Viên chức bị kỷ luật thì có được xét thăng hạng cao hơn không?

Chủ đề   RSS   
  • #602929 31/05/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Viên chức bị kỷ luật thì có được xét thăng hạng cao hơn không?

    Xét thăng hạng viên chức là thủ tục quan trọng nhằm xem xét viên chức có đủ phẩm chất về đạo đức, năng lực và kinh nghiệm vào làm ở chức vụ nghề nghiệp cao hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp viên chức đã bị kỷ luật trước đó thì viên chức có được xét thăng hạng nữa không?
     
    vien-chuc-bi-ky-luat-thi-co-duoc-xet-thang-hang-cao-hon-khong
     
    1. Viên chức bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
     
    Viên chức trong quá trình công tác tại đơn vị mà vi phạm nội quy, nguyên tắc làm việc hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
     
    Cụ thể, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ; những việc, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
     
    Về mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
     
    - Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
     
    - Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
     
    - Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
     
    - Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
     
    Do đó, viên chức sẽ bị kỷ luật nếu vi phạm nghĩa vụ, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đạo đức, lối sống và vi phạm pháp luật. Theo đó, tùy theo mức độ và chức vụ sẽ quy trách nhiệm tương ứng như khiển trách, cảnh cáo, cách chức, hạ bậc lương,...
     
    2. Viên chức đã từng kỷ luật thì có được xét thăng hạng?
     
    Cụ thể khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
     
    - Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
     
    - Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.
     
    - Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.
     
    - Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp.
     
    - Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
     
    - Ngoại trừ trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
     
    - Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
     
    - Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
     
    Như vậy, để viên chức được xét thăng hạng chức vụ cao hơn thì viên chức đó phải không đang thời gian bị kỷ luật và đã chấp hành xong kỷ luật, trường hợp vẫn đang bị kỷ luật thì không được xem xét thăng hạng.
     
    1058 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (14/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận