Vì sao tội lừa dối khách hàng được liệt kê vào tội 'xưa nay hiếm'

Chủ đề   RSS   
  • #523056 11/07/2019

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Vì sao tội lừa dối khách hàng được liệt kê vào tội 'xưa nay hiếm'

     

    >>> Phân biệt các cặp tội phạm dễ nhầm lẫn trong BLHS

    Chiều 10-7, theo thông tin trên báo chí, Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Thanh Thản (hay còn gọi "đại gia điếu cày") để điều tra về hành vi lừa dối khách hàng.

    Bước đầu cơ quan chức năng xác định nhiều dự án xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh vướng vào hai sai phạm lớn là xây dựng vượt tầng - phá vỡ quy hoạch được duyệt và có các sai phạm trong quá trình chuyển nhượng, thâu tóm dự án.

    [Theo Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh]

    Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

    1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Các yếu tố cấu thành của tội lừa dối khách hàng:

    - Mặt khách thể của tội phạm:

    Tội lừa dối khách hàng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, uy tín của doanh nghiệp.

    - Mặt khách quan của tội phạm:

    Được thể hiện ở hành vi gian dối trong bán hàng nhằm thu lợi bất chính như cân, đo, đong, đếm; hàng chất lượng kém nhưng bán hàng với giá theo hàng chất lượng tốt, cố tình thay thế phụ tùng có giá trị thấp; … làm cho khách hàng phải thanh toán số lượng nhiều hơn giá trị hàng hóa thực tế.

    Trong đó:

    + Cân, đong, đo, đếm, tính gian, được hiểu là cân đong đo đếm tính toán khôrg chính xác, không đúng (ít thì tính nhiều hoặc ngược lại) vối số lượng, trọng lượng, khối lượng, kích thước thực tế của từng loại hàng trong việc mua bán làm thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.

    + Thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán, được hiểu là những thủ đoạn làm cho khách hàng bị nhầm lẫn tưởng là mình đã nhận đúng, mua đúng loại hàng với chất lượng như thỏa thuận ban đầu

    + Hành vi khách quan của tội này là người bán hàng trong quan hệ giao dịch mua bán tất cả các thành phần kinh tế.

    + Hành vi nói trên bị coi là tội phạm khi đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    - Mặt chủ quan của tội phạm:

    Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. người phạm tội biết rõ hành vi lừa dối khách hàng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiên tội phạm. Động cơ, mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, người phạm tội lừa dối khách hàng bao giờ cũng vì động cơ tư lợi.

    - Mặt Chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS.

    Nhiều luật sư nhận định việc “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản bị khởi tố về tội lừa dối khách hàng là rất hiếm gặp. Vậy vì sao tội này lại "HIẾM"?

    - Nội dung của tội phạm này chỉ truy cứu TNHS của cá nhân mà bỏ qua đối tượng là pháp nhân

    - Về mặt khách quan của tội phạm là gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng trong khi đó hậu quả của việc sử dụng hàng kém chất lương thì diễn ra từ từ vì vậy khi hậu quả xảy ra lại khó xác định

    - Chỉ có khách hàng mới là người bị thiệt hại, đây là dấu hiệu để phân biệt tội lừa dối khách hàng với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. khi bị lừa dối khách hàng vẫn ngại va chạm và tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật. Cơ quan điểu tra cũng cần làm rõ những khách hàng nào đã bị lừa dối, số tiền bị chiếm đoạt là bao nhiêu, thu lợi bất chính là bao nhiêu...

    - Tội phạm đề cập đến các hành vi vi phạm trong quá trình mua, bán hàng hóa mà dịch vụ lại cũng là một loại đối tượng của tội phạm xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng những chưa được đề cập, dẫn đến tình trạng rất nhiều hành vi lừa dối khách hàng, cung cấp dịch vụ kém chất lượng, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng nhưng lại không phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật hình sự do chưa có quy định'.

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 11/07/2019 11:02:27 SA
     
    2724 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    admin (12/07/2019) ThanhLongLS (11/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận