mang ý nghĩa tưởng nhớ một vị có công khai phá miền Nam Bộ, vừa cầu mong một cuộc sống ấm no. Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng qui tụ về với lễ vật trên tay, trang phục chỉnh tề thành tâm cầu thần linh ban cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.

    6. Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ

    Thời gian: từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch
    Địa điểm: miếu Bà Chúa Xứ, núi Sam, cách thị xã Châu Đốc 7km
    Đối tượng suy tôn: Bà Chúa Xứ
    Đặc điểm: lễ tắm Bà.
    Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế.
     
    Lễ tắm Bà. Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái.
     
    Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà:Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24.Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công khai phá vùng đất hoang vu này.
     
    Lễ Túc Yết: Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.
     
    Lễ xây chầu: Sau cúng túc yết là Lễ xây chầu.Ông chánh bái sẽ bước tời bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng "ca công tiếp giá", lập tức đoàn hát bộ nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v...
     
    Lễ Chánh tế: Đến 4 giờ sáng ngày 26 cúng Chánh tế (nghi thức giống như cúng "túc yết"). Chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc hầu về Sơn Lăng.
     
    Phần hội diễn ra rất sôi nổi  đan xen với phần lễ,các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn  như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén...thu hút nhiều du khách.
     
    Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Lễ hội thực sự là một lễ hội văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân.
     
    29062 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (30/08/2018) Cherry1234 (25/08/2018) thuytrangak (11/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #486107   01/03/2018

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bà Rịa - Vũng Tàu

    7. Lễ hội đình thần Thắng Tam

    Thời gian: Từ 17 đến 20/2 âm lịch
    Địa điểm: Đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu
    Đặc điểm: Đây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá.
     
    Ðình Thần Thắng Tam là một quần thể kiến trúc gồm có 3 di tích: Ðình Thần Thắng Tam, miếu Bà Ngũ hành, lăng ông Nam Hải. Theo truyền thuyết Ðình Thần Thắng Tam thờ chung cả ba người đã có công xây dựng nên ba làng Thắng ở Vũng Tàu, đó là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Hàng năm lễ hội Ðình Thần Thắng Tam được tổ chức trong 4 ngày từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Ðây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá.
     
    Lễ hội Nghinh Ông gắn liền với tục thờ cá Ông (cá Voi) phổ biến từ vùng biển miền Trung đến miền Nam. Mỗi vùng biển tổ chức lễ Nghinh Ông vào những dịp khác nhau nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề biển nói chung. Lễ hội Nghinh Ông cũng được tổ chức ở khắp các vùng biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu như: xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc), xã Phước Tỉnh, Long Hải (huyện Long Ðiền), xã Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Ðình Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (TP.Vũng Tàu)... nhưng tiêu biểu nhất là lễ hội Nghinh Ông ở đình Thắng Tam (TP. Vũng Tàu).
     
    8. Lễ hội Nghinh Cô tại Dinh Cô
     
    Thời gian: 12/2 âm lịch. 
    Địa điểm: Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 
    Đối tượng suy tôn: “Cô” có tên là Lê Thị Hồng Thuỷ. 
    Đặc điểm: Lễ hội nước (lễ rước bằng tàu thuyền trên biển) đông người tham dự.    
    Lễ hội Nghinh Cô Long Hải (Lễ giỗ Cô) là một trong những lễ hội nước lớn nhất của ngư dân ven biển Nam bộ. Lễ hội có kết hợp giữa lễ hội Cầu ngư với tục thờ cúng Thần biển (Thủy Long, cá voi) và tín ngưỡng thờ Mẫu-Nữ thần của cư dân địa phương. Hàng năm, lễ hội được tổ chức tại Dinh Cô (nằm trên triền núi Thùy Vân, thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), nhằm tưởng nhớ Cô, tức “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần”.
     
    Tương truyền, vào năm Gia Long thứ ba (1804), có một người con gái độ tuổi 16 tên là Lê Thị Hồng Thuỷ, quê ở Phan Rang, theo cha dong thuyền xuôi ngược Trung - Nam để đánh bắt cá và trao đổi hàng đan lát bằng tre. Ngày 12/2 âm lịch năm đó, khi thuyền của họ đi ngang qua mũi Thùy Vân, thuộc vùng biển Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), thì cô gái bị ngã xuống biển. Mặc dù những người cùng đi trên thuyền đã ra sức tìm kiếm, nhưng vẫn không tìm được Cô. Ba ngày sau, xác Cô nổi lên nơi vũng Mù U và đã được bà con ngư dân nơi đây vớt lên, chôn cất tử tế. Từ đó, Cô hiển linh, luôn phù hộ, che chở, giúp đỡ người dân trong vùng, nhất là những người đi biển gặp may mắn. Vì vậy, người dân nơi đây đã lập một miếu nhỏ nằm sát bờ biển để thờ Cô, tôn xưng Cô là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần” và lấy ngày Cô mất để cúng bái hàng năm. Về sau, do bị thủy triều xâm thực, người dân đã chuyển miếu Cô lên triền núi Thùy Vân để thờ cúng. Ngày nay, miếu Cô đã được mở rộng, xây dựng thêm, với tổng diện tích gần 1.000m2 và lấy tên mới là Dinh Cô. Hàng năm, từ ngày 10 - 12/2 âm lịch, du khách thập phương lại nô nức về Dinh Cô để dự lễ hội Nghinh Cô nhằm chiêm bái, cầu may. 
     
    Ngày 10/2, vào lúc 6 giờ sáng, Ban quý tế và ngư dân tề tựu về Dinh Cô để chuẩn bị làm lễ. 7 giờ sáng cùng ngày, Ban quý tế tiến hành Thỉnh Long vị Bà Lớn (bà Thủy) và ông Nam hải (Cá ông) về Dinh. Lễ rước diễn ra trong hai tiếng, có học trò lễ, ban nhạc, bạn chèo (12 người) với trang phục áo đỏ, nẹp vàng, nón lá vàng, tay cầm chèo, 2 long đình (một ngôi Nghinh Bà Lớn, một ngôi nghinh cá Ông), cờ ngũ hành... Tiếp sau lễ Thỉnh Long vị Bà Lớn và ông Nam hải là đến lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền. Cuối cùng là lễ cầu quốc thái dân an.
     
    Ngày 11/2, 8 giờ sáng, bắt đầu diễn ra hội thi chèo thúng và hội thi bơi lội. 16 giờ cùng ngày, hàng trăm ghe, thuyền của các làng cá thuộc thị trấn Long Hải và một số tỉnh miền Trung với cờ hoa lộng lẫy tấp nập neo đậu và hướng mũi thuyền vào Dinh Cô để thực hiện nghi thức chầu Cô, mong Cô phù hộ những chuyến ra khơi may mắn. 
     
    Ngày 12/2 là ngày giỗ chính. Ngư dân tổ chức lễ Nghinh Cô (ngoài biển) về nhập điện tại Dinh Cô. Đoàn ghe Nghinh Cô gồm hàng trăm chiếc, trong đó có 2 ghe chính, 6 ghe hộ tống. Hai ghe chính được chuẩn bị kỹ lưỡng, trang hoàng rực rỡ, có bày bài vị, hương án, cúng phẩm. Chủ tế, ban nhạc, 12 lễ sinh và 12 bạn chèo cùng ở trên ghe này. Đúng 7 giờ sáng, đoàn ghe Nghinh Cô bắt đầu khởi hành, tiến thẳng ra khơi. Khi đoàn ghe cách bờ khoảng 1km, chủ tế ra lệnh cho đoàn ghe dừng lại, bắt đầu thực hiện nghi lễ niệm hương. Sau khi chủ tế niệm hương xong, đoàn ghe tiếp tục diễu hành một vòng lớn trên biển, đi qua mộ Cô rồi trở về bãi biển phía tây, cách Dinh Cô khoảng 100m để đưa bài vị Cô nhập điện. Khoảng 21 giờ, đại lễ cúng Cô sẽ được tổ chức tại Dinh Cô. 
     
    Trong 3 ngày diễn ra Lễ hội Nghinh Cô Long Hải, bên cạnh các nghi lễ chính, còn có nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đặc sắc như: biểu diễn lân-sư-rồng, chầu mời, múa bông, dâng lộc, dâng mâm vàng, mâm bạc, hát tuồng, hát bội…
     

     

    Cập nhật bởi danusa ngày 01/03/2018 04:58:44 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #495670   30/06/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Mình thấy lễ hội mang ý nghĩa nhân văn và lịch sử rất nhiều, bản thân mình tuy biết là việc có nhiều lễ hội như vậy sẽ có nhiều bất cập, phung phí, ảnh hưởng đến phát triển, nhưng 1 năm có 365 ngày, đời người sống khoảng 65-70 năm, dành bấy nhiêu thời gian và tiền bạc cho lễ hội thì cũng chẳng đáng gì so với giá trị tinh thần mà lễ hội đã mang lại.
     
    Báo quản trị |  
  • #486119   01/03/2018

    Tôi nghĩ các cơ quan chuyên ngành cũng không biết được VN mình có bao nhiêu lễ hội nữa

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #486134   02/03/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Không biết con số đã đủ chưa nhưng mình có nghe thời sự nói rằng nước mình cứ mỗi giờ là lại có 1 lễ hội được tổ chức vfa mỗi năm có đến gần 8.000 lễ hội. Lễ hội thức sự đang quá nhiều, tổ chức tràn lan, địa phương nào cũng lễ hội kiểu như theo phòng trào vậy và các địa phương thì tìm mọi cách để tổ chức lễ hội thật hoành tráng, thật lãng phí.

