Việt kiều có thể thành lập loại hình doanh nghiệp nào tại Việt Nam?

Chủ đề   RSS   
  • #591917 29/09/2022

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Việt kiều có thể thành lập loại hình doanh nghiệp nào tại Việt Nam?

    Liên quan đến vấn đề này thì hiện không có quy định cấm Việt kiều muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước tiên cần xác định cá nhân này đã thôi quốc tịch Việt Nam hay chưa? Nếu chưa thôi quốc tịch thì cá nhân này hoàn toàn có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào giống như người Việt Nam bình thường khác trong nước.

    Tương tự như vậy cũng đối với người đã thôi quốc tịch, lúc này trở thành người nước ngoài và thương nhân nước ngoài sẽ cần lưu ý thêm thủ tục tại Luật Đầu tư 2020 mà thôi:

    Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

    1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

    a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

    b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

    c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    Bên cạnh đó, tại Điều 21 đến Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có nêu hồ sơ đăng ký thành lập các loại hình doanh nghiệp. Trừ doanh nghiệp tư nhân thì các loại hình doanh nghiệp khác đều có yêu cầu giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    Có thể thấy rằng các quy định hiện hành chỉ định nghĩa ngắn gọn như vậy và không nêu điều kiện về quốc tịch đối với cá nhân thành lập hộ kinh doanh. Do đó, Luật Doanh nghiệp 2020 không cấm hoặc hạn chế người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

    Tuy nhiên, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân lại không có nêu hồ sơ của người nước ngoài như những doanh nghiệp khác và cũng không có cơ chế quản lý tài sản của người nước ngoài khi phải chịu trách nhiệm vô hạn với loại hình doanh nghiệp này. Nên quan điểm của mình sẽ không thành lập được.

     
    1348 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591941   29/09/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Việt kiều có thể thành lập loại hình doanh nghiệp nào tại Việt Nam?

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin này.

    Theo quan điểm của mình, để xem liệu Việt Kiều có thể thành lập loại hình doanh nghiệp nào tại Việt Nam thì trước hết cần tìm hiểu khái niệm “Việt Kiểu”. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về khái niệm “Việt Kiều”, tuy nhiên từ thực tiễn vẫn có thể hiểu như sau:

    Việt kiều là những công dân Việt Nam cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, có thể hiểu Việt Kiều chính là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cụ thể tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2014) có quy định:

    “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

    Theo đó, “Việt Kiều” là những người có thể đang mang quốc tịch Việt Nam và/hoặc quốc tịch của nước sở tại.

    Trong trường hợp, “Việt Kiều” mang quốc tịch Việt Nam thì vẫn có thể thành lập tất cả các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

    Còn đối với trường hợp ‘Việt Kiều” chỉ mang quốc tịch nước ngoài thì khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật như đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp này như bạn đã phân tích bên trên thì mình đồng ý về việc “Việt Kiều” sẽ không được quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. Còn với những loại hình khác thì “Việt Kiều” vẫn được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện và thủ tục về đầu tư và đăng ký doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |