Vi phạm pháp lý. Cấu thành vi phạm pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #379276 15/04/2015

    honutrami1995

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vi phạm pháp lý. Cấu thành vi phạm pháp luật

    Em là sinh viên đang học môn pháp luật đại cương.  Em có một số thứ không biết làm,em xin mấy anh chị trong ngành giúp giùm là:

    Tình huống:

    Anh A và anh B là sinh viên cùng lớp. Anh A có cho anh B mượn số tiền là 2 triệu đồng, thời hạn mượn là ba tháng. Khi hết thời hạn,do anh B không có tiền trả, anh A đã giữ lại chuếc xe máy của anh B trị giá 5 triệu đồng và dọa nếu B không thanh toán nợ ngay sẽ bán xe máy để trừ vào nợ.

    Câu hỏi:-Trong tình huống được nêu có những chủ thể nào có dấu hiệu vi phạm pháp luật?

    -Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật (nếu có)?

    Mong anh chị chỉ giùm em cụ thể bài này và cái sườn về cách để làm dạng bài này.Em xin cảm ơn.

     
    3098 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #379527   17/04/2015

    harylupl
    harylupl
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (410)
    Số điểm: 2497
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 82 lần


    - Thứ nhất vụ việc mượn tiền giữa A và B là mang tính chất dân sự, sau khi hết thời hạn thỏa thuận trả nợ mà B vẫn chưa trả cho A thì A có quyền tiến hành khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu B trả tiền.

    - Thứ hai, việc A tự ý lấy xe máy của B là vi phạm pháp luật và có thể đưa vào tội

    Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

    1. Người nào  đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    Bộ Luật Hình sự 1999

     
    Báo quản trị |