     
    Báo quản trị |  
  • #486140   02/03/2018

    Cơ quan văn hóa xã hội chắc cũng không đếm được hiện tại chúng ta có bao nhiêu lễ hội nữa. Chắc trong riêng 1 tỉnh cũng không kiểm soát được do có nhiều phong tục của riêng các dân tộc khác nhau, các con số liệt kê chỉ là các lễ hội được cơ quan đứng ra tổ chức chứ người dân tự tổ chức thì không được liệt kê vào.

     
    Báo quản trị |  
  • #486152   02/03/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Thực sự thì Việt Nam mình  có rất nhiều tập tục. lễ hội. Ngoài các lễ hội lớn có quy mô quốc gia như lễ hội Đền Hùng.., thì tại các địa phương lại có những lễ hội mang văn hóa riêng của địa phương đó nữa. Nhìn chung, dạo gần đây, đang nổi trội lên các lễ hội, cúng bái về hầu đồng tại các đền, miếu thờ các vị Vua, Ngọc hoàng...

     
    Báo quản trị |  
  • #487940   26/03/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Năm nào ra tết xong cung nghe câu chuyện lễ hội lớn nhỏ từng vùng miền, người ta nói lên chùa khấn vái hái lộc mà toàn “cướp lộc”. Lại có vùng cho rằng càng mệt càng đổ nhiều mồ hôi thì “Bà” phù hộ càng nhiều? Có văn bản nào thống kê 1 năm có bao nhiêu lễ hội? Nhà nước kiểm soát như thế nào để tránh lãnh phí?

     
    Báo quản trị |  
  • #487956   26/03/2018

    Ở nước ta, lễ hội có quy mô lớn đã rất nhiều rồi, trong khi đó lại thêm lễ hội địa phương, lễ hội của các dân tộc nữa. Tính ra thì ngày nào cũng có lễ hội ở đâu đó. Không biết nên nói là đa dạng bản sắc văn hóa hay là sự lãng phí không đáng có nữa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #487965   26/03/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Lễ hội là truyền thống tốt đẹp, mang nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền, phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống của từng dân tộc, từng tôn giáo, tính nhân văn mà mỗi dân tộc, tôn giáo, vùng miền vốn có. Tuy nhiên dường như nắm bắt được tinh thần của người dân mà càng ngày, các lễ hội càng được tổ chức nhiều hơn dẫn đến việc tràn lan, thiếu kiểm soát, lãng phí tiền của, ngày giờ lao động. Chưa kể ở một số lễ hội còn xảy ra hiện tượng bạo lực, đánh nhau, trộm cắp, những hiện tượng mê tín, dị đoan... khiến dư luận bức xúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #488003   27/03/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Ở Đak Lak quê mình cũng có rất nhiều lễ hội, ngoài các lễ hội lớn mang tính khu vực ra như Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ hội cà phê đã quá nổi tiếng khắp cả nước  thì cũng có những lễ hội của những người dân tộc thiểu số trong khu vực này như Lễ đâm trâu của người Bana, Lễ cúng lúa sắp trổ bông của người Ê Đê, Lễ bỏ mả, Lễ cưới cho voi của người M’ nông, Lễ ăn cơm mới của người Ê Đê, Lễ cúng sức khỏe cho voi….vv Nếu có cơ hội được trải nghiệm các lễ hội trong năm của người dân tộc chắc hẳn rất thú vị.

     
    Báo quản trị |  
  • #488153   28/03/2018

    Phần lớn lễ hội được trích kinh phí tổ chức từ ngân sách mỗi tỉnh, việc tổ chức tràn lan gây lãnh phí nhưng ngược lại cũng đáp ứng nhu cầu tâm linh lớn của người Việt Nam, làm phong phú văn hóa, thu hút khách du lịch… Cái nào cũng có mặt đúng và mặt trái cả

     
    Báo quản trị |  
  • #488183   29/03/2018

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Có nhiều lễ hội thu hút nhiều người tham dự tới mức hỗn loạn rồi dẫm đạp lên nhau gây thương vong. Nhất là mấy cái lễ kiểu phải dành được lộc này lộc kia gì đó, là môi trường lý tưởng cho móc túi, ăn trộm vặt. Cần nghiên cứu quản lý tổ chức các lễ hội an toàn và khoa học hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #488191   29/03/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Ở mình chỉ có lễ hội đua thuyền vào tháng ba âm lịch thôi mà dường như đây cũng không phải là một lễ hội lớn mà mọi người đều biết đến, đây chỉ xem như một dịp để thanh niên trai tráng trong huyện tham gia giao lưu, kết bạn, làm quen. 

     
    Báo quản trị |  
  • #488439   31/03/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Đúng là lễ hội ở nước ta thật phong phú và đa dạng, thể hiện được nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Mình thấy mặc dù lễ hội là nét văn hóa riêng, cần được phát huy và bảo tồn, tuy nhiên hiện nay có nhiều lễ hội bị biến tướng, không phù hợp với thời đại này nữa thì nên xem xét có nên bỏ hay không? Đó là câu hỏi vấn còn nhiều tranh cãi.

     
    Báo quản trị |  
  • #489255   11/04/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Lễ hội ở nước ta phải nói là nhiều vô kể nha. Tính trên đơn vị từng địa phương thôi cũng rất nhiều rồi. Ở Gia lai, quê mình cũng có rất nhiều lễ hội truyền thống, mang tính đặc trung như lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội hoa dã quỳ, lễ bốc mã. Góp phần vào sự đa dạng văn hóa của đất nước

     
    Báo quản trị |  
  • #490363   25/04/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Nếu xét về cái gọi là "lễ hội" mà mọi người vẫn thường quen gọi với hai từ là "lễ hội" thì ở Việt Nam khó ai có thể kể ra hết được. Bởi cứ cái nào có yếu tố truyền thống, có yếu tố tụ họp đông vui (không quan trọng có yếu tố văn hóa hay không) thì sẽ được gọi là lễ hội....

     
    Báo quản trị |  
  • #490557   28/04/2018

    Ngoài các lễ hội được liệt kê ở trên mình thấy mỗi địa phương còn có những lễ hội riêng tổ chức theo từng địa phương nữa. Như quê mình ở Nghệ an còn có các lễ hội như Lễ hội đền Cuông, Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi, Hội đền cờ...  Và khi đến các ngày lễ này thì quy tụ rất nhiều người dân tham gia.

    Cập nhật bởi thuongkp2708 ngày 28/04/2018 03:09:34 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #490690   30/04/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Nếu bây giờ để thống kê trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu lễ thì rất là là khó, bởi lẽ bên cạnh những lễ hội được thừa nhận chính thức thì còn hàng "tá" những lễ hội khác của một bộ phận người dân, đồng bào. Mình nghĩ nên chọn lọc ra những lễ hội có những nét đặc sắc thể hiện văn hoá dân tộc còn những lễ hội rườm rà, không phù hợp với đời sống thì nên loại bỏ bớt.

     
    Báo quản trị |  
  • #493116   31/05/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Theo một thống kê mà mình từng đọc được, thì Việt Nam có đến 8000 lễ hội mỗi năm, nếu chia trung bình mỗi ngày nước ta có đến hơn 20 lễ hội. Con người nếu chỉ ăn rồi đi chơi hội cũng không đủ thời gian chứ đừng nói đến việc đi làm.

    Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nước ta có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Và bản sắc chính của chúng ta có lẽ thể hiện qua con số khổng lồ 8.000 lễ hội ấy. 

    Đây là một lực cản lớn cho phát triển kinh tế, là thứ ghìm chân, khiến tác phong lao động người Việt không thể chuyên nghiệp. Trong lúc thế giới đang cạnh tranh rất mạnh mẽ mà chúng ta cứ mãi bám theo hội hè, cúng bái thì sẽ bị tụt hậu.

     
    Báo quản trị |  
  • #571236   12/05/2021

    Read_Free
    Read_Free

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Tây (cũ)
    Tham gia:09/03/2021
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 53 lần


     

    quytan2311 viết:

     

    Theo một thống kê mà mình từng đọc được, thì Việt Nam có đến 8000 lễ hội mỗi năm, nếu chia trung bình mỗi ngày nước ta có đến hơn 20 lễ hội. Con người nếu chỉ ăn rồi đi chơi hội cũng không đủ thời gian chứ đừng nói đến việc đi làm.

    Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nước ta có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Và bản sắc chính của chúng ta có lẽ thể hiện qua con số khổng lồ 8.000 lễ hội ấy. 

    Đây là một lực cản lớn cho phát triển kinh tế, là thứ ghìm chân, khiến tác phong lao động người Việt không thể chuyên nghiệp. Trong lúc thế giới đang cạnh tranh rất mạnh mẽ mà chúng ta cứ mãi bám theo hội hè, cúng bái thì sẽ bị tụt hậu.

     

     

    Theo Bác thì NSUT HL lên đồng trong biệt phủ 1k tỷ ở Q9, theo như được biết muốn lên đồng ở trong đó phải đăng kí và số tiền bỏ ra 500tr~1 tỷ đồng thì như vậy có phải là mê tín, buôn thầy bán thánh không

    Hà Tâyyyyy. Cửa ngõ Thủ Đô

     
    Báo quản trị |